Trẻ quậy phá – Nước mắt không có gì lớn lao cả

Hãy đảm bảo rằng con bạn có một nơi thoải mái với những trò đùa của mình

Bạn luôn than phiền về sự quậy phá của con mình, trong khi những đứa trẻ lại tỏ ra thích thú với những trò phá phách đó. Nhưng nếu bé bắt đầu trở nên mất kiểm soát và làm vỡ kính cửa sổ hay phá hư các thiết bị điện tử thì sao?

trẻ quậy phá

Thật ra sự các hành động khám phá (và chúng ta gọi nó là “quậy phá” khi chúng kéo theo các hậu quả nghiêm trọng) rất tốt cho trẻ. Di chuyển giúp trẻ giải tỏa cảm xúc, tiếng cười thì giúp giải tỏa lo lắng và tạo ra Oxytocin – loại Hormone khiến con người cảm thấy hạnh phúc. Những trò chơi khám phá cũng giúp trẻ xây dựng lòng tự tin, đặc biệt với những trẻ thiếu quyết đoán hơn so với bạn bé đồng trang lứa. 

Vì vậy, khi trẻ vật lộn đánh nhau bằng gối và chơi trò khám phá, các bé cảm thấy rất vui vẻ. Nhưng tiếc là đôi khi căn nhà của bạn thì lại đối mặt với vài nguy cơ đổ vỡ và hư hại nhỏ. Và các bậc phụ huynh thì lo lắng trẻ có thể bị thương trong những trò “phá hoại” như thế này.   

May mắn là có một số phương pháp các bậc phụ huynh có thể sử dụng để giữ trẻ được an toàn, nhưng bạn cần phải chú ý một số điểm và phải kiên trì trong việc giáo dục trẻ.

Khó mà hy vọng trẻ sẽ lập tức ngừng những trò quậy phá quanh nhà lại được, nhưng bạn có thể dạy trẻ tự giữ an toàn cho bản thân bằng cách: 

1. Đặt giới hạn trước khi bạn thật sự nổi giận

Giây phút bạn bắt đầu lo lắng rằng con mình có thể bị thương, đó chính là tín hiệu để làm điều gì đó. Đừng la hét với lũ trẻ mà hãy can thiệp một cách tích cực để bảo đảm rằng mọi thứ đều an toàn.

Nhiều bậc cha mẹ không kiềm chế được bản thân, và khi tỉnh táo lại thì con bạn đang khóc lóc, còn bạn (chính bạn) đang la hét om sòm. Chắc chắn đó không phải là điều bạn mong muốn, đúng không? 

2. Đánh giá các mối nguy hiểm

Liệu trò trẻ đang chơi có thật sự nguy hiểm không? Có thể trẻ làm ồn nhưng lại đang rất vui vẻ và không gặp nguy cơ bị thương hay gây đổ vỡ trong nhà, vậy thì sao bạn phải la hét và làm chính mình căng thẳng?

Hoặc có thể một sự thay đổi nhỏ (như đưa thú nhồi bông để trẻ ném nhau thay vì các khối Lego) sẽ khiến trẻ an toàn hơn chẳng hạn. 

3. Cố gắng hiểu trẻ trước khi phán xét mọi chuyện

La hét sẽ chỉ khiến cho mọi chuyện tệ hại hơn. Thay vào đó, hãy cố kết nối và khiến trẻ tự hiểu ra lỗi sai của mình.

Khi một đứa trẻ đang vượt ra khỏi tầm kiểm soát, cha mẹ khó mà khiến bé bình tĩnh lại trừ khi hành động thân thiện và cởi mở. Hãy tạo ra một sự kết nối tích cực với trẻ trước khi làm bất cứ điều gì khác. 

4. Đặt giới hạn cho trẻ

Hãy chắc chắn rằng trẻ biết đâu là giới hạn chúng không thể vượt qua trong các trò quậy phá của mình, một cách nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc. “Con không thể chơi bóng trong nhà được. Mẹ lo rằng con có thể làm đổ đèn ngủ hoặc làm vỡ TV”.

5. Đôi khi, hãy chọn thông cảm cho con mình

“Mẹ biết trò này rất vui, nhưng con phải chơi những trò như thế này ở ngoài sân. Ra ngoài chơi nhé, được không?” 

6. Hãy kiểm tra thái độ của những đứa trẻ khác trong nhóm

“Các con đều thấy vui không?” Nếu một trong những đứa trẻ có vẻ sợ sệt hay lo lắng, bạn có thể lấy đó làm lí do để dừng con mình lại “Bo, con không thấy bạn Bi không cười à? Dừng lại coi mọi thứ có an toàn không rồi hẵng chơi tiếp nhé?” 

Hãy kiểm tra thái độ của những đứa trẻ khác trong nhóm

7. Giúp trẻ tạo ra các quy tắc an toàn

Nếu bạn lo lắng sẽ có người bị thương, hãy cố gắng dừng những hành động khiến bạn lo lắng bằng cách khuyến khích trẻ tự đặt ra các quy tắc an toàn cho trò chơi của mình: “Các con chơi đấu vật rất giỏi, nhưng các con đặt luật chưa?

Khi mọi người hét lên “Dừng lại” thì cả hai bên phải dừng lại nhé? Và không đánh nhau nữa. Các con thấy thế nào, mình còn cần luật gì thêm nữa không?” 

8. Nước mắt không có gì lớn lao cả

Thông thường, trẻ em bắt đầu khóc khi bị thương trong khi chơi đùa. Đôi khi, trẻ chỉ bị thương nhẹ, và sẽ sẵn sàng nô đùa tiếp sau khi được mẹ an ủi.

Đôi khi, trẻ khóc dữ dội hơn, và đó là dấu hiệu tốt chứng tỏ rằng sau khi cười đùa, trẻ đã có cơ hội giải tỏa những cảm xúc sâu sắc hơn.

Sau đó bé sẽ thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều. Vì vậy thay vì cảm thấy mình có lỗi khi để con bị thương, hãy thư giãn và cho trẻ thời gian để khóc.

Bạn thậm chí có thể ghi xuống các quy tắc và dán ở một nơi trẻ dễ dàng đọc được, như vậy bạn có thể dễ dàng nhắc nhở bé sau này, khi trẻ quậy phá một lần nữa.  

9. Hãy đảm bảo rằng con bạn có một nơi thoải mái với những trò đùa của mình

Hãy đảm bảo rằng con bạn có một nơi thoải mái với những trò đùa của mình

Trẻ em cần phải cuộn người, vật lộn, leo trèo và nhảy nhót. Cuộc sống hiện đại không phải lúc nào cũng cho con bạn cơ hội đó.

Nếu bạn không có sân chơi rộng cho bé, hãy làm căn phòng an toàn hơn để đánh nhau bằng gối hay vật lộn, đồng thời hãy đảm bảo rằng bạn luôn dành cuối tuần để dắt trẻ đi công viên hay chơi ở một không gian rộng. 

Bạn có nhận thấy rằng cố gắng không nổi giận thật ra không khó như bạn tưởng tượng không? Chỉ cần một ít nhẫn nại, cảm thông để giữ cơn giận của mình không thoát khỏi tầm kiểm soát và đừng phản ứng quá mức hay cấm trẻ tiếp tục chơi đùa. Nước mắt không có gì lớn lao cả, và đôi khi, cơn giận cũng là một loại lựa chọn.

Xem thêm: