Kiến thức cơ bản về trẻ sinh non (Phần 1)

Tìm hiểu về trẻ sinh thiếu tháng

Tìm hiểu về trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh thiếu tháng được gọi là trẻ sinh non, chào đời sớm hơn trẻ sinh đủ tháng. Trường hợp sinh non xảy ra khi thai nghén kéo dài không quá 37 tuần, trẻ sinh đủ tháng được sinh ra từ 37 đến 42 tuần sau kỳ kinh cuối của mẹ.

Tìm hiểu về trẻ sinh thiếu tháng

– Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Thông thường thì người ta chưa biết rõ nguyên nhân gây sinh non và không nằm trong sự kiểm soát được của người mẹ. Tuy nhiên, đôi khi là do mẹ bị bệnh hoặc do lối sống của người mẹ trong lúc mang thai, chẳng hạn như mẹ bị tiểu đường, cao huyết áp, bị bệnh thận hoặc bệnh tim, và bị nhiễm trùng (đặc biệt là nhiễm trùng liên quan đến màng ối, và đường sinh dục và đường tiểu), chế độ dinh dưỡng kém trong thai kỳ, hoặc xuất huyết do vị trí bất thường của nhau thai.

Hơn nữa, tình trạng sinh non cũng có thể xảy ra do bất thường về cấu trúc hoặc do tử cung bị kéo căng quá mức bởi mang từ 2 bào thai trở lên (sinh đôi, sinh ba, hoặc hơn) hoặc sử dụng thuốc lá, rựou bia, hoặc ma tuý trong thời gian thai nghén. Sinh non thường xảy ra ở phụ nữ dưới 19 tuổi hoặc trên 40 tuổi hơn, và ở những người đã sinh non trong lần sinh trước.

– Trẻ bị sinh non

Tuy nhiên, bất kỳ phụ nữ nào cũng có thể sinh non, và nhiều người cũng không biết rõ nguyên nhân là gì.
Trẻ sinh thiếu tháng có nhiều nhu cầu đặc biệt cần phải được chăm sóc khác hơn so với những trẻ sinh đủ tháng, đó là lý do vì sao trẻ sinh non thường phải sống trong phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU) sau khi chào đời.

NICU được thiết kế nhằm tạo môi trường hạn chế căng thẳng cho trẻ sơ sinh và đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thân nhiệt (độ ấm), dinh dưỡng, và bảo vệ để đảm bảo trẻ được tăng trưởng và phát triển hợp lý.

Nhờ nhiều tiến bộ gần đây, nên có hơn 90% trẻ sinh thiếu tháng có cân nặng 800 gram trở lên có khả năng sống được. Trẻ sinh non cân nặng trên 500 gram có khả năng sống sót trên 60%, mặc dù khả năng xảy ra biến chứng là cao hơn.

Các nhu cầu cơ bản của trẻ sinh non

Độ ấm

Trẻ sinh thiếu tháng thiếu đi lớp mỡ cần thiết trong cơ thể để duy trì thân nhiệt của mình, thậm chí khi trẻ được quấn chăn. Vì vậy người ta sử dụng lồng ấp hoặc lồng ấp nhiệt để giữ ấm cho trẻ trong NICU. Việc giữ thân nhiệt cho trẻ trong khoảng dao động bình thường sẽ giúp cho chúng phát triển nhanh hơn.

Lồng ấp được làm bằng nhựa trong suốt, và hoàn toàn bao bọc được em bé để giữ ấm cho bé, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, và hạn chế mất nước. Lồng ấp nhiệt là giường sưởi bằng điện thoáng khí. Chúng được sử dụng khi nhân viên y tế cần chăm sóc bé thường xuyên. Một nhiệt kế nhỏ xíu được băng vào da bé ghi nhận thân nhiệt cho trẻ và kiểm soát được sức nóng.

Dinh dưỡng và phát triển

Trẻ sinh thiếu tháng cần phải có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt bởi chúng phát triển với tốc độ nhanh hơn trẻ sinh đủ tháng và hệ tiêu hoá của chúng vẫn chưa được hoàn thiện. Bác sĩ sơ sinh (bác sĩ nhi khoa chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng và thiếu tháng bị bệnh) đo cân nặng của chúng bằng gram, chứ không phải bằng pao và ao-sơ. Trẻ đủ tháng thường cân nặng trên 2.500 gram, trong khi trẻ sinh non cân nặng khoảng từ 500 đến 2.500 gram.

Trẻ sinh non được nuôi bằng gì?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, nhưng trẻ sinh thiếu tháng quá yếu đến nỗi không thể bú trực tiếp sữa mẹ hoặc bú trực tiếp sữa bình cho đến 32-34 tuần thai.

Hầu hết các trẻ sinh thiếu tháng cần phải được được cho bú chầm chậm bởi chúng có nguy cơ bị viêm ruột hoại tử, đây là chứng nhiễm trùng đường ruột duy nhất ở trẻ sinh non. Mẹ có thể bơm sữa của mình và cho trẻ bú qua ống dẫn từ mũi hoặc miệng đến dạ dày của trẻ.

Sữa mẹ tốt hơn sữa bình bởi trong sữa mẹ chứa nhiều prô-tê-in có thể giúp chống nhiễm trùng và kích thích cho bé phát triển nhanh hơn.

Nhiều loại thuốc bổ đặc biệt cũng có thể được bổ sung vào sữa mẹ (hoặc sữa bình nếu không muốn nuôi con bằng sữa mẹ), bởi trẻ sinh non có nhu cầu về vitamin và khoáng chất cao hơn so với trẻ đủ tháng.

Gần như tất cả các trẻ sinh non đều được bổ sung can-xi và phốt-pho hoặc là bằng cách bổ sung thuốc bổ vào sữa mẹ hoặc là bằng cách bổ sung trực tiếp qua sữa bột đặc biệt dành cho chúng.

Người ta cũng theo dõi thường xuyên các loại hoá chất và khoáng chất trong máu của trẻ, chẳng hạn như đường huyết (đường), muối, ka-li, can-xi, phốt-phát, và ma-giê, bên cạnh đó người ta cũng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ để giữ cho những chất này dao động trong mức bình thường.

các nhu cầu của trẻ sinh non

Các vấn đề sức khỏe thường thấy ở trẻ sinh thiếu tháng

Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ xảy ra một số vấn đề, chủ yếu bởi các cơ quan nội tạng vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng tự hoạt động được. Nói chung, trẻ càng sinh thiếu tháng thì nguy cơ xảy biến chứng càng cao.

Tăng bilirubin huyết

Chứng bệnh thường gặp có thể chữa lành ở trẻ sinh thiếu tháng là tăng bilirubin huyết, có đến 80% trẻ sinh non mắc chứng bệnh này.

Trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin huyết thường có nồng độ bilirubin (sắc tố da cam) cao, đây là một hợp chất do máu phân huỷ tự nhiên mà ra. Nồng độ sắc tố da cam cao làm cho trẻ sơ sinh bị vàng da – biến đổi màu vàng trên da và tròng trắng mắt.

Mặc dù chứng vàng da nhẹ cũng khá phổ biến ở trẻ sinh đủ tháng (khoảng 60%), thường thấy nhiều hơn ở trẻ sinh non. Nồng độ sắc tố da cam cực cao có thể gây tổn thương não, vì vậy trẻ sinh thiếu tháng được theo dõi chứng vàng da và được điều trị nhanh chóng, trước khi sắc tố da cam chạm tới mức độ nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị vàng da được đặt nằm dưới ánh sáng màu xanh dương đặc biệt để giúp cơ thể loại bỏ sắc tố da cam. Phương pháp truyền thay máu hiếm khi được sử dụng để điều trị chứng vàng da nặng.

Chứng ngưng thở (ngạt thở)

Ngưng thở (ngạt thở) là một vấn đề sức khỏe thường thấy khác ở trẻ sơ sinh. Trong một cơn ngưng thở thì trẻ ngừng thở, nhịp tim có thể giảm, và da có thể trở nên tái đi, đỏ tía, hay xanh dương.

Chứng ngưng thở thường do vùng não điều khiển chức năng hô hấp chưa hoàn thiện. Hầu hết trẻ sinh ở tuần thứ 30 trở xuống sẽ bị ngưng thở. Cơn ngưng thở trở nên ít dần theo thời gian.

Tất cả trẻ sinh non đều được theo dõi cơn ngưng thở ở phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh (NICU). Điều trị ngưng thở có thể đơn giản như nhẹ nhàng kích thích cho trẻ bắt đầu thở trở lại.

Tuy nhiên, khi chứng ngưng thở xảy ra thường xuyên thì trẻ có thể phải cần đến thuốc (thường thấy nhất là cà-phê-in) và/hoặc thiết bị hỗ trợ đặc biệt cho mũi thổi luồng không khí đều đặn vào đường thở để giữ cho đường thở mở ra.

Xem thêm: Kiến thức cơ bản về trẻ sinh non (Phần 2)