Những điều mẹ bầu cần quan tâm khi mang thai lần đầu

lịch khám thai định kỳ

Mang thai lần đầu là một trải nghiệm vô cùng tuyệt vời, nhưng cũng đầy lo lắng. Do là lần đầu nên có rất nhiều bỡ ngỡ, bối rối nhiều khi các mẹ không biết làm sao cho đúng. Trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những điều mẹ bầu cần quan tâm khi mang thai lần đầu. 

Các mốc khám thai cần phải nhớ

Khám thai định kỳ là vô cùng quan trọng để mẹ có thể phát hiện vấn đề của thai nhi xử lý kịp thời, cũng như theo dõi quá trình phát triển của con đó là trải nghiệm vô cùng thú vị. Đặc biệt các mẹ mang thai lần đầu bối rối không biết các mốc khám thai như thế nào, thông tin dưới đây sẽ rất bổ ích. 

Mang thai lần đầu

– Mốc 1

Thời gian khám thai lần đầu lý tưởng nhất là chậm kinh 2-3 tuần. Lúc này các bác sĩ sẽ cho đi siêu âm và xác định thai đã về buồng tử cung chưa.

Nếu thai chưa vào buồng tử cung thì làm xét nghiệm HCG để đánh giá chắc chắn mẹ đã có thai chưa. Việc khám này sẽ giúp phát hiện thai ngoài tử cung tránh ảnh hưởng đến tính mạng người mẹ. 

– Mốc khám thai 12 tuần

Đây là mốc khám thai quan trọng nhất, nhằm đánh giá dị tật thai. Đo khoảng mờ sau gay, làm xét nghiệm Double Test. Nếu phát hiện ra bất thường, bác sĩ sẽ hội chuẩn, đưa ra hướng theo dõi, xử trí. 

– Mốc 22 tuần

Siêu âm 4D và sàng lọc đa phần các dị tật.

– Mốc 32 tuần

Đây là mốc cuối cùng sàng lọc các dị tật xuất hiện muộn, đánh giá tốc độ phát triển của thai, để quản lý chăm sóc thai tốt hơn.

Từ 36 tuần trở đi thì mỗi tuần mẹ nên đi khám 1 lần để đánh giá chỉ số phát triển thai, chỉ số ối và đánh giá động mạch nuôi dưỡng thai.

Vì một số lý do các mẹ không thể đến khám đúng như theo lịch hẹn thì có thể xê dịch khoảng 1-2 tuần. Kết quả khám vẫn đúng. Ngoài ra nếu mẹ có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra huyết, không thấy con đạp thì nên đi khám ngay.

Tiêm chủng khi mang thai

Tiêm phòng cho bà bầu vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa một số vi khuẩn, virus gây bệnh cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Lợi ích của tiêm phòng lớn hơn rất nhiều so với rủi ro.

Mang thai lần đầu

Dưới đây là các loại vacxin cần tiêm cho bà bầu trước và trong thai kỳ, đặc biệt các mẹ mang thai lần đầu đừng bỏ qua nhé:

– Vaccine MMR (phòng sởi, quai bị, rubella)

Đây là nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu mẹ bầu bị trong quá trình mang thai có thể gây sẩy thai, dị tật bẩm sinh. Vaccine này cần phải tiêm tối thiểu-1-3 tháng trước khi mang thai. 

– Vaccine Thuỷ đậu

Cũng được khuyến cáo tiêm cho bà bầu nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vaccine này hoặc chưa từng mắc thuỷ đậu.

Nếu mẹ mắc bệnh này trong quá trình mang thai thì có thể dẫn đến các vấn đề trẻ sinh ra bị thuỷ đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não.

– Vaccine viêm gan B

Trẻ có mẹ bị viêm gan B sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm viêm Gan B.

Vaccine này có sẵn HBsAg không gây nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi, có thể tiêm bất cứ khi nào, nhưng nên tiêm phòng cho bà bầu trước khi mang thai. 

– Vaccine Tdap

Đây là vaccine phòng uốn ván-bạch hầu-ho gà. Phụ nữ mang thai nên tiêm vacxin dTap trong khoảng từ tuần thứ 27-36 của thai kỳ.

Khi tiêm sẽ giúp cơ thể tạo ra các kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng uốn ván và giúp em bé hình thành kháng thể ho gà ngay từ lúc chào đời.

Với mẹ mang thai lần đầu phải tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu (mũi đầu tiên tiêm từ tuần 20 trở đi, mũi thứ 2 nhắc lại, tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Mọi người phải đảm bảo rằng mũi 2 phải tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

– Vaccine cúm bất hoạt và vaxigrip 0,5ml

Phụ nữ có thai và sau khi sinh có nguy cơ mắc  bệnh cúm nặng và biến chứng cao hơn so với phụ nữ không mang thai. 

Vaccine này có thể tiêm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt rất cần thiết nếu mẹ mang thai trong mùa cúm. 

– Vaccine viêm gan A

Loại vaccine này được sản xuất từ HAV bất hoạt nên nguy cơ đối với thai nhi sẽ rất thấp. Đặc biệt đây là loại vaccine vô cùng cần thiết cho bà bầu đang mắc viêm gan mạn tính.

Dinh dưỡng cho bà bầu trong từng giai đoạn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, đặc biệt các mẹ mang thai lần đầu là vô cùng cần thiết, bởi mẹ vừa cần dưỡng chất cho cơ thể mình, vừa cần chất dinh dưỡng để nuôi dưỡng thai khoẻ mạnh.

Trong mỗi giai đoạn của thai kỳ những dưỡng chất cần bổ sung cũng khác nhau mời mọi người tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây:

Mang thai lần đầu

– Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Lúc này thai nhi còn rất nhỏ, chưa thể hấp thu nhiều dưỡng chất do đó giai đoạn này mẹ không cần ăn nhiều hay tăng cân.

Tuy nhiên những dưỡng chất trong giai đoạn này mẹ cần bổ sung để tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh xuống thấp nhất cho bé như acid folic, kẽm, i-ốt.

Những thực phẩm chứa nhiều chất trên như súp lơ, tảo biển, trứng gà, sữa, cá, thịt đỏ…. Trong giai đoạn 3 tháng đầu này các mẹ thường hay bị nghén không ăn nhiều được các loại đạm động vật, thì có thể thay thế bằng các loại hạt như (đậu, óc chó, hạt dẻ cười…)cũng rất tốt cho mẹ và thai nhi. 

– Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Đây là giai đoạn tăng trưởng thần tốc của thai nhi, em bé cần nhiều năng lượng cũng như dưỡng chất để phát triển mỗi ngày.

Do đó nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này là rất lớn. Các mẹ nhớ duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm (chất đạm, chất béo, bột đường, chất xơ), đặc biệt ngoài ra mẹ cần chú ý bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu phát triển xương của trẻ. 

Những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, phô mai và các loại hải sản. Thêm vào đó các mẹ cần bổ sung thêm sắt, các vitamin nhóm B cần thiết cho quá trình phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Các chất này có nhiều trong khoai tây, chuối, đậu, ngũ cốc, rau lá xanh đậm,…

– Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Gần như những dưỡng chất mẹ nạp vào trong cơ thể trong giai đoạn này sẽ được chuyển sang cơ thể con. Tuy nhiên không vì thể mà mẹ ăn quá nhiều. Những dưỡng chất mẹ cần chú ý bổ sung trong thai kỳ: sắt, canxi, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3.

Omega 3 có 2 chất là EPA và DHA là những dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển não bộ, thần kinh, mắt của thai nhi đang trong quá trình tăng trưởng nhanh và hoàn thiện. Ngoài ra dưỡng chất này còn giúp giảm nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Omega3 có nhiều trong các loại thịt động vật, hải sản, trứng.

Ngoài ra các mẹ bầu cần tránh những thực phẩm chưa chín, tái, thực phẩm chế biến sơ sài, thực phẩm để lâu ngày, …những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.

Mẹ nên tránh thực phẩm từ cá mập, cá kiếm, cá kình vì cơ thể chúng chứa nhiều thuỷ ngân. Tốt nhất nên tránh hoàn toàn rượu và không nạp quá 200mg caffeine mỗi ngày. 

Mướp đắng bình thường rất tốt cho cơ thể tuy nhiên không nên ăn trong thời kỳ mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Đối với đu đủ trong 3 tháng đầu tiên mẹ không nên ăn đu đủ vì gây nguy cơ sảy thai.

Hy vọng với chia sẻ trên các mẹ mang thai lần đầu sẽ có được kiến thức bổ ích để có được thai kỳ khỏe mạnh.

Xem thêm: