Cách giúp con bớt đau khi tiêm vắc xin

giúp con bớt đau khi tiêm vắc xin

Vắc xin như một phần quen thuộc trong chăm sóc y tế cho trẻ. Chúng bảo vệ trẻ khỏi những bệnh dịch nghiêm trọng. Hầu hết các trẻ đều trải qua nỗi đau khi tiêm vắc xin. Nỗi đau có thể khiến trẻ cảm thấy sợ hãi bác sĩ, y tá và kim tiêm.

Không cha mẹ nào muốn con mình đau đớn. Một vài bậc phụ huynh trì hoãn hoặc ngưng tiêm vắc xin vì sợ đau con. Điều này có thể làm trẻ mất đi sự bảo vệ khỏi bệnh tật.

giúp con bớt đau khi tiêm vắc xin

1. Lên kế hoạch cắt giảm nỗi đau

Lên kế hoạch những gì cần làm cho lần tiêm tiếp theo của bé. Thông báo cho bác sĩ về tình hình sức khỏe của bé để họ có thể hỗ trợ mục tiêu của bạn.

Mang thẻ tiêm chủng của con bạn và tất cả đồ dùng gì bạn cần trong túi đựng tã của trẻ. Sau khi con bạn tiêm vắc xin, xem xem con bạn đau tới mức nào. Quan sát con bạn:

  • Chuyển động cơ thể ( bất động hay vùng vẫy)
  • Khuôn mặt (bình thường hay nhăn mặt)
  • Âm thanh (im lặng hay khóc thét)

Những gì bạn có thể mang theo

– Miếng dán, gel, kem bôi đặc trị gây tê

Ở Việt Nam, bạn có thể mua thuốc gây tê đặc trị để giảm đau do tiêm mà không cần chỉ định: EMLATM (lidocain – prilocain), AmetopTM (tetracain) hoặc MaxileneTM (lidocain).

Nó giúp giảm đau khi kim tiêm tiếp xúc với da thịt trẻ. Chúng an toàn với trẻ nhỏ, thậm chí là trẻ sơ sinh. Sử dụng chúng tại nhà hay phòng khám trước khi tiêm.

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, dán ở phần đùi trên; đối với trẻ trên 1 tuổi, dán ở trên cánh tay. Nếu trẻ phải tiêm hơn 1 mũi, dán cả tay lẫn chân.

Nếu dùng miếng dán, chỉ bóc mặt sau và dán lên da. Nếu sử dụng kem hay gel, lấy 1 gam (khoảng cỡ đồng 5 cen) bôi lên da và lấy quần áo che lại hoặc lấy mảnh nhựa bọc lại.

Bạn phải đợi cho tới thuốc gây tê có tác dụng. Chúng có tác dụng sau khoảng thời gian chờ đợi: 60 phút đối với EMLATM, 45 phút với AmetopTM, và 30 phút  với MaxileneTM.

Lấy thuốc đi sau khi hết thời gian chờ. Da trẻ có thể trắng hoặc đỏ hơn so với bình thường. Điều này bình thường và không có gì phải lo ngại.

Phản ứng kích ứng da rất hiếm. Nếu trẻ sốt phát ban, hãy báo cho người chăm sóc sức khỏe của trẻ. Nó có thể là một phản ứng dị ứng da.

– Nước đường

Bạn có thể sử dụng nước đường để giảm đau cho trẻ. Nước đường là vô hại với trẻ nhỏ lẫn trẻ sơ sinh.

Làm nước đường tại nhà hay chỗ khám theo công thức 1 muỗng cà phê đường với 2 muỗng cà phê nước cất hoặc nước đun sôi. Đối với trẻ hơn 6 tháng tuổi, bạn có thể dùng nước máy nếu nó an toàn. 

Cho trẻ uống nước đường trước khi tiêm 1 hoặc 2 phút. Dùng ống nhỏ để một bên má của trẻ để cho nước đường vào. Nhỏ một giọt vào miệng trẻ để trẻ cảm thấy vị ngọt.

Bạn cũng có thể nhúng một núm vú vào nước đường cho trẻ ngậm trước, trong và sau khi tiêm.

2. Bạn có thể làm gì

con bớt đau khi tiêm vắc xin

Cho trẻ bú

Nếu bạn định cho trẻ bú, hay bắt đầu cho bú trước khi tiêm. Đảm bảo rằng đó là cách tốt. Sau đó tiếp tục cho bú trong và sau khi tiêm.

Bú sữa bao gồm nắm giữ, vị ngọt và mút và là một trong những cách giảm đau tốt nhất cho trẻ. Bú sữa trong lúc tiêm an toàn cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Không có bằng chứng nào cho thấy trẻ nghẹt thở hay liên tưởng mẹ mình với nỗi đau.

  • Để lộ chân hoặc tay trẻ – nơi tiêm trước khi bắt đầu cho trẻ bú.
  • Nếu trẻ không chịu bú, giữ chặt trẻ và dùng nước đường với núm vú giả.

Giữ chặt trẻ

  • Bế bổng trẻ lên phía bên phải, giữ chặt trẻ trước, trong và sau khi tiêm. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn để tiếp tục.
  • Ngồi trên ghế hoặc ngồi nghiêng đối diện với bàn kiểm tra để giảm thiểu việc bất chợt ngã.
  • Đảm bảo để lộ vùng tiêm trên tay hay chân.
  • Đừng giữ trẻ quá chặt. Nếu bạn làm thế, trẻ sẽ cảm thấy lo lắng.

3. Bạn thể hiện như thế nào

Tâm trí của bạn

Cố gắng bình tĩnh, sử dụng giọng nói bình thường và tích cực trước, trong và sau khi tiêm. Điều này giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh. Trẻ thấy và cảm nhận được cảm xúc của cha mẹ và thường làm theo.

Nếu bạn lo lắng, bạn có thể đi từng bước chậm, thở sâu để giữ bình tĩnh. Hít thở để bụng chứ không phải ngực bạn mở rộng. Bạn có thể làm điều đó khi bế trẻ.

Làm trẻ sao lãng

Làm cho trẻ không nghĩ tới nỗi đau để giảm nhẹ nỗi đau.

Trong khi giữ chặt trẻ, làm trẻ sao lãng bằng cách hát, nói chuyện, hoặc bú sữa (núm thật hay giả đều được) trước, trong và sau khi tiêm. Vỗ nhẹ lưng trẻ sau khi tiêm.

Bạn có thể gây sao nhãng cho trẻ lớn hơn với đồ chơi như ong bóng, sổ pop-up, lắc, hoặc điện thoại. Nếu đồ chơi không hiệu quả, ôm trẻ sát vào người và gây phân tâm với ca hát, nói chuyện, hoặc mút sữa.

Có thể những cách sử dụng lần này sẽ không có tác dụng cho lần tiêm tới. Hãy chuẩn bị những thay đổi khác để gây phân tâm cho trẻ.