7 suy nghĩ sai lầm về việc cho con bú

cho con bú

Tất cả những gì một người mẹ cần phải làm là nói rằng cô ấy đang cho con bú và ngay lập tức mọi người sẽ có ngay một ý kiến hoặc một vài lời khuyên dành cho cô ấy. Trong khi bạn có thể chọn ra một vài lời khuyên từ những người bạn hoặc họ hàng có ý tốt, đôi khi những lời khuyên đó lại không đúng nhưng vẫn được truyền tai nhau từ thế hệ nay sang thế hệ khác.

cho con bú

Để giúp bạn có thể nhận biết được lời khuyên nào là đúng, dưới đây là 7 suy nghĩ sai lầm về việc cho con bú phổ biến nhất:

#1: Nếu bé bú nhiều có nghĩa là bé không có đủ sữa để bú.

Ví sữa mẹ rất dễ tiêu hóa nên bé thường sẽ dễ đói hơn khi được cho uống sữa công thức. Vì vậy, việc bạn phải cho bé bú mỗi hai đến ba giờ là hoàn toàn hợp lý.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để hút được nhiều sữa hơn?

#2: Cho ngực nghỉ một thời gian sẽ giúp bạn có nhiều sữa hơn.

Càng cho bé bú nhiều thì bạn càng có nhiều sữa hơn. Phá vỡ thói quen bú bình thường của bé để cho ngực nghỉ một thời gian sẽ khiến lượng sữa bị giảm sút.

Người ta thường có suy nghĩ này vì bỏ qua một lần cho bé bú trong một ngày sẽ giúp làm lượng sữa tăng lên về đêm. Nhưng vào ngày tiếp theo bạn sẽ có ít sữa hơn nếu bỏ qua một lần cho bé bú.

Cách duy nhất để đảm bảo lượng sữa của mình là là cho bé bú hoặc vắt sữa ra bình càng thường xuyên càng tốt. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên cho con bú ít nhất 9-10 lần một ngày để đảm bảo lượng sữa của mình.

#3: Bé uống sữa công thức sẽ ngủ tốt hơn.

Các nghiên cứu cho thấy bé uống sữa công thức không ngủ tốt hơn, dù chúng có thể ngủ lâu hơn. Vì sữa bình sẽ không được tiêu hóa nhanh bằng nên nó có thể kéo giãn khoảng cách giữa những lần bú, vì vậy bé có thể ngủ lâu hơn.

Tuy nhiên, việc này cũng có mặt tiêu cực của nó. Sữa công thức sẽ ở trong cơ thể của bé lâu hơn, nó sẽ bắt đầu lên men, khiến phân của trẻ thối hơn. Trẻ bú sữa mẹ thường bắt đầu ngủ lâu hơn khi được 4 tuần tuổi và thời gian ngủ sẽ tương đương với trẻ uống sữa công thức.

#4: Kết hợp bú sữa mẹ và bú bình sẽ khiến bé lẫn lộn và ngừng bú.

Hai hành động bú này là hoàn toàn khác nhau và sẽ không làm bé lẫn lộn. Nếu bạn cần cho bé bú bình xen kẽ (đặc biệt là khi bạn dự định đi làm lại trước khi ngưng cho bé bú), hãy bắt đầu cho bé tập bú bình vào khoảng giữa tuần thứ hai và tuần thứ sau.

Hãy cho bé bú bình 1-2 lần một ngày. Con bạn sẽ phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc bú bình mà không mất đi khả năng bú sữa mẹ. Hãy dùng chính sữa của bạn khi tập cho bé bú bình, và ôm bé thật sát vào người một cách âu yếm. Đây là một khoảng thời gian kết nối tuyệt vời giữa hai mẹ con không kém gì việc thực sự cho con bú sữa mẹ.

sai lầm khi cho con bú

#5: Cho bé bú có thể làm thay đổi hình dạng và kích cỡ ngực của bạn, hoặc làm giảm sự nhạy cảm.

Trong khi quá trình mang thai có thể làm thay đổi hình dạng và cảm giác của ngực bạn, các chuyên gia cho rằng việc cho con bú không gây ra bất cứ sự thay đổi nào hơn thế nữa.

Trên thực tế, cho con bú còn giúp bạn bảo vệ ngực mình. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ cho con bú sẽ có nguy cơ bị ung thư vú thấp hơn những người khác.

#6: Đừng bao giờ đánh thức bé dậy để cho bú.

Hầu hết thời gian bé sẽ đánh thức bạn dậy để cho bé bú mỗi hai đến ba tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, khi bú quá nhiều trong một lần, sau đó bé sẽ ngủ lâu hơn bình thường.

Nếu bé thường xuyên ngủ quá giờ cho bú, hãy đánh thức bé dậy khi đến giờ cho bú. Bạn nên cho bé bú đúng giờ, và bạn cũng cần vắt sữa ra bình để bé luôn có nguồn sữa đầy đủ cho cả ngày.

#7: Cho con bú sẽ giúp bạn tránh thai.

Dựa trên số gia đình có hai con sinh cách nhau 10 tháng, rõ ràng việc cho con bú không phải là một biện pháp phòng tránh thai được đảm bảo.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng cho con bú là một biện pháp phòng tránh thai hiệu quả đến 98%. Họ cho rằng những hóoc-môn liên quan đến việc cho con bé sẽ giúp ngăn ngừa rụng trứng, từ đó giảm khả năng đậu thai của bạn.

Ngay khi bạn bắt đầu có kinh trở lại, bạn sẽ có khả năng đậu thai. Đối với một số phụ nữ, việc này có thể xảy ra chỉ 6 tháng sau khi sinh.