Tìm hiểu về chứng đột tử ở trẻ (SIDS)

Bí quyết giảm nguy cơ đột tử ở trẻ SIDS
chứng đột tử ở trẻ em

Nguy cơ đột tử ở trẻ

Thiếu sự giải thích xác đáng chính là nguyên nhân chính khiến hội chứng đột tử ở trẻ (SIDS) trở thành cơn ác mộng kinh hoàng của các bậc cha mẹ.

SIDS là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết ở trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi đến 1 năm tuổi, và nó cướp đi sinh mạng của 2,500 trẻ mỗi năm ở Hoa Kỳ. Đây vẫn là một hội chứng đầy bí ẩn dù đã được nghiên cứu trong nhiều năm liền.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng này cho trẻ. Đầu tiên và quan trọng nhất, trẻ nhỏ hơn 1 năm tuổi nên được đặt nằm ngửa khi ngủ – đừng bao giờ để trẻ nằm sấp khi ngủ.

Dấu hiệu đột tử SIDS

Đúng như cái tên của mình, SIDS là cái chết đột ngột và không thể nào giải thích của một đứa trẻ nhỏ hơn 1 năm tuổi. Nó thực sự là một hội chứng đáng sợ vì nó có thể xảy ra bất ngờ mà không hề có dấu hiệu gì, ngay cả đối với những trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.

Hầu hết những cái chết gây ra bởi SIDS đều có liên quan đến việc ngủ (vì vậy nó cũng thường được gọi là “cái chết trong nôi”) và những đứa trẻ chết vì SIDS không hề có dấu hiệu của sự chịu đựng đau khổ.

Trong khi hầu hết những chứng bệnh khác đều có thể được chẩn đoán bằng sự hiện diện của các triệu chứng rõ ràng thì hầu hết những sự chẩn đoán SIDS đều chỉ xuất hiện sau khi tất cả những nguyên nhân gây ra cái chết khác đã được loại trừ thông qua một bản báo cáo về tiền sử bệnh lý, môi trường ngủ và kết quả khám nghiệm tử thi của trẻ.

Bản báo cáo này giúp phân biệt những cái chết do SIDS với những cái chết gây ra do tai nạn, ngược đãi, và những chứng bệnh chưa từng được chẩn đoán trước đó như rối loạn tim hoặc rối loạn chuyển hóa.

Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ

Khi xem xét liệu đứa trẻ nào có nguy cơ bị đột tử cao nhất, không có một nhân tố nguy cơ nào đủ để gây ra một cái chết SIDS. Một vài nhân tố nguy cơ khi kếp hợp với nhau có thể gây ra cái chết SIDS cho một đứa trẻ có nguy cơ cao.

Hầu hết những cái chết do SIDS xuất hiện ở độ tuổi từ 2 đến 4 tháng tuổi, và xuất hiện nhiều hơn trong thời tiết lạnh. Những đứa trẻ Mỹ gốc Phi có nguy cơ cao gấp 2 lần và những đứa trẻ người Mỹ bản địa có nguy cơ cao gấp 3 lần những đứa trẻ da trắng. Có nhiều bé trai là nạn nhân của SIDS hơn là bé gái.

Những nhân tố nguy cơ tiềm tàng khác bao gồm:

  • Hút thuốc, uống rượu bia, và sử dụng thuốc phiện trong suốt quá trình mang thai
  • Chăm sóc trước khi sinh kém
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân
  • Mẹ trẻ hơn 20 tuổi
  • Hút thuốc thụ động sau khi sinh
  • Quần áo và chỗ ngủ của bé quá nóng
  • Ngủ sấp
Nguyên nhân gây đột tử ở trẻ

Ngủ sấp

Ngủ sấp là một trong những nhân tố nguy cơ lớn nhất. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng những đứa trẻ được cho ngủ sấp có nguy cơ đột tử cao hơn những đứa trẻ ngủ ngửa hoặc nghiêng. Có giả thuyết cho rằng nằm sấp sẽ tạo áp lực đè nặng lên hàm của trẻ, gây cản trở việc thở của trẻ.

Một lý thuyết khác cho rằng ngủ sấp có thể gia tăng nguy cơ trẻ hít thở lại không khí mà trẻ vừa thở ra, đặc biệt là khi trẻ nằm ngủ trên nệm mềm hoặc ngủ chung với thú nhồi bông hoặc một chiếc gối ở gần mặt.

Nhiều vật chắn không khí trong lúc ngủ

Trong trường hợp này, bề mặt mềm của những thứ này sẽ bao xung quanh miệng trẻ và chắn không khí mà trẻ vừa thở ra. Khi trẻ hít vào khí mà mình vừa thở ra, lượng ôxy trong cơ thể sẽ giảm đột ngột và lượng CO2 tăng đột ngột. Cuối cùng, việc thiếu khí ôxy sẽ góp phần khiến bé đột tử.

Vùng hạt nhân của não trẻ có vấn đề

Những đứa trẻ là nạn nhân của SIDS cũng có thể có một sự bất thường trong vùng các hạt nhân. Đây là một bộ phận của não giúp kiểm soát việc thở và thức dậy trong khi ngủ.

Nếu một đứa trẻ hít phải khí cũ mà mình vừa thở ra và bị thiếu ôxy, não thường khiến bé thức dậy và khóc. Độc tác đó thay đổi nhịp thở và nhịp tim của trẻ, bù đắp cho sự thiếu ôxy.

Nhưng nếu vùng các hạt nhân của trẻ có vấn đề, nó sẽ ngăn cản phản ứng vô ý thức này của trẻ và khiến trẻ có nguy cơ bị đột tử cao hơn.

Cách làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ (SIDS)

Chọn tư thế ngủ phù hợp cho trẻ

Chọn tư thế ngủ phù hợp cho trẻ

– Nằm ngửa

Những bằng chứng đáng kinh ngạc cho thấy tác hại của việc cho trẻ nằm sấp khi ngủ đã thúc đẩy Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch Back to Sleep vào năm 1992 khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho trẻ dưới 1 tuổi nằm ngửa khi ngủ.

Sau khi chiến dịch này được thực hiện, tỉ lệ tử vong do SIDS ở trẻ nhỏ đã giảm hơn 50%. Tuy nhiên, SIDS vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây ra cái chết cho trẻ dưới 1 tuổi. Vì vậy, việc thường xuyên nhắc nhở các bậc cha mẹ cho con em mình nằm ngửa khi ngủ vẫn là một việc rất quan trọng.

Nhiều bố mẹ lo sợ rằng khi nằm ngửa, trẻ có thể bị nghẹt thở vì nước bọt hoặc chất nôn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguy cơ những đứa trẻ khỏe mạnh bị nghẹt thở khu ngủ ngửa là rất thấp.

Đối với những trẻ bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản hoặc những bệnh liên quan đến đường thở, ngủ sấp lại là một lựa chọn tốt hơn.

Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ.

– Nằm nghiêng

Cho trẻ nằm nghiêng khi ngủ cũng không phải là một ý tưởng tốt bởi vì khi nằm riêng, trẻ rất dễ lăn và nằm sấp lại trong giấc ngủ.

Một vài bố mẹ lại lo sợ con mình sẽ bị tật đầu méo do tư thế nếu nằm ngửa quá nhiều. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tránh được việc này bằng cách thay đổi tư thế của trẻ thường xuyên trong khi ngủ và cho trẻ nằm sấp nhiều hơn khi thức.

Dĩ nhiên, khi trẻ đã có thể lăn liên tục – vào khoảng từ 4 đến 7 tháng tuổi – thì trẻ có thể không chọn nằm ngửa khi ngủ. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể cho trẻ được tự do lựa chọn tư thế mà trẻ yêu thích nhất.

Bí quyết giảm nguy cơ SIDS

Bí quyết giảm nguy cơ đột tử ở trẻ SIDS
  • Hãy đặt bé lên một tấm nệm chắc chắn khi ngủ, đừng bao giờ để bé ngủ trên một chiếc gối, giường nước, ghế sofa, hoặc những mặt phẳng mềm khác. Để tránh hiện tượng hít thở lại khí đã thở ra, đừng đặt chăn, thú nhồi bông, hoặc gối gần bé.
  • Hãy đảm bảo con bạn được tiêm phòng đầy đủ. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ đột tử thấp hơn 50%.
  • Hãy đảm bảo bé không bị nóng trong khi ngủ. Hãy giữ căn phòng ở nhiệt độ vừa đủ cho người lớn cảm thấy thoải mái khi mặc áo tay ngắn. Một số chuyên gia cho rằng nhiệt độ quá ấm sẽ khiến bé ngủ sâu hơn và khó bị đánh thức hơn.
  • Không bao giờ hút thuốc, uống rượu bia, hoặc sử dụng thuốc thiện trong khi mang thai và đừng để con bạn phải hút thuốc thụ động. Những đứa trẻ có mẹ hút thuốc trong khi mang thai sẽ có nguy cơ bị đột tử cao gấp 3 lần những đứa trẻ có mẹ không hút thuốc.
  • Hãy đảm bảo con bạn được bác sĩ kiểm tra một cách thường xuyên.
  • Hãy cho con bú nếu có thể. Một vài nghiên cứu cho thấy trẻ được bú sữa mẹ có nguy cơ đột tử thấp hơn. Các chuyên gia cho rằng sữa mẹ sẽ bảo vệ trẻ khỏi những lây nhiễm có thể gây ra đột tử.
  • Nên cho trẻ ngủ trong nôi. Nếu không muốn ở xa con, thì bạn nên đặt nôi của trẻ trong phòng ngủ của mình hoặc thiết kế giường con tách biệt với giường bố mẹ.