Nhận định của y học về táo bón
Một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có các triệu chứng liên quan đến táo bón hoặc bị táo bón mà không cải thiện được khi sử dụng các biện pháp chữa trị tại nhà thì bạn nên cho bé đến khám bác sĩ hay y tá.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ hỏi bạn (và nếu có thể sẽ hỏi con bạn) là bé bắt đầu bị táo bón khi nào, xem liệu bé có bị đau khi đi tiêu hay không, và xem bé thường đi tiêu bao lâu một lần.
Hãy kể cho bác sĩ hay y tá nghe nếu bạn thấy bất kỳ một triệu chứng nào khác (như đau, nôn mửa, ăn ít ngon miệng hơn), bé uống được bao nhiêu, và nếu bạn có thấy máu trong phân của bé.
Bác sĩ hoặc y tá sẽ cho bé kiểm tra sức khỏe, và có thể kiểm tra ruột thẳng cho bé. Hầu hết trẻ bị táo bón không cần thử ống nghiệm (thử máu, nước tiểu, phân…) hay chụp X-quang.
Táo bón tái phát
Nếu con bạn bị táo bón trở lại (gọi là táo bón tái phát), thì bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc y tá để tìm ra nguyên nhân làm cho bé bị táo bón trở lại.
Những lý do khả thi khiến trẻ bị táo bón tái phát:
- Sợ đau do phân cứng hay bé bị vết rách hậu môn (vết rách nhỏ trong lỗ hậu môn).
- Sợ vào nhà vệ sinh xa nhà.
- Không có đủ thời gian để vào nhà vệ sinh.
Phương pháp chữa táo bón bằng y tế
Phương pháp “Làm sạch ruột”
Nếu con bạn bị táo bón tái phát thì hãy tiếp tục thực hiện theo các biện pháp chỉ dẫn chữa trị tại nhà bên trên. Con bạn cũng có thể cần phương pháp “làm sạch ruột” để tống phân ra ngoài.
Phương pháp này sử dụng thuốc (như polyethylene glycol), dụng cụ thụt hoặc thuốc đạn dùng cho ruột thẳng (viên thuốc nhét vào hậu môn trẻ/ cho tan ra để trị táo bón), hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị với nhau.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hay y tá trước khi bạn quyết định sử dụng bất kỳ biện pháp chữa trị nào.
Phương pháp điều trị duy trì
Sau khi dùng biện pháp “làm sạch ruột”, hầu hết các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được cho dùng thuốc nhuận trường trong thời gian vài tháng hay lâu hơn. Bạn có thể điều chỉnh liều lượng thuốc nhuận trường sao cho bé có thể đi tiêu phân mềm một lần/ngày.
Mặc dù có nhiều loại thuốc nhuận trường này được bán tự do không theo toa, nhưng quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc y tá trước khi cho bé dùng thuốc nhuận trường thường xuyên.
Bố mẹ thường lo ngại về việc dùng thuốc nhuận trường; sợ rằng bé sẽ không đi tiêu được khi ngưng dùng thuốc.
Việc sử dụng thuốc nhuận trường không làm tăng nguy cơ táo bón về sau. Nhưng thay vào đó, việc sử dụng thuốc nhuận trường một cách thận trọng thực ra có thể phòng tránh táo bón lâu dài bằng cách không làm cho bé đau và nín đi tiêu nữa, đồng thời giúp bé phát huy thói quen đi vệ sinh khỏe mạnh.
Một số trẻ cần tiếp tục điều trị bằng thuốc nhuận trường nhiều tháng hoặc thậm chí là nhiều năm. Sau khi trẻ đã có thể đi tiêu đều đặn và dùng nhà vệ sinh một mình ít nhất là 6 tháng thì bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc y tá về việc giảm liều lượng thuốc và cuối cùng là ngưng hẳn thuốc.
Không nên ngưng dùng thuốc nhuận trường quá sớm bởi chứng táo bón của con bạn có thể sẽ tái phát và bé sẽ phải bắt đầu được điều trị trở lại.
Phương pháp cứu nguy
Có thể là trẻ tích tụ phân lại quá lớn trong đại tràng, thậm chí là khi dùng thuốc nhuận trường đi nữa. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay y tá để dùng phương pháp “cứu nguy”.
Nếu sau 2 đến 3 ngày mà bé không đi tiêu được thì hãy dùng phương pháp “làm sạch ruột” và tăng liều lượng thuốc nhuận trường cho bé.
Thay đổi thói quen hoạt động
Đối với trẻ bị táo bón thường xuyên thì việc thay đổi thói quen hoạt động cũng có thể giúp bé phát huy thói quen đi vệ sinh bình thường.
- Khuyến khích bé ngồi vào nhà vệ sinh trong 30 phút sau bữa ăn (có nghĩa là từ 5 đến 10 phút, 2-3 lần/ngày). Hãy tập cho bé mỗi ngày nhé.
- Hãy lên kế hoạch khen thưởng cho bé để công nhận nỗ lực của bé. Hãy khen thưởng bé sau mỗi lần bé ngồi vệ sinh (bé có thể chẳng cần phải đi tiêu).
- Hãy ghi lại nhật ký việc đi tiêu, thuốc, đau và các tai nạn của con bạn. Điều này sẽ có thể giúp bạn và bác sĩ hay y tá biết được nguyên nhân gây táo bón cho bé.
Các lời khuyên chế độ dinh dưỡng
Có nhiều điều bí ẩn về các biện pháp dinh dưỡng chống táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc uống thêm nhiều các loại thức uống hay ăn chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ cao cũng chưa đủ để điều trị chứng táo bón tái phát nhiều lần ở trẻ; hầu hết trẻ cũng cần dùng thuốc nhuận trường và thay đổi thói quen hoạt động của mình.
Phương pháp điều trị theo dõi
Sau khi bắt đầu điều trị táo bón thì hầu hết các bác sĩ và y tá đều đề nghị nên gọi điện hay đến khám định kỳ để kiểm tra cho bé.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị táo bón cần được điều chỉnh phương pháp điều trị vì chúng càng ngày càng lớn và có nhiều thay đổi trong chế độ dinh dưỡng và hoạt động thường nhật của mình.
Khi nào bạn cần trợ giúp?
Hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc y tá ngay lập tức (vào ban ngày hay đêm) nếu con bạn bị đau bụng hay đau ruột thẳng dữ dội.
Ngoài ra, bạn cũng nên gọi cho bác sĩ hay y tá trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:
- Con bạn không đi tiêu được trong 24 tiếng đồng hồ sau khi bắt đầu điều trị táo bón.
- Con bạn (dưới 4 tháng tuổi) không đi tiêu trong 24 tiếng đồng hồ như bình thường (có nghĩa là bé thường đi tiêu cách 2 ngày 1 lần thì giờ 3 ngày mà không đi được).
- Con bạn (dưới 4 tháng tuổi) đi phân cứng (chớ không phải là mềm hay sệt).
- Bạn thấy máu trong phân hay tã của bé.
- Con bạn bị táo bón tái phát.
- Bé kêu đau khi đi tiêu.
- Bạn thắc mắc hay lo lắng về thói quen đường ruột của con mình.
Xem thêm: Tìm hiểu về chứng táo bón ở trẻ (Phần 1)