Làm gì khi con bạn bị nghẹt thở do nuốt phải dị vật?

con nuốt phải di vật

Nguyên nhân gây nghẹt thở

con nuốt phải di vật

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bỏ đồ vật vào miệng. Việc làm này có thể dẫn tới nghẹt thở ngay lập tức. Thức ăn chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây nghẹt thở ở trẻ nhỏ. Những miếng thức ăn quá lớn, thức ăn có nhiều xơ như rau diếp hoặc cam, hoặc thức ăn có phần vỏ khó nhai như táo rất dễ khiến trẻ ngẹt thở. Không nhai thức ăn kỹ cũng là một nguyên nhân gây ra nghẹt thở

Dưới đây là 10 loại thực phẩm phổ biến nhất có thể khiến trẻ nghẹt thở:

  • Xúc xích chưa cắt hoặc cắt miếng quá lớn
  • Kẹo cứng
  • Các loại hạt
  • Nho
  • Thịt
  • Bánh quy
  • Cà rốt
  • Táo
  • Bắp rang
  • Bơ đậu phộng

Những loại thức ăn khác như cam hoặc bưởi cũng có thể khiến trẻ nghẹt thở nếu không được nhai kỹ. Những miếng đưa nếu không được cắt đủ nhỏ cũng có thể gây ra nghẹt thở.

Những đồ vật có thể khiến trẻ nghẹt thở nếu nuốt phải:

  • Bong bóng
  • Đồ chơi nhỏ
  • Nắp bút
  • Đinh ghim
  • Đồng xu
  • Bi
  • Pin
  • Hột bẹt
  • Nam châm
  • Bóng cỡ nhỏ

Các bước nên làm khi trẻ bị nghẹt thở do nuốt phải dị vật

Nếu con bạn nhỏ hơn một tuổi:

  • Lật trẻ nằm sấp xuống trên cánh tay hoặc trên lòng của bạn nếu bạn không đủ sức để giữ bé trên cánh tay.
  • Giữ hàm của trẻ bằng một tay để đỡ phần đầu. Lúc này, đầu trẻ nên thấp hơn ngực trẻ.
  • Dùng lòng bàn tay của tay còn lại vỗ vào lưng trẻ 5 cái thật nhanh vào giữa hai xương vai. 
Các bước nên làm khi trẻ bị nghẹt thở do nuốt phải dị vật
  • Nếu trẻ vẫn chưa thở được, hãy thử ấn mạnh ngực trẻ: Trong khi giữ trẻ, hãy lật ngửa trẻ lên, giữ cho đầu thấp hơn ngực. Đặt hai ngón tay vào giữa ngực trẻ và ấn mạnh 5 cái. Lập lại động tác vỗ lưng và ấn ngực cho đến khi dị vật có thể được nhìn thấy trong họng trẻ và bạn có thể móc nó ra.
Các bước nên làm khi trẻ bị nghẹt thở do nuốt phải dị vật

Nếu con bạn lớn hơn một tuổi

  • Đứng sau lưng trẻ và vòng hai tay quanh eo trẻ.
  • Nắm một bàn tay lại thành nắm đấm, đặt bên ngón cái của nắm đấm sát bụng trẻ ngay trên rốn nhưng dưới xương sườn.
  • Dùng tay còn lại nắm chặt nắm đấm và nhấn vào theo hướng lên thật nhanh. Bạn nên luân phiên động tác nhấn bụng và vỗ lưng để đánh bật dị vật ra.
  • Nếu bé vẫn chưa thở được, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo (CPR).

 Trẻ 1-3 tuổi hoặc lớn hơn

  • Nếu con bạn vẫn có thể phát ra âm thanh, hãy bảo trẻ ho, việc làm này có thể giúp đánh bật dị vật ra. Đừng có gắng lấy dị vật ra khi bạn chưa thể nhìn thấy nó, nếu cứ cố làm bạn sẽ vô tình đẩy dị vật vào sâu trong đường thở của trẻ.
  • Hãy hỏi trẻ “Con có bị nghẹt thở không?” Nếu trẻ gật đầu hoặc nói có, bạn phải giúp đỡ trẻ ngay lập tức.
Các bước nên làm khi trẻ bị nghẹt thở do nuốt phải dị vật