Tình trạng trẻ nhỏ ngủ không yên giấc, quấy khóc ầm ĩ thường khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu mỗi ngày, đó cũng là lý do “các cách giúp bé tự ngủ” luôn là cụm từ khóa được tìm kiếm mỗi ngày bởi hàng trăm nghìn bậc phụ huynh trên khắp thế giới. Hãy bỏ túi những bí quyết sau đây để thực hiện việc này đơn giản và hiệu quả hơn trong quá trình nuôi dạy con trẻ của mình.
1. Sắp xếp thời gian ngủ hợp lý cho trẻ
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ dùng khoảng 18 tiếng một ngày chỉ để ngủ, tuy nhiên, tùy vào hoàn cảnh và tình huống mà sẽ cần đến sự tác động của cha mẹ để điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý cho trẻ. Để tránh tình trạng trẻ ngủ quá nhiều hoặc ngủ quá ít, cha mẹ cần cân nhắc các khoảng thời gian mà trẻ thường ngủ hoặc dậy, bao gồm khoảng thời gian cho việc ăn uống, vệ sinh, chơi đùa,…
Khi trẻ ngủ quá nhiều và lố thời gian không như dự định, cha mẹ có thể nhẹ nhàng đánh thức trẻ bắt cách nói chuyện với trẻ, ôm trẻ hoặc vỗ về trẻ, thay vì to tiếng hoặc hối thúc trẻ dậy ngay lập tức. Bằng cách này, hệ thần kinh trẻ sẽ không bị đánh thức đột ngột dẫn đến những hệ lụy không tốt sau này, và có thể khiến trẻ quấy khóc ầm ĩ mà không thể dỗ được.
2. Thay đổi thói quen ngủ ngày, thức đêm của trẻ
Đối với nghiên cứu về cách giúp bé tự ngủ từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, họ đã chỉ ra được sự quan trọng của yếu tố ngày, đêm trong giấc ngủ của trẻ. Tình trạng trẻ ngủ suốt cả ngày và thức dậy vào ban đêm khiến cha mẹ trở nên vất vả hơn vì không thể nghỉ ngơi hợp lý, vì vậy, việc thay đổi thói quen ngủ ngày, thức đêm của trẻ là vô cùng quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt.
Vào ban ngày, cha mẹ nên sử dụng nguồn ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ để trẻ dần nhận thức được môi trường xung quanh, tự cảm nhận và tỉnh táo để chơi đùa, ăn uống,… Ngược lại, vào ban đêm, cha mẹ cần giảm mức ánh sáng xuống tối thiểu để dễ dàng tạo cảm giác buồn ngủ cho trẻ, đồng thời sử dụng lời ru nhẹ nhàng để trẻ chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
3. Quan tâm đến các yếu tố môi trường xung quanh
Các yếu tố môi trường xung quanh cũng có thể đem lại ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của trẻ nhỏ. Như đã đề cập, ánh sáng cũng là một trong những yếu tố quyết định có thể thay đổi thói quen ngủ ngày, thức đêm của trẻ. Bên cạnh đó, để tập cho bé tự ngủ hiệu quả cũng cần liên quan đến nhiều yếu tố khác, ví dụ như âm thanh, cảm giác tiếp xúc, nhiệt độ phòng,…
Cụ thể, theo nhiều nghiên cứu, trẻ nhỏ sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn nếu nhiệt độ phòng ấm áp vừa phải, được ru ngủ với âm thanh nhẹ nhàng hoặc sự tiếp xúc từ những cái ôm của cha mẹ, ngược lại, nếu phòng quá ồn ào hoặc thiếu đi hơi ấm quen thuộc từ cha mẹ, trẻ sẽ khó mà vào giấc ngủ và khó để ngủ ngon, sâu giấc.
4. Các lưu ý cần nhớ cho giấc ngủ ngon của trẻ
Khi cho trẻ ngủ, cha mẹ nên đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa để giúp trẻ ngủ ngon giấc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, hãy để trẻ nằm ngủ ở mặt phẳng chắn chắn nhưng mềm mại, ví dụ như nôi, giường, tránh để trẻ nằm ngủ ở võng, ghế hoặc xe đẩy.
Giấc ngủ luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này, vì vậy, đừng quên tham khảo các cách giúp bé tự ngủ hiệu quả mà chúng tôi đã gợi ý nhé.
Tham khảo thêm thông tin: Cách rèn tính tự giác cho trẻ đơn giản, hiệu quả