Cách phạt trẻ nhẹ nhàng nhưng hiệu quả khi không nghe lời

cách phạt trẻ

Khi trẻ không nghe lời bạn và phạm một lỗi gì đó, hãy nghĩ ra một cách để rèn luyện lại trẻ, giúp trẻ thay đổi hành vi này ngay lập tức. Phớt lờ yêu cầu giúp đỡ của bạn hoặc không lắng nghe theo những chỉ dẫn của bạn là một vài ví dụ về hành vi thiếu tôn trọng mà bạn cần khuyến khích bé từ bỏ.

Sử dụng phương pháp phạt hiệu quả sẽ giúp dạy cho bé về tầm quan trọng của việc nghe lời, tuân theo quy định và tôn trọng người lớn.

cách phạt trẻ

Bước 1

Hãy dựa vào những hậu quả tự nhiên để phạt trẻ. Khi con bạn không nghe lời khi bạn bảo trẻ đã đến lúc trẻ nên học bài và trẻ bị điểm kém, đó chính là hình phạt tự nhiên dành cho trẻ.

Cảm thấy sự thất vọng của giáo viên và những hậu quả khác gắn liền với việc bị điểm kém như bị loại khỏi đội tuyển thi học sinh giỏi của lớp hoặc không được ra chơi cùng các bạn sẽ dạy cho trẻ một bài học hiệu quả hơn là một bài thuyết giảng dài vài trang giấy của bạn.

Bước 2

Hãy tước đi những quyền lợi yêu thích của trẻ. Nếu con bạn thích đi xe đạp cùng bạn bè vào mỗi buổi chiều, hãy cấm trẻ đi xe đạp khi trẻ không nghe lời.

Trẻ sẽ nghe lời bố mẹ hơn trong tương lai khi trẻ nhận ra rằng phớt lờ lời dặn của bạn sẽ đẫn đến việc mất đi những thứ mà mình yêu thích.

Bước 3

Time-out (việc cách ly trẻ hay phạt trẻ úp mặt vào tường trong khoảng thời gian ngắn) là hình thức phạt không cần la mắng hay dùng đến roi vọt và rất hiệu quả.

Cách phạt này có thể được áp dụng tốt nhất đối với trẻ nhỏ và trẻ chưa đi học, nhưng nó cũng có tác dụng với những trẻ lớn hơn.

Thời gian áp dụng time-out tùy thuộc vào tuổi của trẻ, mỗi phút cho mỗi năm tuổi của trẻ.

Ví dụ, trẻ 8 tuổi thì cha mẹ có thể phạt trẻ đứng úp mặt vào tường khoảng 8 phút.

cách phạt trẻ nhẹ nhàng

Bước 4

Hãy “đe dọa” trẻ bằng những hình phạt mà bạn hoàn toàn có khả năng thực hiện được. Nếu con bạn không nghe lời khi bạn yêu cầu bé không được chơi bóng trong phòng khách, đừng nói với trẻ rằng bạn sẽ không cho trẻ được đi chơi với bạn suốt cả đời.

Những trẻ lớn sẽ biết rằng bạn chẳng thể nào cấm trẻ đi chơi suốt đời được, do đó điều này chỉ làm trẻ không còn tin lời bạn nữa khi mà bạn không thể thực hiện đúng như những lời mà bạn đã nói với trẻ.

Bước 5

Hãy kiên định với quyết định phạt trẻ của mình và đừng mềm lòng dù cho trẻ có làm gì đi nữa.

Nếu trẻ khóc, mè nheo, năn nỉ hoặc la hét cho đến khi bạn mềm lòng và không phạt trẻ nữa, trẻ sẽ nghĩ rằng hành vi này sẽ mang đến cho trẻ bất cứ thứ gì mà trẻ muốn trong tương lai, điều này chỉ càng khuyến khích thêm những hành vi không tốt của trẻ.

Xem thêm: Trẻ quậy phá – Nước mắt không có gì lớn lao cả