Những bệnh có thể mắc phải khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Những bệnh có thể mắc phải khi mang thai mẹ bầu cần lưu ý

Khi mang thai cơ thể của người phụ nữ thay đổi đặc biệt là nội tiết tố, sức đề kháng giảm hơn rất nhiều, do vậy dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường. Dưới đây là những bệnh có thể mắc phải khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý. 

Bệnh có thể mắc phải khi mang thai

Trào ngược dạ dày

Khi mang thai nhau thai sản xuất ra một loại hormone gọi là Progesterone làm giãn van ngăn cách thực quản với dạ dày. Khiến cho axit dịch vị trào ngược lên cổ họng hoặc miệng, gây nên các triệu chứng ợ hơi, ợ chua.

Trào ngược dạ dày là bệnh thường hay gặp ở phụ nữ mang thai gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. 

Bệnh trào ngược dạ dày có thể điều trị được bằng cách thay đổi thói quen sống và ăn uống khoa học hơn không ảnh hưởng đến mẹ và bé. 

Mẹ hãy điều chỉnh các thói quen ăn uống như ăn chậm, nhai kỹ, không ăn đồ chiên, cay nóng, hạn chế ăn trái cây chứa nhiều vitamin C, tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia. Sau khi ăn xong không nên nằm hoặc ngồi ngay. Mẹ nên tập thói quen đi bộ giúp vận động cơ thể và hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

Chỉ nằm sau khi ăn khoảng 2h, nằm nghiêng sang trái thực quản sẽ cao hơn dạ dày giúp hạn chế chứng trào ngược. 

Có thể ăn sữa chua hoặc uống 1 ly sữa, hay uống 1 ly trà hoa cúc mật ong để giảm triệu chứng trào ngược tức thì. 

Với những phụ nữ mang thai bị trào ngược dạ dày có triệu chứng nặng, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các thuốc điều trị. Tuy nhiên phải đảm bảo không gây tác dụng phụ. Các mẹ không tự ý sử dụng thuốc tự điều trị vì gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khoẻ của thai nhi.

Đau đầu và đau nửa đầu

 Đau đầu và đau nửa đầu là bệnh có thể mắc phải khi mang thai, giống như một cơn đau siết chặt hoặc một cơn đau âm ỉ ổn định. Nguyên nhân chính có thể là do sự thay đổi của hormone khi mang thai. Ngoài ra còn có lý do khác tắc nghẽn xoang, lo lắng, đói do không ăn được vì nghén, hoặc do cơ thể bị mất nước. 

Ngoài ra lười uống nước, không ăn uống đúng bữa gây ra tình trạng hạ đường huyết, thường xuyên thức khuya, sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, dễ dẫn đến căng thẳng, khó ngủ, đau đầu. 

Khi gặp vấn đề đau đầu, đau nửa đầu các mẹ có thể điều chỉnh lại thói quen, môi trường sống. Hỏi ý kiến bác sĩ sử dụng các loại thuốc giảm đau an toàn. Nếu cơn đau kéo dài và ngày càng tăng hãy đến bác sĩ khám và điều trị kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ

Theo thống kê có 2-10% phụ nữ mang thai có nguy cơ tiểu đường thai kỳ, đây là bệnh có thể mắc phải khi mang thai, ảnh hưởng đến mẹ và bé. Nếu không kiểm soát thì có thể gây nên những vấn đề như thai to, khiến cho cuộc sinh trở nên khó khăn và tăng nguy cơ sinh mổ. Ngoài ra đái tháo đường thai kỳ cũng sẽ khiến mẹ bị đa ối dẫn đến sinh non, sinh khó, mẹ cũng có nguy cơ bị mắc tiêu đường thai kỳ tuýp 2 sau sinh.

Còn đối với em bé đo kích thước thai lớn nên dễ bị chấn thương trong cuộc sinh, em bé bị hạ đường huyết ngay sau sinh và cũng có nguy cơ mắc bệnh vàng da bệnh lý.

Để kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, sử dụng tinh bột có nhiều chất xơ để làm giảm hấp thu đường vào cơ thể; tăng cường rau xanh, hạn chế thực phẩm chứa đường, đồ ngọt, vận động 20-30 phút mỗi ngày. Ngoài ra các mẹ gặp bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Hy vọng với chia sẻ trên về bệnh có thể mắc phải khi mang thai sẽ giúp mẹ biết và chủ động phòng tránh.

Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần quan tâm khi mang thai lần đầu

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *