Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương khi chơi thể thao

Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương

Tham gia vào các môn thể thao, từ đi xe đạp đến bóng đá, sẽ giúp trẻ tăng cường sức khỏe cũng như học về tinh thần thể thao và kỷ luật. Nhưng môn thể thao nào cũng tiềm ẩn những chấn thương khó có thể tránh khỏi.

Hiểu về nguyên nhân của các chấn thương thể thao và cách phòng tránh chúng sẽ giúp con bạn có những trải nghiệm thể thao thật tích cực và thú vị.

Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương

Trấn thương khi chơi thể thao ở trẻ

Trẻ rất dễ dính phải những chấn thương thể thao vì nhiều lý do. Trẻ em, đặc biệt là những bé dưới 8 tuổi, thường ít tập trung hơn và có những phản ứng chậm hơn người lớn vì chúng vẫn còn trong giai đoạn phát triển.

Bên cạnh đó, mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển của riêng mình. Thông thường sẽ có một sự khác biệt đáng kể về chiều cao và cân nằng giữa những đứa trẻ cùng độ tuổi. Và khi những đứa trẻ có kích thước khác nhau chơi thể thao cùng với nhau thì nguy cơ chấn thương cũng cao hơn.

Khi trẻ lớn hơn và mạnh hơn, nguy cơ chấn thương cũng tăng lên, phần lớn là do độ lớn của lực có liên quan. Ví dụ, một sự va chạm giữa hai cầu thủ bóng đá 8 tuổi cân nặng khoảng 30 kg sẽ tạo ra ít lựa hơn một sự va chạm gây ra bởi hai cầu thủ bóng đá 16 tuổi có thể cân nặng lên tới 90 kg.

Ngoài ra, trẻ cũng không thể dự đoán được nguy cơ chấn thương của một hoạt động nào đó như người lớn được. Vì vậy, chúng có thể vô ý thực hiện các hành động có thể dẫn đến chấn thương.

>>> Xem thêm: Những loại chấn thương thể thao mà trẻ thường gặp

Phòng tránh chấn thương thể thao

Bạn có thể giúp trẻ phòng tránh chấn thương thể thao bằng những hướng dẫn đơn giản dưới đây:

Sử dụng dụng cụ thích hợp

Việ quan trọng nhất khi chơi thể thao là con bạn phải có những dụng cụ và thiết bị bảo vệ thích hợp vó kích thước chính xác và vừa vặn với cơ thể của trẻ. Ví dụ, trẻ nên được đội mũ bảo hiểm khi đạp xe đạp, chơi bóng rổ hoặc bóng ném. Trẻ cũng nên đội mũ bảo hiểm khi đi xe scooter hoặc trượt ván.

Đối với những môn thể thao liên quan đến vợt và bóng rổ, hãy tìm hiểu về những thiết bị bảo vệ mắt như kính bảo vệ không vỡ. Hãy hỏi huấn luyện viên của trẻ về những thiết bị bảo vệ cần thiết như mũ bảo hiểm, giày, đệm ống chân…

Những thiết bị bảo vệ nên được chứng nhận bởi những tổ chức có uy tín liên quan đến môn thể thao mà trẻ đang chơi. Ví dụ, mũ bảo hiểm khi đi xe đạp phải được chứng nhận bởi Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng.

Bên cạnh đó, tất cả những dụng cụ phải được bảo trì thường xuyên để kéo dài tính hiệu quả của chúng. Ở Hoa Kỳ, Ủy ban quản lý chất lượng dụng cụ thể thao quốc gia đã đặt ra rất nhiều tiêu chuẩn cho mũ bảo hiểm, mặt nạ bảo hộ, và đồ bảo vệ ống chân. Ngoài việc phải đáp ứng những tiêu chuẩn này, tất cả những dụng cụ cũng nên được bảo trì định kỳ để kéo dài tính hiệu quả của chúng.

Sự thích hợp của sân chơi

Hãy kiểm tra xem sân chơi của trẻ có những lỗ hoặc vết lúc có thể khiến trẻ té ngã hay không. Những đứa trẻ chơi những môn thể thao tác động cao như bóng rỗ hoặc điền kinh nên chơi trên những sân chơi thích hợp với từng môn thể thao hơn là chơi trên sân xi măng.

Phòng tránh chấn thương thể thao

Sự giám sát đầy đủ của người lớn

Bất cứ đội nhóm hoặc hoạt động thể thao nào mà trẻ tham gia cũng cần được giám sát bởi những người lớn có đầy đủ chuyên môn. Hãy cho trẻ tham gia vào những câu lạc bộ hoặc đội nhóm có sự quan tâm đúng mức đến sự an toàn của trẻ.

Huấn luyện viên của trẻ nên được huấn luyện các kỹ năng sơ cấp cứu cần thiết, và phương châm của huấn luyện viên nên đề cao sức khỏe của trẻ hơn là thành tích. Một huấn luyện viên với thái độ “ phải thắng bằng mọi giá” sẽ có thể khuyến khích trẻ tiếp tục chơi dù bị chấn thương và không truyền tải được cho trẻ tầm quan trọng của tinh thần thể thao. Hảy đảm bảo huấn luyện viên đặt ra cho trẻ những  những quy định khi chơi thể thao và bắt buộc trẻ phải luôn luôn sử dụng thiết bị bảo vệ an toàn khi chơi.

Bên cạnh đó, hãy đảm bảo cho con bạn chơi những môn thể thao phù hợp với kỹ năng, kích thước, độ trưởng thành về thể chất và tinh thần của trẻ.

Chuẩn bị đầy đủ

Cũng giống như việc bạn không thể cho một đứa trẻ không biết bơi đến bể bơi, bạn không nên cho trẻ chơi thể thao khi chúng chưa sẵn sàng để chơi. Hãy đảm bảo rằng trẻ đã nắm rõ luật chơi trước khi trực tiếp tham gia chơi một môn thể thao nào đó.

Con bạn cũng nên được chuẩn bị một cách đầy đủ bằng các khóa huấn luyện cũng như khởi động trước khi trực tiếp luyện tập và chơi thể thao. Việc này sẽ giúp đảm bảo con bạn vừa có một trải nghiệm thể thao thật thú vị vừa phòng tránh được nguy cơ bị chấn thương trong khi chơi.

Bên cạnh đó, trẻ cũng nên uống nhiều nước và được cho phép nghỉ lao trong trong suốt quá trình luyện tập và chơi thể thao.