Cơ quan sinh dục ngoài
Cơ quan sinh dục ngoài của cả bé trai và bé gái sơ sinh có thể là khá lớn và phồng to khi lọt lòng mẹ. Tại sao vậy?
Đó là do một vài yếu tố gây nên, như việc tiếp xúc với các hooc-môn của mẹ và bào thai tiết ra, các mô sinh dục bị thâm tím và sưng phồng do chấn thương khi sinh, và quá trình phát triển tự nhiên của cơ quan sinh dục ngoài.
Ở bé gái, môi ngoài âm đạo (mép lớn) có thể phồng to lúc chào đời. Lớp da ở môi âm hộ có thể trơn láng hoặc hơi nhăn nheo. Đôi khi giữa vùng môi âm hộ của bé phình ra một mẩu mô nhỏ màu hồng – đây là mô màng trinh dư thừa; nó sẽ tự thụt vào trong môi âm hộ khi cơ quan sinh dục của bé phát triển.
Do ảnh hưởng hooc-môn của mẹ nên hầu hết các bé gái sơ sinh đều tiết ra chất nhầy âm đạo (khí hư) và cũng có thể tiết ra một chút máu kéo dài trong một vài ngày.
“Sự hành kinh chút ít” này là hiện tượng xuất huyết kinh nguyệt bình thường ở tử cung của trẻ sơ sinh, xảy ra khi hooc-môn estrogen từ mẹ truyền sang con bắt đầu chấm dứt.
Mặc dù xảy ra ở bé trai nhiều hơn nhưng triệu chứng sưng phồng bẹn ở bé gái sơ sinh có thể là dấu hiệu của chứng thoát vị bẹn.
Tràn dịch màng tinh
Ở bé trai, bìu (túi chứa tinh hoàn) thường trông có vẻ phồng to lên. Hiện tượng này là do chứng tràn dịch màng tinh, đây là chứng ứ dịch trong bìu thường thấy ở bé trai sơ sinh, thường hết trong 3 đến 6 tháng đầu.
Nếu trên 3 đến 6 tháng mà bìu hoặc vùng bẹn của bé vẫn sưng phồng hoặc phình to dai dẳng hoặc có vẻ như trầm trọng hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé. Điều này có thể là dấu hiệu của chứng thoát vị bẹn, thường phải điều trị bằng phẫu thuật.
Hơn 95% trẻ sơ sinh đi tiểu trong vòng 24 tiếng đồng hồ đầu. Nếu bé không đi tiểu trong khoảng thời gian này thì có thể là bé đã tiểu ngay sau khi lọt lòng mẹ lúc còn trong phòng sanh.
Bé cắt bao quy đầu thì dương vật thường mất khoảng từ 7 đến 10 ngày mới lành được. Trong thời gian này, đầu dương vật của bé có thể đau buốt, chảy máu và có màu vàng nhạt.
Mặc dù triệu chứng này hoàn toàn bình thường nhưng nếu kèm thêm các triệu chứng khác thì không ổn. Hãy gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức nếu thấy:
- xung quanh đầu dương vật của bé bị đỏ, chảy máu dai dẳng và trở nên trầm trọng hơn sau 3 ngày
- Sốt, và các dấu hiệu nhiễm trùng khác (như vết giộp cương mủ)
- Không đi tiểu được bình thường trong 6 đến 8 tiếng đồng hồ sau khi cắt bao quy đầu xong.
Tắm
Với bé trai có cắt bao quy đầu hay không thì chỉ cần tắm bé bạn chỉ cần xà phòng và nước ấm là đủ rồi không cần thêm các chất làm sạch khác.
Trong quá trình tắm hoặc vệ sinh cho bé trai mới cắt bao quy đầu thì nên:
- Làm sạch cùng mới phỗ thuật thật nhẹ nhàng
- Thay băng gạc thường xuyên cùng với lúc thay tã cho bé trong 1 hoặc 2 ngày sau khi cắt bao quy đầu nhé.
- Thoa một chút mỡ lên dương vật của bé hoặc lên phía trước tã lót để làm giảm chà xát với tã.
- Không quên thảo luận với bác sĩ về cách chăm sóc cho bé sau phẫu thuật nhé.
Còn đối với bé trai chưa cắt bao quy đầu thì:
- Nên nhẹ nhàng kéo bao quy đầu về phía đầu dương vật và rửa sạch hết bựa sinh dục.
- Vệ sinh nhẹ nhàng và kỹ càng
Khi bé lớn lên thì bao quy đầu sẽ tự thụt vào sao cho có thể kéo từ đầu dương vật về phía bụng được. Điều này xảy ra ở từng bé trai khác nhau và ở từng độ tuổi khác nhau, nhưng hầu hết các bé trai đều có thể thụt bao quy đầu của mình lại vào lúc 5 tuổi.
Da
Gần như không còn nghi ngờ gì về xuất xứ của cách nói “miệng còn hôi sữa”, dùng để diễn tả một người non nớt hoặc chưa có kinh nghiệm. Cơ thể trẻ sơ sinh thường phủ đầy các chất dịch khác nhau lúc vừa lọt lòng mẹ, như nước ối và thường dính một chút máu (máu của mẹ, không phải của bé). Các y tá và nhân viên đỡ đẻ sẽ lau khô bé ngay tức khắc để tránh làm hạ thân nhiệt của bé khi da thoát ẩm nhanh. Trẻ sơ sinh cũng phủ lớp chất màu trắng dày, sền sệt gọi là bã nhờn thai nhi – lớp bã nhờn này thường được rửa sạch hết trong lần tắm đầu tiên của trẻ.
Khi mới sinh xong da của trẻ sẽ có một số hiện tượng như:
- Da bị chấm lốm đốm đồi mồi, nhiều vùng tái nhợt và đo đỏ cũng thường gặp ở trẻ vì hệ tuần hoàn máu ở bề mặt da của bé chưa ổn định bình thường được.
- Tương tự, chứng tê và xanh tím đầu chi, hoặc da tay, chân và vùng da quanh môi xanh tím nhất là khi trẻ ở trong môi trường mát lạnh.
- Khi rặn khóc hoặc đi tiêu, da của trẻ sơ sinh có thể tạm thời chuyển thành màu đỏ củ dền (đỏ tía) hoặc xanh-tía.
- Nhiều vết đỏ, vết trầy xước, vết thâm tím, và đốm xuất huyết cũng thường thấy trên mặt và trên nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Các hiện tượng đó là do chấn thương đè ép qua đường sinh hoặc do áp lực của những chiếc kẹp sản khoa sử dụng để hỗ trợ sinh đẻ. Chúng sẽ lành và biến mất trong một hai tuần đầu đời.
Những sợi tóc mềm, mịn được gọi là lông tơ, cũng xuất hiện trên mặt, vai, và lưng của trẻ sơ sinh. Phần lớn thứ tóc này thường rụng từ trong tử cung trước khi bé chào đời; hoặc sẽ rụng bớt trong một vài tuần.
Lớp da trên cùng của trẻ sơ sinh sẽ bong tróc ra trong suốt một hai tuần đầu. Điều này cũng hoàn toàn bình thường và chẳng cần phải chăm sóc da đặc biệt gì cả. Hiện tượng bong tróc da có thể thấy đối với một số trẻ khi sinh; nhất là những trẻ sinh sau ngày dự sinh.
Bớt
Bớt đốm cá hồi
Dù có tên gọi như vậy nhưng không phải em bé nào khi sinh ra cũng có bớt. Tuy nhiên, những vùng da màu hồng hoặc đỏ, đôi khi được gọi là vết đốm cá hồi, cũng thường thấy và thường biến mất trong vòng một năm đầu đời.
Hầu hết các vết bớt thường xuất hiện ở sau cổ hoặc trên sống mũi, mí mắt, hoặc lông mày, chúng cũng có thể xuất hiện bất cứ ở chỗ nào trên da, nhất là ở những em bé có làn da trắng.
Bớt Mông Cổ
Vết bớt Mông Cổ là những đốm màu xám đen hoặc xanh lam phẳng giống như vết mực xuất hiện trên lưng, mông, hoặc bất cứ nơi nào trên da. Các vết bớt này hầu như luôn phai hoặc biến mất trong một vài năm.
U máu mao mạch
U máu dâu tây hoặc u máu mao mạch là những vết đỏ lồi gây ra bởi nhiều mạch máu giãn nở tập trung dưới da. Các vết bớt này có thể nhạt màu khi sinh và sau đó thành đỏ và lan rộng ra trong những tháng đầu đời. Chúng thường co lại và biến mất mà không cần điều trị gì trong vòng 6 năm đầu.
Vết bớt rượu vang
Bớt rượu vang là những vết bớt to, phẳng màu đỏ tía và không tự hết được.
Vết bớt màu cà phê sữa
Bớt màu cà phê sữa, có tên gọi như vậy vì màu nâu nhạt “cà phê sữa” của chúng, xuất hiện trên da của một số đứa trẻ.
Những vết bớt này cũng có thể đậm màu hơn (hoặc có thể xuất hiện lần đầu) khi trẻ lớn lên. Người ta thường không quan tâm tới chúng, trừ phi các vết bớt này lớn và trên cơ thể có từ 6 bớt trở lên, có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh nào đó.
Nốt ruồi
Nhiều nốt ruồi nâu hoặc đen thường thấy có tên gọi là bớt sắc tố, cũng có thể thấy khi sinh hoặc xuất hiện hoặc đậm màu hơn khi trẻ lớn lên.
Các nốt ruồi lớn hơn hoặc những nốt có vẻ ngoài dị thường nên được bác sĩ khám và điều trị bởi một số cũng có thể cần được tẩy đi.
Làm quen với thiên thần nhỏ của bạn
Những ngày và tuần đầu tiên trong đời của trẻ là khoảng thời gian diệu kỳ và vui sướng của hầu hết những người mới làm bố mẹ.
Tuy nhiên, việc chịu trách nhiệm chăm sóc một sinh vật mỏng manh, yếu ớt như thế này có thể sẽ rất đáng sợ đấy, nhất là khi bạn chưa biết, chưa hiểu về dáng mạo và hành vi của trẻ sơ sinh như thế nào.
Nếu cảm thấy lo lắng hoặc nghi ngờ về bất kỳ một quan điểm, một khía cạnh nào về cách chăm sóc trẻ thì bạn chớ nên chần chừ tham khảo ý kiến của bác sĩ, các chuyên gia sức khoẻ khác, hoặc các gia đình; bạn bè đã có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh nhé.
Xem thêm: