Những loại chấn thương thể thao mà trẻ thường gặp

Tái chấn thương
chấn thương thể thao

Có 3 loại chấn thương thể thao mà trẻ thường gặp, đó là chấn thương cấp tính, chấn thương do quá tải và tái chấn thương.

Chấn thương cấp tính

Chấn thương cấp tính xảy ra rất đột ngột. Đối với những trẻ nhỏ hơn, chấn thương cấp tính thường bao gồm thâm tím nhẹ, bong gân và căn cơ. Những trẻ lớn hơn có nguy cơ bị những chấn thương nghiêm trọng hơn, như gãy xương và rách dây chằng.

Những chấn thương cấp tính nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ở mọi độ tuổi bao gồm: chấn thương mắt (trầy giác mạc, bong võng mạc, và chảy máu mắt), gãy xương hoặc chấn thương dây chằng, chấn thương não (chấn động não, nứt sọ, xuất huyết não), và chấn thương cột sống.

Chấn thương cấp tính thường xảy ra khi trẻ thiếu những dụng cụ cần thiết hoặc sử dụng những dụng cụ không thích hợp khi chơi thể thao. Ví dụ, nếu không có kính bảo vệ mắt, những chấn thương về mắt sẽ rất phổi biến khi chơi bóng rổ và các môn thể thao liên quan tới vợt. Bên cạnh đó, nhiều trẻ cũng bị gãy xương khi chơi bóng rổ và bóng ném trên những sân chơi quá trơn trượt.

Chấn thương cấp tính

Chấn thương do quá tải

Chấn thường do quá tải xảy ra khi những hành động lặp đi lặp lai tạo ra quá nhiều áp lực đè nặng lên cơ và xương. Mặc dù những chấn thương này cũng xuất hiện ở người lớn, nhưng chúng vẫn gây nhiều vấn đề lên trẻ nhỏ hơn vì những tác động tiêu cực lên sự phát triển xương của trẻ.

Tất cả những đứa trẻ chơi thể thao đều có thể phát triển một chấn thương do quá tải, nhưng khả năng xảy ra chấn thương tỉ lệ thuận với lượng thời gian mà trẻ dành cho việc chơi thể thao.

Dưới đây là một vài loại chấn thương do quá tải thường gặp:

– Đau đầu gối trước

Là loại chấn thương đằng trước đầu gối bên dưới xương bánh chè. Đầu gối sẽ bị đau và xưng do viên gân hoặc sụn. Nguyên nhân chính là do sự siết chặt cơ ở gân kheo hoặc cơ tứ đầu, những nhóm cơ chính xung quanh đùi.

– Đau khuỷu tay

Hành động ném lặp đi lặp lại đôi khi có thể dẫn đến chấn thương khuỷu tay. Khả năng co giãn của cánh tay cũng có thể bị ảnh hương, nhưng cơn đau thường xảy ra sau khi đã hoàn thành hành động ném.

Bên cạnh sự đau nhức, những đứa trẻ chơi bóng ném cũng thường than phiền về sự suy giảm tốc độ ném cũng như sức bền.

– Sưng vai

Là loại chấn thương gây ra bởi sự căng thẳng lặp đi lặp lại của những chuyển động cao quá đầu có liên quan đến môn bơi lội hoặc bóng ném. Cơn đau thường bắt đầu theo từng hồi nhưng sau đó có thể đau dai dằng ở sau vai.

– Đau ống chân

Là loại chấn thương xảy ra ở đằng trước phần dưới của chân. Nguyên nhân chính là do hành động chạy lặp đi lặp lại trên một nền cứng hoặc luyện tập quá mức.

– Thoái hóa đốt sống

Là kết cả của những chấn thương hoặc co giãn liên tục, duỗi quá mức, xoắn hoặc đè nén cơ lưng. Việc này có thể gây ra chứng đau lưng dưới dai dẳng.

Thoái hóa đốt sống thường phổ biến ở những trẻ chơi bóng đá, cử tạ, thể dục dụng cụ, đấu vật và nhảy cầu.

Những chấn thương do quá tải có thể bị gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bởi:

  • Sự mất cân bằng giữa sức mạnh và độ dẻo dai của cơ thể
  • Khởi động không đầy đủ
  • Hoạt động quá mức (ví dụ như cường độ và thời gian tập luyện quá cao)
  • Chơi cùng một môn thể thao trong cả năm hoặc chơi quá nhiều môn cùng một lúc
  • Kỹ thuật tập luyện không chính xác
  • Dụng cụ tập luyện không thích hợp
Chấn thương do quá tải

Tái chấn thương

Tái chấn thương xảy ra khi một vận động viên lại bị chấn thương ngay bộ phận cơ thể vừa mới lành. Trẻ dễ bị tái chấn thương nếu quay trở lại chơi thể thao khi chưa hồi phục hoàn toàn. Làm như vậy sẽ tạo áp lực lên vết thương và ép cơ thể phải bù đắp cho cho điểm yếu đó. Việc này sẽ khiến trẻ dễ bị chấn thương ở những bộ phận cơ thể khác.

Tái chấn thương hoàn toàn có thể được phòng tránh bằng cách để cho vết thương hồi phục hoàn toàn. Một khi đã được bác sĩ cho phép trở lại luyện tập, hãy đảm bảo rằng con bạn khởi động đầy đủ trước khi bắt đầu ra sân.

Bắt đầu quá đột ngột cũng có thể gây ra chấn tương, vì vật con bạn nên bắt đầu tập luyện lại một cách từ từ. Hãy giải thích với trẻ rằng bắt đầu lại ở một nhịp độ hợp lý sẽ giúp trẻ tránh bị chấn thương và phải quay lại bệnh viện.

Tái chấn thương

Chữa trị chấn thương thể thao

Các chấn thương thể thao khác nhau sẽ có cách chữa trị khác nhau.

– Đối với chấn thương cấp tính

Các chuyên gia y tế thể thao nhi khoa thường chữa trị với phương châm ‘Cẩn tắc vô áy náy”. Nếu một chấn thương có ảnh hưởng xấu đến những chức năng cơ bản của cơ thể.

Ví dụ, nếu con bạn không thể bẻ cong ngón tay hoặc đi khập khiễng – bạn nên sơ cấp cứu ngay lập tức cho trẻ. Sau đó, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu chấn thương có vẻ nghiêm trọng hơn, tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đi cấp cứu ở bệnh viện gần nhất.

– Đối với chấn thương do quá tải

Bạn cũng nên áp dụng những phương pháp tương tự. Nếu trẻ bắt đầu than đau, đó chính là dấu hiệu cơ thể trẻ có vấn đề. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ để xác định xem có cần thiết phải đưa trẻ đi gặp một chuyên gia y tế thể thao không. Bác sĩ có thể chấn đoán được tình trạng của trẻ dựa vào tiền sử bệnh lý và kiểm tra cho trẻ.

Những chấn thương do quá tải cần được chẩn đoán và chữa trị ngay lập tức để tránh phát triển thành những vấn đề kinh niên nghiêm trọng hơn. Bác sĩ có thể sẽ khuyên trẻ nên giảm bớt hoặc từ bỏ hẳn một hoạt động nằm giới hạn giảm bớt lên cơ thể.

Vì chấn thương do quá tải thường được biểu hiện bằng sự sưng viêm nên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm sưng viêm, khuyến khích nghỉ ngơi và nếu cần thiết thì nên tập vật lý trị liệu. Khi trẻ đã hoàn toàn hồi phục, bạn nên điều chỉnh lại thời gian cũng như cường độ tập luyện của trẻ để đề phòng tái chấn thương.

Xem thêm: Bảo vệ trẻ khỏi những chấn thương khi chơi thể thao