Trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? (Phần 1)

quan sát diện mạo của trẻ sơ sinh

Quan sát diện mạo chung bên ngoài của trẻ sơ sinh

quan sát diện mạo của trẻ sơ sinh

Một em bé mới vừa lọt lòng mẹ: người hơi xanh, dính đầy máu và chất nhớt trăng trắng nhầy nhụa, và nhìn như thể em bé vừa mới đánh nhau tay không vậy.

Vì khi trong bụng mẹ bé là một bào thai phát triển hoàn toàn trong dịch ối, cuộn người trong một không gian ngày càng chật chội bên trong tử cung.

Toàn bộ quá trình này thường lên đến đỉnh điểm khi bé bị đẩy mạnh qua đường sinh có vách xương chật hẹp, đôi khi cũng cần sự hỗ trợ của kẹp kim loại hoặc các thiết bị hút.

Tuy vậy, nhưng điều ấy có thể giúp bạn ghi nhớ hai điều:

  1. Thông thường thì các đặc điểm có thể làm cho diện mạo bên ngoài của bé trở nên lạ lẫm chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn tạm thời thôi.
  2. Trong mắt của các ông bố, bà mẹ yêu thương con tha thiết thì tất cả các trẻ sơ sinh đều trông giống như các em bé hoàn hảo vậy.

Thời gian cho bạn được nhìn, được chạm, được ôm con và nhìn ngắm con kỹ lưỡng có thể tuỳ thuộc vào kiểu sinh của bạn, điều kiện sức khỏe của bạn và cả điều kiện sức khỏe của bé nữa. Nếu bạn sinh con bình thường không bị trục trặc gì thì trong vài phút sau khi sinh bạn có thể ôm con được rồi.

Mối gắn kết tình cảm giữa mẹ và bé

Thường thì trẻ sơ sinh ở trạng thái tỉnh lặng trong khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi sinh. Đây là khoảng thời gian quý báu để bạn và bé làm quen với nhau và bắt đầu mối dây kết nối tình cảm.

Nhưng bạn cũng chớ nên tuyệt vọng khi hoàn cảnh không cho bạn nhìn thấy con ngay lập tức. Bạn sẽ có nhiều thời gian với bé sớm thôi mà, chẳng có một bằng chứng khoa học nào cho thấy việc không gần gũi con sớm ảnh hưởng đến sức khỏe, hành vi của trẻ hoặc mối quan hệ của bé với bạn lâu dài cả.

Trong vài tuần đầu, bạn sẽ thấy phần lớn thời gian là bé nắm siết chặt tay lại, gập khuỷu tay, đầu gối và hông cũng gập lại, tay và chân bé giữ chặt về phía trước cơ thể.

Tư thế này của bé giống với ngôi thai trong những tháng cuối của thai kỳ. Trẻ sinh non thường biểu hiện một số khác biệt về hình dáng, tư thế, hoạt động, và hành vi so với trẻ sinh đủ tháng.

Các phản xạ ban đầu

Trẻ sơ sinh có nhiều phản xạ kích thích theo bản năng như ánh sáng hay va chạm, đó là các phản xạ ban đầu, dần dần sẽ biến mất khi bé lớn lên. Các phản xạ này bao gồm:

  • Phản xạ nút, làm cho trẻ nút mạnh bất cứ vật gì để vào miệng của bé.
  • Phản xạ nắm, làm cho trẻ nắm chặt các ngón tay lại khi để ngón tay hoặc bất cứ vật nào khác vào bên trong lòng bàn tay của bé.
  • Phản xạ giật mình, làm cho trẻ vung cánh tay ra ngoài một cách bất thình lình và nhanh chóng rụt tay về lại giữa người bất cứ khi nào bé bị tiếng động mạnh, ánh sáng chói, mùi nồng, cử động đột ngột, hoặc một kích thích nào khác làm cho bé giật mình.

Ngoài ra, do hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện nên chân, tay và cằm của trẻ cũng có thể bị rung lắc, chưa cứng cáp nhất là khi bé khóc hoặc bị di chuyển mạnh.

Các phản xạ ban đầu của trẻ sơ sinh

Giấc ngủ và các kiểu thở của bé

Trong những tuần đầu, trẻ sơ sinh thường ngủ suốt. Thậm chí trẻ có thể ngủ quá nhiều trong một hai ngày đầu đối với trẻ có mẹ dùng thuốc giảm đau hoặc bị gây mê trong lúc sinh nở.

Thường thì những người mới làm bố mẹ lo lắng, quan tâm về kiểu thở của con mình, nhất là khi người ta chú ý đến hội chứng đột tử ở trẻ dưới 1 tuổi (SIDS) ngày càng tăng trong những năm gần đây. Nhưng họ cũng yên tâm rằng trẻ sơ sinh cũng thường thở hơi bất thường một chút.

Khi trẻ thức, nhịp thở của bé có thể thay đổi rất nhiều, đôi khi trên 60 nhịp/phút, nhất là khi trẻ phấn khích hoặc sau một đợt khóc nào đó.

Trẻ sơ sinh cũng thường có chu kỳ ngưng thở khoảng từ 5 đến 10 giây và sau đó bắt đầu tự thở lại. Đây được gọi là chu kỳ thở của bé, có thể thường xảy ra trong lúc ngủ nhiều hơn và cũng được xem là bình thường.

Tuy nhiên, nếu bé chuyển sang xanh, tím tái hoặc ngưng thở kéo dài thì bạn nên cho bé đi cấp cứu và liên lạc với bác sĩ ngay tức khắc hoặc đến phòng cấp cứu ngay nhé.

Đầu

Đầu bình thường

Phần đầu của trẻ thường lọt qua đường sinh đầu tiên nên nó có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình sinh nở này. Hộp sọ của trẻ do một vài xương riêng biệt cấu tạo thành, làm cho phần đầu lớn của bé có thể ép qua đường sinh hẹp của mẹ mà không gây tổn thương cho bé hoặc mẹ.

Đầu của trẻ sinh thường thường hơi có nét đặc trưng, khi xương sọ của bé thay đổi và đè lên nhau, làm cho đỉnh đầu của bé trông như bị kéo dài ra, hoặc thậm chí bị nhọn khi chào đời nữa.

Diện mạo đôi khi kỳ dị này sẽ mất đi sau một vài ngày vì xương sọ phát triển tròn hơn. Đầu của trẻ sinh mổ hoặc sinh ngôi mông (đẻ ngược) thường không có hình dạng như thế.

Vì khi tách xương sọ của trẻ sơ sinh ra, bạn có thể thấy được 2 thóp (cứ làm đi, không gây hại gì cho bé đâu), hoặc chỗ mềm, trên đỉnh đầu. Thóp lớn có hình thoi, nằm về phía trước đầu và thường rộng từ 1 đến 3 in-sơ. Thóp nhỏ có hình tam giác và ở phía sau xa của đầu, nơi mũ chỏm của bé có thể đội vào được.

Chớ lo lắng nếu thấy thóp của trẻ phồng lên khi trẻ khóc hoặc có vẻ như di chuyển lên xuống cùng nhịp với nhịp tim của bé. Điều này cũng hoàn toàn bình thường thôi.

Khi xương sọ đóng sát vào với nhau thì thóp bé không còn nữa – thường khoảng từ 12 đến 18 tháng đối với thóp trước và khoảng 6 tháng đối với thóp sau.

Đầu không bình thường

Ngoài việc trông có vẻ như dài và nhọn thì đầu trẻ sơ sinh còn có thể có 1 hoặc 2 chỗ u lồi – đây là do chấn thương trong quá trình sinh nở của mẹ.

Chỏm sưng ở đầu trẻ sơ sinh là chỗ da đầu bị sưng và bầm thường thấy ở đỉnh đầu về phía sau, phần da đầu này thường tiếp xúc và bị đè qua đường sinh của mẹ. Chỗ sưng bầm này sẽ biến mất sau một vài ngày.

Hiện tượng u máu đầu là hiện tượng xuất huyết dưới lớp màng ngoài của một trong những xương sọ. Hiện tượng này thường do áp lực của đầu bé đè vào xương chậu của mẹ trong quá trình sinh nở.

Chỗ lồi này thường nằm 1 bên đỉnh đầu của trẻ, không giống chỏm sưng ở đầu và có thể mất 1 hoặc 2 tuần mới hết được. Hiện tượng u máu đầu có thể làm cho những trẻ sơ sinh này mắc bệnh vàng da khá nhiều hơn những trẻ khác trong tuần đầu đời.

Điều quan trọng là nên nhớ rằng cả hiện tượng chỏm sưng ở đầu trẻ và u máu đầu đều là do chấn thương bên ngoài hộp sọ – không phải là chấn thương não của bé.

Xem thêm: