5 cách đơn giản giúp trẻ nhanh biết nói

cách đơn giản giúp trẻ nhanh biết nói

Có hai thứ mà tất cả các bậc phụ huynh đều mong chờ ở con mình – đó là những bước đi đầu tiên và những từ đầu tiên. Tuy nhiên, trong khi việc tập đi cho trẻ không phải là một thử thách quá khó khăn thì việc tạo ra một môi trường có thể kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ lại khiến nhiều bậc cha mẹ phải đau đầu.

Nghiên cứu cho thấy có những việc mà cha mẹ có thể làm để tạo nền tảng cho trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình. Bên cạnh đó, phong cách nói chuyện của cha mẹ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Nếu bạn là một người thích nói chuyện thì sẽ có khả năng giúp trẻ nhanh biết nói hơn. Nếu bạn là một người trầm lặng và ít khi nào nói chuyện lớn, con bạn cũng có khả năng trở nên như vậy.

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến bạn 5 cách vô cùng đơn giản nhưng lại có thể giúp trẻ nhanh biết nói. Hãy cùng xem qua nhé!

cách đơn giản giúp trẻ nhanh biết nói

1. Nói chuyện 

“Cái gì vậy? Bi ơi đây có phải là một trái bóng không? Nói đi con!” Vâng.

Hãy nói chuyện với trẻ. Hãy tiếp nhận những gì trẻ nói, làm cho nó phức tạp hơn một chút, và nói lại với trẻ.

Nếu con bạn nói “bóng!”

Bạn hãy đưa trái bóng cho trẻ và nói “Đúng rồi! Đây là một trái bóng, một trái bóng màu đỏ rất to! Hãy tâng bóng đi con!”

Đây được gọi là sự mở rộng ngôn ngữ và là một trong những cách hiệu quả nhất giúp con bạn nhanh biết nói hơn.

2. Lắng nghe

Nghiên cứu cho thấy việc lắng nghe trẻ cũng có tầm quan trọng không kém gì việc nói chuyện với trẻ. Lắng nghe và chú ý đến trẻ thực sự rất có tác dụng.

Chúng ta thường tìm đến những người bạn biết lắng nghe để trút bầu tâm sự của mình. Ví vậy, khi bạn thể hiện sự chú ý đến trẻ khi trẻ đang nói bập bẹ những từ đầu tiên, bạn đang dạy cho trẻ biết rằng những thứ đó là rất quan trọng và đáng quan tâm, đồng thời khuyến khích trẻ quan tâm đến việc nói chuyện hơn.

Nếu thấy bạn thờ ờ với những gì mình nói, trẻ sẽ mất ngay hứng thú với việc nói và trở nên im lặng.

3. Đừng nói bằng giọng trẻ em

Nhiều bậc phụ huynh thường nói chuyện với con mình bằng giọng cao vút hoặc thêm vào những từ dễ thương. Đây thực sự là một việc bạn không nên làm khi tập cho trẻ nói.

Đây là thời điểm trẻ cần đạt được một bước ngoặt mới trong việc phát triển ngôn ngữ của mình, vì vậy bạn nên phát âm một cách chính xác.

Nói như vậy không nghĩa là khi trẻ nói sai, bạn phải sửa và bắt trẻ nói lại cho đúng ngay lập tức. Nếu trẻ nói “nức”, bạn nên nói “Con nói nước hả? Đúng rồi! Nước uống rất ngon. Đây là một lỳ nước nè!”

4. Tương tác sinh động

Hãy sử dụng thật nhiều âm điệu và vẻ mặt khi nói chuyện với trẻ. Thay đổi âm vực. Hát. Khoa tay múa chân.

Những việc này sẽ khiến bạn trở nên thú vị hơn rất nhiều trong mắt trẻ. Bạn sẽ trở thành một trong những thứ gợi thích thú và kích thích sự tò mò nhất trong cuộc sống của trẻ.

Khi bạn tạo được sự thú vị cho hành động nói, bạn sẽ giúp trẻ tập trung đến nó trong những khoảng thời gian dài hơn và điều đó mang đến cho trẻ nhiều cơ hội để học hỏi hơn.

5. Hạn chế thời gian xem TV

TV không dạy ngôn ngữ cho trẻ, ngay cả những chương trình có vẻ thú vị như Sesame Street hay Baby Einstein. Máy vi tính và iPad cũng vậy.

Những thứ này chỉ dạy bé về các khái niệm. Chúng có thể dạy về chữ cái, màu sắc, đếm số, và một vài từ mới. Ngôn ngữ và giao tiếp đòi hỏi sự tương tác. Những thứ này không hề mang tinh tương tác một chút nào.

Chính cha mẹ, ông bà, hàng xóm, hoặc thậm chí là anh chàng thu ngân hay làm mặt cười chọc trẻ mỗi khi bạn đưa trẻ đi siêu thị mới mang tính tương tác.

Đây mới là những thứ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp. Hãy chỉ cho trẻ xem TV và chơi iPad vào những lúc bạn cần nghỉ giải lao khoảng từ 10-20 phút.

Xem thêm: Các hoạt động thú vị thúc đẩy kỹ năng nói của trẻ