Ý thức về âm vị

âm vị

Đó là gì?

âm vị

Ý thức về âm vị là ý thức về những tiếng cơ bản. Các hoạt động liên quan đến âm vị giúp trẻ biết được từ nào tạo nên tiếng nào.

Khi trẻ bắt đầu học nghe, lặp lại và chơi đùa với những tiếng rời, thì trẻ đang bắt đầu hiểu mối quan hệ của tiếng và chữ cái. Những hình thức hoạt động kích thích khả năng đọc viết của trẻ trước khi đi học mẫu giáo này sẽ giúp trẻ sẵn sàng cho việc đọc hiểu.

Các kĩ năng ý thức âm vị

Trẻ cần được:

  • Nghe các từ có vần với nhau như nơ, lơ, sơ, hơ.
  • Tách các từ thành từng âm tiết như m á y b a y.
  • Nghe một vài âm đầu  như h trong hai hay hoa.
  • Trộn các âm cùng nhau để tạo nên từ như n-h-ả-y.
  • Nghe các âm đầu và âm cuối như bút bắt đầu bằng b và kết thúc bằng t.
  • Bỏ âm đầu và âm cuối để có từ mới như trúc thành rú.

Vần 

bảng vần

Các hoạt động kích thích sự đọc viết sớm qua ý thức âm vị thường tạo niềm vui cho trẻ nếu bạn biến các bài học thành trò chơi.

Người lớn nên bắt đầu với nhịp điệu và vần điệu vì nó giúp trẻ phát triển ý thức và khả năng phân biệt bằng thính giác. Nhiều trò chơi được bán sẵn phù hợp cho các hoạt động này.

Các trò chơi học vần

Bằng trí tưởng tượng của mình bạn hãy nghĩ ra những trò chơi đơn giản. Một chồng thẻ gồm các vần và một cái tên thật kêu đủ thu hút sự chú ý của các trẻ khi dạy các hoạt động âm vị này.

Ví dụ : “Xây đường”

  • Cho trẻ ngồi thành vòng tròn trên thảm, đưa cho mỗi  trẻ một  tấm thẻ.
  • Giáo viên giữ các tấm thẻ mẫu.
  • Giáo viên đặt tấm thẻ đầu tiên trên thảm, trẻ nào có tấm thẻ giống như vậy sẽ đặt thẻ của mình ngay bên cạnh theo hàng ngang.
  • Mỗi tấm thẻ mới của giáo viên sẽ được đặt trên thảm, trẻ có tấm thẻ giống lần lượt đặt nối tiếp theo thẻ của giáo viên để “xây đường”.
  • Giáo viên hướng dẫn khi cần thiết.
  • Nếu trẻ muốn làm đường quanh co thì chuyển tất cả ra khỏi thảm.

Trẻ mẫu giáo dễ dàng bị kích thích để tham gia trò chơi, chỉ thay đổi tên và hình thức thường xuyên để trẻ chú ý.

Sử dụng câu đố vần điệu để dạy các hoạt động đọc viết

Các câu đố vần điệu cũng giúp trẻ nắm bắt các khái niệm về vần. Đầu năm, tôi đã thay đổi tất cả chỉ còn 4 hoặc 5 chồng thẻ từ hộp câu đố  vì một số trẻ sẽ hỏi dồn dập về số lượng lựa chọn khi chiếc hộp được đưa ra.

Tôi sử dụng bảng xếp hạng hình túi  rất nhiều cho việc dạy vần. Đảm bảo việc sử dụng các tranh vần điệu sẽ rõ ràng, dễ thấy cho dù trẻ ngồi ở vị trí xa nhất. Tự ngồi trên thảm và kiểm tra tranh từ góc nhìn của trẻ.

Trẻ sẽ lần lượt đặt những tấm thẻ của mình bên cạnh những tấm thẻ đúng trong bảng xếp hạng. Thay đổi các thẻ theo hình thức, văn học và mùa.

Các bức tranh trong các câu đố vần điệu phải rõ ràng, màu sắc và kích thước phù hợp với các bảng.

Mặc dù các thẻ được thiết kế dành cho việc dạy vần, nhưng những câu đố hình ảnh mang tính cá nhân cũng có thể sử dụng được để dạy những khía cạnh khác của ý thức âm vị, như các âm đầu hay âm cuối.

Các sách dạy vần

Việc đọc sách dạy vần giúp trẻ nắm bắt được hình thức. Nhấn mạnh vần trong từ khi bạn đọc. Sau một thời gian trẻ sẽ đoán trước các vần nếu bạn dừng lại trước khi đọc chúng.

Trẻ cũng thích tự mình làm riêng một cuốn sách học vần. Đưa trẻ một vài mảnh giấy cứng hình tam giác, máy bấm ghim và tấm vải nỉ. Một số trẻ sẽ bắt chước các vần theo bảng, số khác sẽ làm theo cách của chúng.

Nên nhớ- làm mẫu quá trình trước.

Xem thêm: Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *