Táo bón là vấn đề thường gặp ở trẻ em thuộc bất kỳ độ tuổi nào. Một đứa trẻ bị táo bón có thể đi tiêu không thường hơn mức bình thường, đi tiêu khó, hoặc đi tiêu phân lớn, khó khăn và đau buốt.
Hầu hết trẻ con bị táo bón đều không mắc một vấn đề tiềm ẩn gì gây ra các triệu chứng này. Người ta thường chữa táo bón bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, thói quen hoạt động, hoặc đôi khi còn phải sử dụng thuốc. Bạn có thể thử chữa trị ở nhà bằng các phương pháp này nhé. Nếu chữa ở nhà không có hiệu quả thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Các thói quen đường ruột bình thường và bất thường
Thời gian để đi tiêu “bình thường” ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ tuỳ thuộc vào lứa tuổi và khẩu phần dinh dưỡng của chúng. Vẻ ngoài của việc đi tiêu cũng khác nhau.
Thói quen đường ruột bình thường
- Trong tuần lễ đầu đời, mỗi ngày trẻ sơ sinh thường đi tiêu khoảng 4 lần phân mềm hay lỏng (thường thì trẻ bú mẹ đi nhiều hơn trẻ bú bình.)
- Suốt 3 tháng đầu đời, thường thì trẻ bú mẹ mỗi ngày đi tiêu khoảng chừng 3 lần phân mềm. Một số trẻ bú mẹ thường đi tiêu sau mỗi lần bú xong, trong khi một số khác thì mỗi tuần chỉ đi 1 lần. Trẻ bú mẹ thường hiếm khi bị táo bón.
- Hầu hết trẻ bú bình thường đi tiêu từ 2 đến 3 lần mỗi ngày, mặc dù điều này còn tùy thuộc vào loại sữa bột của chúng nữa; một số loại sữa đậu nành và sữa bò làm táo bón nhiều hơn, trong khi các loại sữa bột khác làm cho phân của trẻ lỏng hơn.
- Trẻ thường đi tiêu từ 1 đến 2 lần mỗi ngày khi lên 2 tuổi.
- Lên 4 tuổi, trẻ thường đi tiêu 1 đến 2 lần mỗi ngày.
Thói quen đường ruột bất thường
- Trẻ bị táo bón thường đi tiêu có vẻ cứng hoặc giống như viên.
- Trẻ có thể khóc lóc khi cố rặn phân ra ngoài.
- Trẻ có thể đi tiêu ít hơn trước.
- Việc đi tiêu ít hơn có nghĩa là cách 1 hoặc 2 ngày thì mới đi tiêu một lần chớ không phải là 3 hay 4 lần bình thường mỗi ngày như trước đây nữa.
Trẻ thường đi tiêu cứ cách 2 ngày 1 lần cũng không bị táo bón miễn là bé đi được phân mềm vừa phải và không cảm thấy khó rặn hay đau khi rặn.
- Nhiều trẻ bị táo bón thường phát sinh thói quen bất thường khi cảm thấy muốn đi vệ sinh.
- Trẻ sơ sinh có thể cong lưng lên, săn mông đít lại, và khóc.
- Trẻ mới tập đi có thể lắc lư lui tới trong lúc săn cứng mông đít và chân lại và cong lưng lên, đứng trên đầu ngón chân, và khó chịu bực dọc hay cựa quậy nhúc nhích luôn, hoặc có thể ngồi xổm hay có những tư thế bất thường khác.
- Trẻ thường trốn trong góc hay ở một nơi đặc biệt nào khác khi phải thực hiện cái việc “rộn ràng” này.
Mặc dù các động tác này có vẻ như trẻ cố muốn đi tiêu, thực ra là nó cố KHÔNG đi vì sợ nhà vệ sinh hay sợ là đi tiêu sẽ làm cho mình bị đau.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Đau – Trẻ có thể sẽ nín đi tiêu nếu không có chỗ thoải mái, hay nếu chúng bận việc hay phớt lờ nhu cầu đi vệ sinh. Khi trẻ đi tiêu, có thể là trẻ bị đau và khiến chúng nín lại (tránh đi) để cố tránh không bị đau nhiều hơn.
Đôi khi trong hậu môn của trẻ cũng có thể bị một vết rách (gọi là vết rách hậu môn) sau khi phải rặn phân to và cứng. Vết rách này làm cho trẻ đau và khiến chúng nín lại, không đi tiêu nữa. Thậm chí trẻ sơ sinh cũng biết cách nín đi tiêu vì đau.
Bạn nên chữa trị nếu thấy con mình đi phân cứng và đau đớn. Việc điều trị sớm có thể giúp bé tránh được việc nín đi tiêu, có thể dẫn tới chứng táo bón kinh niên và chứng són phân.
Bệnh tật – Số trẻ bị táo bón do bệnh tật gây ra chưa đầy 5%.
Các chứng bệnh gây táo bón thường gặp nhất gồm bệnh Hirschsprung (sự bất thường của thần kinh đại tràng), hậu môn phát triển không bình thường, bất thường về việc hấp thu chất dinh dưỡng, dị dạng tuỷ sống, và một số thuốc nào đó. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể loại bỏ những vấn đề này bằng cách đặt câu hỏi và tiến hành kiểm tra sức khoẻ.
Táo bón và sự phát triển bệnh ở trẻ
Chứng táo bón đặc biệt thường thấy ở 3 giai đoạn trong cuộc đời của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:
- Sau khi bắt đầu ăn ngũ cốc và các thức ăn nghiền nhuyễn
- Trong giai đoạn dạy trẻ biết điều khiển việc đi vệ sinh và sử dụng nhà vệ sinh
- Sau khi bắt đầu đi học
Bố mẹ có thể tránh được việc này bằng cách nhận ra những giai đoạn có nguy cơ gây táo bón cao này, có tác dụng ngăn ngừa táo bón, phát hiện ra chứng táo bón và điều trị nhanh chóng để không trở thành vấn đề rắc rối hơn.
Chuyển sang ăn thức ăn đặc
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn chuyển từ bú sữa mẹ hoặc bú bình sang ăn thức ăn đặc thường có thể bị táo bón. Trẻ bị táo bón trong giai đoạn này có thể được điều trị bằng một trong những biện pháp dưới đây.
Dạy cho trẻ cách điều khiển vệ sinh
Trong giai đoạn, dạy cho trẻ biết cách điều khiển việc đi vệ sinh và sử dụng nhà vệ sinh trẻ con có nguy cơ bị táo bón vì một vài lý do sau:
- Nếu trẻ chưa sẵn sàng hay không thích sử dụng nhà vệ sinh thì chúng có thể sẽ cố tránh vào nhà vệ sinh (cố nín), và có thể dẫn đến việc táo bón.
- Trẻ đã từng đi tiêu cứng hoặc đau buốt thậm chí còn cố nín nhiều hơn và điều này chỉ làm cho vấn đề càng nghiêm trọng hơn.
Nếu con bạn nín đi vệ sinh trong suốt thời gian dạy cho bé biết điều khiển việc đi vệ sinh và sử dụng nhà vệ sinh thì:
- Hãy ngừng việc này trong một thời gian tạm thời
- Hãy khuyến khích bé ngồi vào bồn vệ sinh ngay khi bé muốn đi tiêu và hãy ủng hộ thêm cho bé
- Đảm bảo cho bé có chỗ để tựa chân, gác chân, nhất là khi dùng nhà vệ sinh có kích cỡ người lớn. Chỗ tựa chân cũng rất cần thiết vì tạo cho bé một chỗ để chống khi phải rặn. Ghế ngồi để đi tiêu cũng có thể làm cho bé cảm thấy vững vàng hơn.
Với trẻ con, hãy khuyến khích chúng tập một thói quen hằng ngày, thời gian thong thả khi ngồi trên bồn cầu. Thời gian tốt nhất thường là sau khi ăn xong vì ăn uống làm kích thích ruột. Việc cùng ngồi với bé trong nhà vệ sinh có thể giúp cho trẻ cảm thấy bình tĩnh.
Bắt đầu đi học
Khi mà con bạn bắt đầu đi học thì bạn có thể không biết chúng có gặp khó khăn gì đối với việc đi vệ sinh hay không. Một số trẻ miễn cưỡng vào nhà vệ sinh của trường vì không quen hay vì quá “công cộng” và điều này có thể làm cho bé nín đi vệ sinh.
Hãy tiếp tục quan sát việc đi tiêu của con bạn khi bé bắt đầu đi học lần đầu tiên (ví dụ như trường mẫu giáo) và sau những đợt nghỉ dài (như nghỉ hè hay nghỉ đông).
Bạn có thể kiểm tra con mình đi tiêu bao lâu một lần trong thời gian ở nhà, nhất là vào cuối tuần. Hãy hỏi xem bé có gặp vấn đề gì khi phải cố đi tiêu lúc không ở nhà không? nếu cảm thấy vấn đề là thời gian bị hạn chế hay ngượng thì bạn có thể đặt vấn đề với con và/hay trường học để tìm giải pháp.
Chữa táo bón cho trẻ tại nhà
Các biện pháp sau đây dùng để điều trị cho trẻ bị táo bón trên 4 tháng tuổi.
Si-rô bột ngô đen
Si-rô làm từ bột ngô đen là phương thuốc trị táo bón dân gian hàng trăm năm nay. Loại si-rô này chứa prô-tê-in đường thể phức có thể giữ nước trong phân.
Tuy nhiên, loại si-rô làm từ bột ngô đen hiện giờ có thể không chứa các prô-tê-in đường này, vì vậy si-rô cũng có thể không có tác dụng gì. Si-rô làm từ bột ngô nhạt không có tác dụng.
Đối với một đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh, bác sĩ hay y tá có thể khuyên dùng bổ sung thêm ¼ đến 1 muỗng cà phê (1,25 đến 5ml) si-rô làm từ bột ngô đen vào 120ml sữa bình hoặc sữa mẹ vắt.
- Ban đầu hãy dùng một liều lượng thấp nhất
- bạn có thể tăng liều lượng lên đến tròn một muỗng cà phê với 120ml sữa bình hoặc sữa mẹ vắt cho đến khi bé đi tiêu mỗi ngày
- Sau khi con bạn có thể đi được phân mềm và đều đặn hơn thì bạn có thể ngưng dần loại si-rô bột ngô này
- Bạn cũng có thể cho bé uống si-rô bột ngô bất cứ lúc nào bạn thấy phân bé bắt đầu cứng nhiều, cho đến khi bé bắt đầu biết ăn ngũ cốc hoặc các thức ăn đặc.
Nước ép trái cây
Nếu con bạn từ 4 tháng tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống một số loại nước ép trái cây nào đó để trị chứng táo bón.
Các thức uống này bao gồm nước ép mận, nước ép táo hoặc nước ép trái lê (những loại nước ép khác không công dụng bằng). Bạn có thể bổ sung thêm từ 60 đến 120ml nước ép trái cây 100% mỗi ngày cho bé từ 4 đến 8 tháng tuổi; thêm tới 6 oz nước ép trái cây mỗi ngày cho bé từ 8 tháng 12 tháng tuổi.
Thực phẩm giàu chất xơ
Nếu con bạn đã bắt đầu biết ăn thức ăn đặc, bạn có thể thay thế ngũ cốc lúa mạch bằng ngũ cốc gạo.
Bạn cũng có thể cho ăn các loại trái cây và rau củ có hàm lượng chất xơ cao khác (hoặc thức ăn nghiền nhuyễn), gồm quả mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, cải bẹ xanh, hay cải bina.
Bạn có thể hoà tan nước ép trái cây ( táo, mận, lê) với ngũ cốc hoặc trái cây / rau củ nghiền nhuyễn.
Sữa bột em bé chứa sắt
Sắt trong sữa bột em bé không gây ra chứng táo bón hay làm cho chứng táo bón trầm trọng thêm vì liều lượng sắt trong sữa là rất thấp.
Do đó, việc thay đổi sữa có hàm lượng sắt thấp là không nên vì điều này không giúp gì được chứng táo bón cả.
Bác sĩ hoặc y tá của bạn sẽ giới thiệu cho bạn một loại sữa bột khác, hãy tham khảo ý kiến của họ trước khi bạn quyết định thay đổi một loại sữa bột nào nhé.
Viên sắt chứa hàm lượng sắt cao hơn và có thể gây ra táo bón. Do đó, trẻ sơ sinh cần uống viên sắt đôi khi cũng cần thay đổi chế độ dinh dưỡng thêm nữa hoặc cần các biện pháp để đảm bảo là trẻ không bị táo bón.
Thay đổi khẩu phần ăn
Nếu con bạn đã bị táo bón một thời gian ngắn rồi thì biện pháp duy nhất để chữa bệnh là thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé.
Bạn có thể thay đổi khẩu phần ăn uống càng thường xuyên càng tốt sao cho bé có thể đi tiêu mềm và không bị đau nữa.
Hãy tập thói quen giờ giấc đi vệ sinh đều đặn
Nếu con bạn đang trong giai đoạn học cách sử dụng nhà vệ sinh thì hãy khuyến khích bé ngồi vào nhà vệ sinh trong khoảng từ 5 đến 10 phút từ 1 đến 2 lần mỗi ngày sau khi ăn xong.
Trẻ con thường muốn đi tiêu sau bữa ăn, nhất là sau khi ăn sáng. Hãy chú ý hoặc khen ngợi khi bé ngồi vào nhà vệ sinh dẫu bé không đi tiêu.
Hãy đọc sách cho bé nghe hay cùng ngồi ở nhà vệ sinh với bé để làm cho bé thích thú và khuyến khích hợp tác với mình.
Gọi bác sĩ
Nếu con bạn không đi tiêu được trong vòng 24 tiếng đồ hồ sau khi đã dùng các cách gợi ý dưới đây thì hãy gọi cho bác sĩ hoặc y tá nhé.
Nếu bé có các triệu chứng khiến bạn lo lắng (đau dữ dội, chảy máu ruột thẳng) khi bị táo bón hoặc nếu bạn có thắc mắc gì thì hãy gọi cho bác sĩ hoặc y tá trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp chữa trị dưới đây.
Các lời khuyên cho chế độ dinh dưỡng
Ăn, uống thêm trái cây
Một số loại nước ép trái cây có thể giúp làm mềm phân như nước ép mận, táo, hoặc lê (các loại nước ép trái cây khác không tác dụng bằng).
Không nên cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi uống nhiều hơn 4 đến 180ml nước ép trái cây 100% mỗi ngày, trẻ trên 7 tuổi có thể uống 8 ao-xơ nước ép trái cây mỗi ngày.
Uống đủ nước
Không cần thiết phải uống nhiều thức uống để chữa chứng táo bón, mặc dù việc đảm bảo cho trẻ uống đủ các thức uống là có lý.
Đối với trẻ trên 1 tuổi thì việc uống đủ thức uống là uống đủ 960ml hoặc nhiều nước hơn hoặc các thứ thức uống khác không chứa sữa mỗi ngày. Cũng không cần thiết hay có tác dụng gì khi trẻ uống nhiều hơn mức này nếu bé không khát.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối
Những lời khuyên về thức ăn cho trẻ – Hãy cho con bạn một chế độ dinh dưỡng cân đối, gồm các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, và rau.
Tuy nhiên, không bắt buộc những loại thực phẩm này và không nên lấy một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ thay vì dùng các phương pháp điều trị khác.
Hãy khen ngợi bé khi thử ăn những loại thức ăn này và đừng quên khuyến khích chúng ăn thường xuyên nhé, và đừng ép bé ăn những thứ này nếu bé chưa muốn ăn.
Bạn nên cho bé thử ăn thức ăn mới từ 8 đến 10 lần trước khi chịu bó tay. Bạn cũng có lẽ cần tránh cho bé ăn (hoặc cho bé ăn một chút) các thứ thức ăn nhất định nào đó khi bé bị táo bón như sữa bò, sữa chua, phô-mai, và kem.
Đối với một số trẻ, bạn cũng có thể nên bổ sung thêm chất xơ. Thực phẩm dùng để bổ sung thêm chất xơ có nhiều dạng như bánh xốp, viên (thuốc/kẹo) nhai được, hoặc chất xơ dạng bột có thể hoà chung với nước ép (hoặc được đông lạnh thành dạng kem que).
Tránh uống sữa bò
Một số trẻ bị chứng táo bón do không dung nạp được prô-tê-in có trong sữa bò. Nếu các biện pháp chữa táo bón khác không có tác dụng thì có thể cho bé tránh dùng tất cả các lợi sữa bò (và các sản phẩm sữa) trong thời gian từ 1 đến 2 tuần.
Đồng thời, bạn nên tham khảo gợi ý của bác sĩ hoặc y tá về cách đảm bảo cho bé có đủ canxi và vitamin D Nếu bé không uống sữa trong một thời gian dài.
Nếu chứng táo bón của bé không tiến triển gì suốt khoảng thời gian này thì bạn có thể cho bé uống lại sữa bò.
Ngưng thời gian dạy bé điều khiển việc đi vệ sinh và dùng nhà vệ sinh – Nếu bé bị táo bón trong thời gian học cách sử dụng nhà vệ sinh thì hãy ngừng việc này tạm thời. Nên chờ khoảng 2 đến 3 tháng trước khi bắt đầu lại công đoạn này với bé.
Hãy chắc thêm một lần nữa là bé sẽ không bị đau khi đi tiêu và hãy khen bé khi ngồi vào nhà vệ sinh, dù là bé không đi vệ sinh đi chăng nữa. Tránh trừng phạt hay gây áp lực cho con của bạn nhé.
Xem thêm: Tìm hiểu về chứng táo bón ở trẻ (Phần 2)