Kiến thức cơ bản về trẻ sinh non (Phần 2)

trẻ sinh non nằm phòng chăm sóc đặc biệt

Các vấn đề thường thấy ở trẻ sinh thiếu tháng

Bệnh thiếu máu

Nhiều trẻ sinh non thiếu số hồng cầu cần thiết để vận chuyển khí ô-xy đầy đủ đến cơ thể. Biến chứng này được gọi là bệnh thiếu máu, thường được chẩn đoán dễ dàng bằng nhiều xét nghiệm ở phòng thí nghiệm. Những xét nghiệm này có thể xác định được mức độ trầm trọng của bệnh thiếu máu và số hồng cầu mới được tạo ra.

Trẻ thiếu tháng có thể bị thiếu máu vì nhiều lý do. Trong một vài tuần đầu đời, trẻ chưa sản sinh nhiều hồng cầu mới. Hơn nữa, vòng đời của hồng cầu trẻ sơ sinh ngắn hơn của người lớn. Và người ta phải lấy mẫu máu thường xuyên để làm xét nghiệm ở phòng thí nghiệm khiến cho hồng cầu rất khó tái tạo lại. Một số trẻ sinh non, nhất là những trẻ có cân nặng dưới 1.000 gram đòi hỏi phải truyền hồng cầu.
Các vấn đề về sức khỏe thường thấy khác

Các vấn đề thường thấy ở trẻ sinh thiếu tháng

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là biến chứng khá phổ biến có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Nó có thể là do nhiễm trùng, mất máu, mất nước, hoặc là do thuốc của mẹ sử dụng trước khi sinh. Chứng bệnh này được điều trị bằng cách tăng cường cho bé uống nước hoặc bằng thuốc theo toa. Trẻ sơ sinh bị tụt huyết áp vì mất máu có thể cần phải được truyền máu.

Hội chứng suy hô hấp

Một trong những vấn đề thường thấy nhất và khẩn cấp nhất đối với trẻ sinh thiếu tháng là khó thở. Nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ sinh non khó thở, nhưng nguyên nhân thường thấy nhất là hội chứng suy hô hấp (RDS).

Đối với hội chứng RDS thì phổi chưa hoàn thiện của trẻ sơ sinh không tạo đủ chất quan trọng được gọi là chất hoạt tính bề mặt. Chất hoạt tính bề mặt giúp cho bề mặt phổi bên trong giãn ra phù hợp khi trẻ chuyển từ trong bụng mẹ ra hít thở không khí bên ngoài sau khi chào đời. May là RDS có thể chữa lành được và nhiều trẻ phản ứng rất tốt.

Trong khi mà hiện tượng sinh non không có cách nào khắc phục được thì hầu hết các thai phụ có thể được cho sử dụng thuốc ngay trước khi sinh để thúc đẩy quá trình sản sinh chất hoạt tính bề mặt trong phổi của trẻ và giúp ngăn ngừa RDS. Sau đó, ngay sau khi sinh và vài lần sau thì chất hoạt tính bề mặt có thể được cho trẻ sơ sinh sử dụng nếu cần.

Mặc dù hầu hết các trẻ sinh non đều thiếu chất hoạt tính bề mặt đều sẽ cần phải sử dụng đến máy thở, hoặc máy hô hấp nhân tạo, trong một thời gian ngắn, việc sử dụng chất hoạt tính bề mặt làm giảm đáng kể thời gian dùng máy thở của trẻ.

Loạn sản phế quản-phổi

Loạn sản phế quản-phổi (BPD), hoặc bệnh phổi mãn tính, là vấn đề về phổi thường thấy đối với trẻ sinh thiếu tháng, nhất là những trẻ lúc mới sinh có cân nặng dưới 1.000 gram. Cơ chế chính xác đối với chứng bệnh này vẫn còn chưa được rõ, nhưng trường hợp sinh quá non, suy hô hấp nặng, nhiễm trùng trước và sau khi sinh, và sử dụng ô-xy và/hoặc máy thở kéo dài để trị bệnh phổi – tất cả đều đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của chứng BPD.

Trẻ sơ sinh thường được điều trị bằng thuốc và khí ô-xy khi mắc chứng bệnh này. Phổi của những đứa trẻ đó thường trở nên hoàn thiện hơn sau 2 năm đầu, nhưng nhiều trẻ cũng còn dai dẳng những triệu chứng giống như suyễn.

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng rất nguy hiểm đối với trẻ sinh thiếu tháng bởi chúng ít có khả năng kháng lại vi trùng có thể gây bệnh nặng hơn trẻ sinh đủ tháng. Việc trẻ bị nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ mẹ trước khi sinh, trong khi sinh, hoặc sau khi sinh. Thực tế là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể bị nhiễm trùng. Làm giảm nguy cơ nhiễm trùng là lý do vì sao việc rửa tay thường xuyên là cần thiết ở NICU.

Nhiễm khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng có thể kê toa nhiều loại thuốc khác để điều trị chứng nhiễm vi-rút và nhiễm nấm.

Ống động mạch

Ống động mạch là một mạch máu – là một bộ phận quan trọng trong tuần hoàn máu của bào thai, giúp cho máu có thể đi vòng qua phổi, bởi khí ô-xy cung cấp cho máu là từ mẹ và không phải từ việc hít thở không khí.

Ở trẻ sinh đủ tháng, ống động mạch đóng ngay sau khi sinh, nhưng lại thường xuyên hở đối với trẻ sinh thiếu tháng. Khi ống động mạch bị hở thì máu sẽ chảy vào phổi nhiều hơn và có thể gây khó thở và đôi khi còn gây suy tim.

Ống động mạch thường được điều trị bằng thuốc indomethacin hoặc ibuprofen, giúp đóng kín ống động mạch được hơn 80% trẻ sơ sinh cần phải sử dụng thuốc này. Tuy nhiên, nếu liệu pháp y học thất bại, thì có thể phải phẫu thuật để kẹp chặt ống động mạch lại.

Bệnh võng mạc ở trẻ sinh thiếu tháng

Mắt của trẻ sinh non rất dễ bị tổn thương sau khi sinh. Biến chứng nghiêm trọng là bệnh võng mạc ở trẻ sinh thiếu tháng (ROP), đây là sự phát triển mạch máu bất thường ở mắt của trẻ sơ sinh. Khoảng 7% trẻ lúc chào đời có cân nặng 1.250 gram trở xuống bị ROP, và tổn thương này có thể nhẹ (cần phải mang mắt kính) đến nặng (mù mắt).

Người ta vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ROP ở trẻ sinh non. Mặc dù trước đây nó được cho là quá nhiều ô-xy là vấn đề chính, cuọc nghiên cứu sâu hơn cũng đã cho thấy nồng độ ô-xy (hoặc quá thấp hoặc quá cao) chỉ là nhân tố góp phần làm phát triển bệnh võng mạc ở trẻ sinh thiếu tháng. Trẻ sinh non được khám mắt ở NICU để kiểm tra ROP.

Sau khi điều trị ở NICU (phòng săn sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh)

trẻ sinh non nằm phòng chăm sóc đặc biệt

Trẻ sinh thiếu tháng thường phải có chế độ chăm sóc đặc biệt sau khi ra khỏi NICU, đôi khi ở phòng khám dành cho trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hoặc chương trình can thiệp sớm. Ngoài việc khám và chủng ngừa đều đặn cho trẻ khỏe mạnh bình thường của tất cả các trẻ sơ sinh thì trẻ sinh non còn được khám tai và khám mắt định kỳ.

Cần nên chú ý cẩn thận đến sự phát triển của hệ thần kinh, bao gồm việc thực hiện được các kỹ năng vận động như mỉm cười, ngồi, và đi bộ, cũng như định vị và sức rắn chắc của cơ.

Cũng cần nên theo dõi sự phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ. Một số trẻ sinh non có thể phải cần đến liệu pháp ngôn ngữ hoặc vật lý trị liệu khi chúng lớn lên. Trẻ sơ sinh bị biến chứng khi điều trị tại NICU có thể cần phải được các chuyên gia y tế chăm sóc thêm.

Bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của gia đình. Chăm sóc trẻ sinh non thậm chí còn khó khăn hơn chăm sóc cho trẻ sinh đủ tháng, và các phòng khám cho trẻ có nguy cơ cao chú ý đặc biệt đến các nhu cầu của cả gia đình.

Xem thêm: Kiến thức cơ bản về trẻ sinh non (Phần 1)