Tạo thói quen lành mạnh cho trẻ khi xem TV, Internet và chơi game

thói quen tốt khi trẻ chơi game

TV, trò chơi điện tử tương tác, và Internet là những nguồn giáo dục và giải trí rất tuyệt vời dành cho trẻ. Nhưng dành quá nhiều thời gian cho chúng có thể gây ra những phản ứng phụ không lành mạnh.

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tiếp xúc với màn hình, và chỉ nên cho trẻ lớn hơn 2 tuổi xem những chương trình TV chất lượng từ 1-2 giờ một ngày.

Bạn cũng nên đảm bảo rằng trẻ có nhiều lựa chọn khác trong thời gian rảnh rỗi của mình như đọc sách, chơi cùng bạn bè, và chơi thể thao. Những hoạt động lành mạnh này đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển thể chất và tinh thần.

Dưới đây là một vài bí quyết giúp tạo cho trẻ thói quen xem TV, Internet và trò chơi điện tử lành mạnh.

1. Xem TV

thói quen lành mạnh cho trẻ khi xem tv

Giới hạn số giờ xem TV

  • Hãy đặt trong phòng nơi có TV những đồ giải trí không có màn hình khác (sách, tạp chí thiếu nhi, đồ chơi, board game…) để khuyến khích trẻ làm những việc khác ngoài xem TV.
  • Đừng đặt TV trong phòng ngủ của trẻ.
  • Không mở TV trong giờ ăn.
  • Không cho phép trẻ xem TV khi đang làm bài tập về nhà.
  • Xem TV là một giải thưởng mà trẻ phải phấn đấu để đạt được – không phải là một quyền lợi có sẵn của trẻ. Hãy nói với trẻ rằng chúng chỉ được xem TV sau khi đã làm xong bài tập về nhà và công việc nhà.

Trở thành một tấm gương cho trẻ. Tự hạn chế thời gian xem TV của chính bạn.

Xem danh sách chương trình TV và những đánh giá về chúng

Hãy tìm những chương trình mà cả gia đình có thể cùng xem (ví dụ những chương trình phi bạo lực và đề cao giá trị gia đình).

Hãy ưu tiên chọn những show truyền hình kết hợp giữa giáo dục và giải trí, giúp trẻ có hứng thú hơn với toán học, khoa học, đọc sách…

Sử dụng chức năng Parental Control

Hầu hết mọi TV hiện nay đều có sẵn chức năng Parental Control cho phép bố mẹ khóa các kênh và cách chương trình TV mà bạn không muốn trẻ xem.

Lên lịch trình xem TV cho cả gia đình

Hãy nghĩ ra một lịch trình được mọi thành viên trong gia đình nhất trí. Sau đó dán nó tại một điểm dễ thấy trong nhà (trên tủ lạnh chẳng hạn) để mọi người đều biết mình có thể xem chương trình gì và vào lúc nào.

Hãy nhất quyết tắt TV khi mà chương trình có trong lịch trình đã hết thay vì chuyển kênh để tìm một thứ gì khác để xem.

Xem TV cùng trẻ

Nếu bạn không thể ngồi xem hết cả chương trình, ít nhất hãy cùng trẻ xem những phút đầu tiên để đánh giá xem chương trình này có phù hợp với trẻ không.

Trò chuyện với trẻ về những thứ mà chúng thấy trên TV

Trò chuyện với trẻ về những thứ mà chúng thấy trên TV và chia sẻ với trẻ những giá trị và niềm tin của riêng bạn.

Nếu có một thứ gì đó không phù hợp xuất hiện trên TV, hãy tắt ngay lập tức và sử dụng cơ hội này để hỏi trẻ những câu hỏi kích thích tư duy như , “Theo con, việc những người đàn ông đó đánh nhau có đúng không? Họ cò thể làm gì khác thay vì đánh nhau? Nếu là con thì con sẽ làm gì?” Hoặc, “Con nghĩ sao về cách hành xử của những bạn đó tại buổi tiệc? Theo con, họ có làm gì không đúng không?”

Nếu có một người nào đó hoặc một nhân vật nào đó bị phân biệt đối xử, hãy dạy trẻ rằng chúng nên đối xử với mọi người công bằng cho dù họ có những điểm khác biệt so với chúng.

Bạn cũng có thể dùng TV để giải thích những vấn đề khó hiểu và thể hiện cảm xúc của mình về những vấn đề tế nhị (giới tính, tình yêu, thuốc kích thích, rượu bia, công việc, hành vi, cuộc sống gia đình). Hãy dạy trẻ cách đặt câu hỏi và học từ những thứ chúng thấy trên TV.

Cung cấp những thay thế thú vị cho TV

Nếu con bạn muốn xem TV nhưng bạn lại không muốn, hãy đề nghị trẻ tham gia vào những hoạt động thay thế khác như chơi trốn tìm, ra vườn chơi, đọc sách… Có rất nhiều thứ thú vị bên ngoài TV – vì vậy hãy tắt TV đi và cùng con tận hưởng một khoảng thời gian thật tuyệt vời.

2. Chơi trò chơi điện tử

thói quen tốt khi trẻ chơi game

Xem rating của trò chơi

Trò chơi điện tử thường có rating để thể hiện chúng có chứa nội dung bạo lực, tình dục, và những nội dụng khác không phù hợp với trẻ hay không.

Hãy kiểm tra rating thật kỹ trước khi quyết định cho phép trẻ chơi một trò chơi điện tử nào đó.

Chơi thử

Dù đã xem qua rating, bạn cũng nên tự mình chơi thử game trước khi để trẻ chơi để kiểm tra xem chúng có thực sự phù hợp với trẻ hay không.

Giúp trẻ có cái nhìn toàn diện về trò chơi

Hãy theo dõi cách mà trò chơi có thể tác động đến trẻ. Nếu trẻ có những biểu biện hung hăng hơn sau một thời gian chơi game, hãy trò chuyện với trẻ về trò chơi này và giúp trẻ hiểu được rằng những thứ bạo lực được thể hiện trong game rất khác với những gì đang diễn ra ngoài đời thực.

Việc này sẽ giúp giảm những tác động tiêu cực mà trò chơi điện tử có thể gây ra cho trẻ.

3. Sử dụng máy vi tính và Internet

Sử dụng máy vi tính và Internet
  • Có kiến thức về máy vi tính. Hãy học cách khóa những chương trình không phù hợp.
  • Đặt máy vi tính trong một khu vực chung. Hãy đặt máy ở nơi bạn có thể theo dõi và kiểm tra trẻ. Tránh đặt máy trong phòng ngủ của trẻ.
  • Chia sẻ một tài khoản email với trẻ. Bằng cách này, bạn sẽ có thể kiểm soát xem trẻ đang gửi tin nhắn cho ai.
  • Dạy trẻ về An toàn Internet. Trò chuyện cùng trẻ về những quy định mà trẻ cẩn tuân thủ trong khi sử dụng Internet, như không bao giờ để lộ thông tin cá nhân, bao gồm địa chỉ nhà, số điện thoại, hoặc tên trường.
  • Đánh dấu những trang web yêu thích của trẻ. Trẻ sẽ có thể dễ dàng truy cập vào chúng hơn và không bị đánh sai địa chỉ vốn có thể dẫn đến những nội dụng không lành mạnh.
  • Cùng trẻ sử dụng Internet. Hãy dạy trẻ những hành vi trực tuyến phù hợp.

Xem thêm: Cách hạn chế bé sử dụng các thiết bị công nghệ