Mẹo trị táo bón ở trẻ sơ sinh mà mẹ nên biết

nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh là chuyện rất thường hay diễn ra, khiến nhiều các bậc phụ huynh phải xót ruột tìm cách trị táo bón mỗi khi trẻ đại tiện khó khăn. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm một vài mẹo có thể trị táo bón cho trẻ nhé. 

1. Nguyên nhân táo bón 

Táo bón xảy ra khi chất thải di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa khiến phân của bé trở nên khô cứng.

Nhịn đại tiện

Những nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh thường là bé bỏ qua nhu cầu đại tiện của chính mình. Đây là nguyên nhân thường xuyên xảy ra khi trẻ sơ sinh nhiều lần đại tiện khó khăn, đau rát hậu môn khi cố gắng đẩy phân cứng ra ngoài.

Điều đó làm bé trở nên sợ hãi và cố gắng kìm nén giờ vệ sinh của mình khiến tình trạng táo bón diễn ra nghiêm trọng hơn.

Chuyển đổi chế độ ăn uống

Thời điểm phổ biến khiến bé bị táo bón là khi mẹ cho bé chuyển đổi chế độ bú sữa hoàn toàn sang chế độ ăn dặm/uống sữa bổ sung hoặc chuyển từ giai đoạn ăn nhuyễn sang ăn thô.

Lúc này, cơ chế nhu động ruột của bé chưa kịp làm quen với chế độ ăn mới nên xảy ra tình trạng táo bón.

Thêm vào đó, chế độ ăn không đủ rau, củ, quả, thiếu chất xơ và chất lỏng cũng có thể khiến bé bị táo bón.

Thói quen sinh hoạt, thời tiết thay đổi

Ngoài ra, nguyên nhân khiến trẻ phải điều trị táo bón là do thói quen ăn uống bị thay đổi, việc thay đổi thói quen ăn uống khiến cho thói quen sinh hoạt của bé bị thay đổi, thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm chức năng ruột của bé bị nhiều hưởng dẫn đến tình trạng táo bón. 

trị táo bón

2. Dấu hiệu và cách trị táo bón tại nhà

Khi trẻ bị táo bón, trẻ thường đau tức ở bụng, trướng bụng nhưng không đại tiện dễ dàng.

Tình trạng táo bón ở trẻ cũng là lý do khiến trẻ quấy khóc, kém ăn, không chịu bú mẹ hặc lười uống khiến bé bị sụt cân.

Không những thế, phân khô, cứng khiến hậu môn của bé bị đau rát hoặc chảy máu mỗi lần đại tiện thông thường, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh không nghiêm trọng nhưng chính nỗi sợ này có thể khiến bé bị táo bón mãn tính.

Từ đó, bé dễ gặp phải những biến chứng và rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe như sốt, sưng bụng, phân có máu, nứt hậu môn hoặc sa trực tràng vì phải cố sức rặn để đẩy phân ra ngoài.

3. Một số mẹo có thể trị táo bón cho trẻ

Luyện tập thói quen vệ sinh cho bé

Việc tập bé đi vệ sinh đều đặn tùy thuộc vào khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh. Để biết được điều này, mẹ phải để ý xem bé đi ị như thế nào.

Ngoài ra, mẹ hãy căn cứ vào cữ ăn của con để canh thời gian đại tiện thích hợp của bé. 

Message bụng cho bé

Massage bụng bé đều đặn mỗi theo chiều kim đồng hồ sẽ kích thích nhu động ruột của bé hoạt động để hỗ trợ việc đẩy phân ra ngoài. Massage bụng đều đặn cho bé sẽ giúp bé đại diện dễ dàng.

Đặc biệt với những bé bị táo bón, động tác massage này càng cần được mẹ thực hiện mỗi ngày.

Cho bé uống nhiều nước

Bố mẹ hãy khuyến khích bé uống nhiều nước. Nước ở đây được hiểu là các loại chất lỏng như nước lọc, nước canh, nước ép trái cây… để giúp tiêu hóa nhanh hơn và điều trị táo bón

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Trong chế độ ăn hàng ngày, các bậc phụ huynh nên bổ sung thêm chất xơ, ăn nhiều trái cây, ngũ cốc và rau. Chất xơ từ những thực phẩm được dung nạp vào cơ thể sẽ chuyển hóa vào sữa mẹ cho bé hấp thụ để phân mềm hơn và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết trên đây đã có thể cung cấp cho các bậc phụ huynh những thông tin cần thiết và hiệu quả về điều trị táo bón ở trẻ, giúp trẻ có thể sống vui vẻ và khỏe mạnh.

Xem thêm: