Lập kế hoạch sinh nở (Phần 1)

lập kế hoạch sinh nở

Trong niềm hạnh phúc mới chớm thai thì bạn có thể đã nghĩ đến việc đặt tên cho con rồi và lên kế hoạch mua sắm quần áo cho bé. Việc chuyển dạ và sinh nở trên thực tế có lẽ vẫn còn quá xa – điều ấy khiến cho giờ phút này đây trở nên lý tưởng để bắt đầu vạch ra kế hoạch sinh con bằng một bảng kế hoạch sinh nở chi tiết theo ước mong của bạn.

lập kế hoạch sinh nở

Kế hoạch sinh nở là gì?

Thuật ngữ kế hoạch sinh nở thực sự có thể gây hiểu nhầm hoặc hiểu sai lệch – đó không phải là một bảng kế hoạch chính xác như một danh sách những điều ưu tiên, những điều ưa thích.

Thực ra thì mục tiêu của kế hoạch sinh nở không phải là để cho bạn hay chồng mình quyết định chính xác chuyện sinh nở sẽ diễn tiến như thế nào – bởi việc ấy thay đổi rất nhiều, nên bạn chẳng thể đoán biết chính xác điều gì sẽ xảy ra đâu. Tuy nhiên thì kế hoạch sinh nở sẽ giúp bạn nhận ra được điều gì là quan trọng nhất với mình khi sinh con.

Lợi ích của kế hoạch sinh nở

Trong lúc hoàn thành kế hoạch sinh nở thì bạn cũng sẽ học hỏi, tìm hiểu, và biết được các quyền lựa chọn chuyển dạ và sinh nở một cách kỹ lưỡng trước khi con chào đời.

Điều này không những giúp bạn giao thiệp, tiếp xúc nhiều hơn với những người sẽ giúp đỡ bạn khi sinh, mà còn đồng nghĩa với việc bạn sẽ chẳng cần phải giải thích các điều mình ưu tiên ngay lúc không muốn nói chuyện nhất – đó là lúc sinh nở.

Kế hoạch sinh nở không phải là một thoả thuận ràng buộc – mà chỉ là sự định hướng. Bác sĩ hoặc người chăm sóc sức khỏe cho bạn có thể biết do tiếp xúc với bạn suốt quá trình thai kỳ, biết được bạn muốn những gì mà không muốn những gì.

Hơn nữa, nếu bạn chuyển dạ khi có bác sĩ trực mà bạn không biết rõ thì một kế hoạch sinh nở được suy nghĩ cẩn thận trước có thể giúp bạn nói rõ mục tiêu và ước muốn của mình với những người giúp bạn khi chuyển dạ và sinh nở.

Kế hoạch sinh nở giải đáp những thắc mắc nào?

Kế hoạch sinh nở thường bao gồm ba vấn đề chính:

1. Bạn mong muốn điều gì trong khi chuyển dạ và sinh nở bình thường?

Những điều này đi từ cách bạn muốn giảm đau như thế nào đến việc sử dụng dụng cụ thụt rửa và theo dõi bào thai. Bạn nên suy nghĩ về môi trường mình muốn cho con chào đời, những ai sẽ có mặt ở đó, và bạn muốn sinh con ở ngôi thai nào.

2. Bạn hy vọng con mình sẽ được quan tâm đối xử như thế nào ngay sau khi sinh?

  • Bạn có muốn bố của bé cắt rốn cho con mình không?
  • Nếu được thì bạn có muốn bé được nằm trên bụng mình ngay sau khi sinh không?
  • Bạn có muốn cho bé bú liền không?
  • Bạn sẽ cho con bú mẹ hay bú bình?
  • Bé sẽ ngủ ở đâu – gần bên bạn hay ở phòng dành cho trẻ em?

Các bệnh viện có rất nhiều chính sách thay đổi để chăm sóc trẻ sơ sinh – nếu bạn chọn sinh bé ở bệnh viện thì bạn cũng nên biết những chính sách này là gì và chúng tương thích với mong muốn của bạn như thế nào.

3. Trong trường hợp ngoài dự định thì bạn mong muốn điều gì xảy ra?

Chẳng ai muốn nghĩ về một điều gì đó bất ổn cả, nhưng nếu xảy ra thì bạn nên suy nghĩ lựa chọn của mình trước.

Bởi một số thai phụ cần phải mổ bắt con nên kế hoạch sinh nở của bạn cũng nên có thể gồm ước muốn trong trường hợp việc sinh nở của bạn xảy ra ngoài dự kiến. Bạn cũng có thể nên nghĩ về những biến chứng khác có thể xảy ra, như sinh non chẳng hạn.

Kế hoạch sinh nở giải đáp những thắc mắc nào?

Các yếu tố cần nên cân nhắc

Nói chuyện với bác sĩ

Trước khi đưa ra quyết định về mỗi ý thích lựa chọn sinh nở của mình, bạn nên nói chuyện với bác sĩ và tham quan bệnh viện hoặc trung tâm hỗ trợ sinh sản ở nơi mà bạn muốn sinh.

Bạn có thể thấy rằng bác sĩ sản khoa, y tá-nữ hộ sinh, hoặc bệnh viên luôn có các mẫu kế hoạch sinh nở mà bạn có thể điền thông tin vào.

Nếu thuộc trường hợp này, bạn có thể sử dụng mẫu hướng dẫn để hỏi về việc thai phụ được chăm sóc định kỳ như thế nào. Nếu những hồi đáp của họ không giống như những điều bạn mong muốn thì bạn có thể cần nên tìm một bác sĩ hoặc một bệnh viện khác tương thích với mục tiêu của bạn nhiều hơn.

Linh hoạt

Và điều quan trọng là bạn phải nên linh hoạt – nếu biết không được đáp ứng một khía cạnh nào đó thì bạn cũng nên đảm bảo cân nhắc khía cạnh đó với những mong muốn khác. Nếu những lựa chọn của bạn bị hạn chế bởi bảo hiểm, chi phí, hoặc địa lý, thì bạn nên tập trung vào một hoặc hai khía cạnh đang thực sự quan trọng đối với mình thôi.

Ở những điều mà suy nghĩ của bạn không đồng nhất với suy nghĩ của bác sĩ hoặc của y tá – nữ hộ sinh thì bạn nên hỏi xem tại sao họ thường làm theo cách đó và hãy lắng nghe câu trả lời trước khi quyết định. Có thể cũng có nhiều lý do quan trọng vì sao bác sĩ cho rằng một số lựa chọn này lại tốt hơn những lựa chọn khác khi sinh nở.

Sau cùng là bạn nên tìm hiểu xem liệu có điều gì về thai nghén có thể làm bạn không được quyền lựa chọn một số thứ nào đó hay không.

Chẳng hạn như, nếu thai của bạn có nguy cơ gặp nguy hiểm cao bởi tuổi tác, sức khỏe, hoặc những vấn đề trong lúc mang thai trước đây, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên ngược lại với một số mong muốn của bạn. Bạn cũng nên thảo luận, và cân nhắc thông tin này khi nghĩ về các lựa chọn của mình nhé.

Các lựa chọn sinh nở của bạn là gì?

Sinh con ở đâu?

– Bệnh viện

Hầu hết phụ nữ vẫn sinh ở bệnh viện. Tuy nhiên, hầu hết các bệnh viện không còn được giới hạn ở khu sản khoa lạnh, vô trùng nữa. Bạn nên tìm xem bệnh viện của bạn có trung tâm chăm sóc gia đình hay không.

Đây thường là các phòng dành cho bệnh nhân có cửa chính, có đồ đạc và đồ dùng, có phòng tắm riêng, và có đủ không gian để chứa được một gia đình, gồm nôi và các vật dụng cần thiết của bé.

Ngoài ra, nhiều bệnh viện hiện cũng đã có phòng sinh cho thai phụ có thể nằm cùng một giường để chuyển dạ, sinh nở, và đôi khi còn chăm sóc hậu sản nữa (chăm sóc sau khi sinh).

Các phòng này được trang bị đầy đủ dành cho những trường hợp sinh thường, không có biến chứng nào rắc rối xảy ra. Những phòng đó thường cũng rất xinh xắn và có ánh sáng dịu nhẹ.

– Nhà ở

Nhưng một số thai phụ cũng cho rằng môi trường thoải mái nhất chính là nhà riêng của mình. Những người ủng hộ sinh con ở nhà nghĩ là việc chuyển dạ và sinh nở có thể và nên xảy ra ở nhà, nhưng bên cạnh đó cũng nhấn mạnh rằng phải nên có bác sĩ hoặc y tá – nữ hộ sinh có chứng nhận đỡ đẻ cho mình.

Điều quan trọng nên nhớ đối với việc sinh con tại nhà là nếu có điều gì bất ổn thì bạn không có được những tiện nghi và công nghệ của bệnh viện. Có thể phải mất một thời gian mới đến được bệnh viện, và trong một trường hợp sinh bị biến chứng thì những giây phút ấy có thể là vô giá.

– Trung tâm hộ sản

Đối với những thai phụ có rủi ro thấp muốn sinh ở nơi lưng chừng một nửa giống bệnh viện một nửa giống ở nhà thì trung tâm hỗ trợ sinh sản là lựa chọn hợp lý.

Các trung tâm này có thể cho bạn một môi trường thư giãn, thoải mái ương tự như ở nhà hơn với một số tiện nghi y tế của một bệnh viện. Một số trung tâm hỗ trợ sinh sản liên kết với bệnh viện và có thể chuyển viện cho bệnh nhân nếu cần.

Các lựa chọn sinh nở của bạn là gì?

Ai sẽ hỗ trợ bạn lúc sinh nở?

– Bác sĩ sản khoa

Hầu hết thai phụ đều chọn bác sĩ sản khoa, chuyên gia được huấn luyện để xử lý thai (bao gồm những thai có biến chứng), chuyển dạ, và sinh nở.

Nếu thai của bạn bị cho là có nguy cơ gặp nguy hiểm cao thì bạn có thể được chuyển đến bác sĩ sản khoa chuyên ngành y học bà mẹ – thai nhi.

Những bác sĩ này được đào tạo chuyên môn chăm sóc cho thai phụ bị bệnh hoặc bị biến chứng, cũng như bào thai của họ.

– Bác sĩ đa khoa

Một lựa chọn khác là bác sĩ đa khoa được đào tạo và vững chuyên môn theo dõi thai và sinh nở các trường hợp không có rủi ro cao.

Ở một số vùng thuộc Hoa Kỳ, nhất là ở những vùng nông thôn nơi mà luôn thiếu bác sĩ sản khoa thì các bác sĩ đa khoa có thể xử lý hầu hết các ca sinh nở.

Với tư cách là bác sĩ đa khoa thì họ vẫn có thể chữa bệnh cho cả mẹ và bé sau khi sinh xong.

– Y tá hộ sinh

Và bác sĩ không phải là người duy nhất mà thai phụ có thể lựa chọn để hỗ trợ sinh con cho mình.

Bạn có thể quyết định rằng mình muốn được hỗ trợ bởi một y tá – nữ hộ sinh được chứng nhận, một chuyên gia sức khỏe được đào tạo y khoa và có bằng cấp để xử lý các trường hợp sinh con có nguy cơ rủi ro thấp và có triết lý nhấn mạnh việc giáo dục các bậc bố mẹ sắp có con về mặt tự nhiên của sinh nở.

– Bà đỡ

Số thai phụ chọn có thêm bà đỡ, hoặc có thêm một người hỗ trợ sinh nở ngoài cán bộ y tế hiện đang ngày càng tăng.

Đây là người được đào tạo chuyên môn sinh nở và có mặt ở đó để hỗ trợ cho thai phụ. Bà đỡ có thể gặp thai phụ trước khi sinh và có thể giúp truyền đạt những mong muốn của thai phụ cho nhân viên y tế biết, đó là điều cần thiết.

– Chồng, người thân

Kế hoạch sinh nở cũng có thể cho biết bạn muốn có ai khác ở cùng với mình trước khi sinh, trong khi sinh, và ngay sau khi sinh xong. Đây có thể là chồng, các con khác của bạn, một người bạn, hoặc một người thân nào đó trong gia đình.

Bạn cũng có thể nói rõ ở những thời khắc nào bạn không muốn có ai khác ngoài chồng của mình.

Xem thêm: