Cơn nín thở là gì?
Nhiều người trong chúng ta đã từng nghe những câu chuyện về những đứa trẻ ngang bướng, lì lợm thường nín thở cho đến khi mặt chúng tái xanh đi.
Những câu chuyện này nghe có vẻ khá hài hước, nhưng chúng lại không hề vui chút nào đối với bố mẹ của những đứa trẻ này. Những cơn nín thở có thể khiến bố mẹ rất hoảng sợ vì trẻ thường nín thở cho đến khi chúng ngất xỉu.
Nhưng những cơn nín thở ở trẻ này không có chủ ý – chúng là một phản xạ tự động và trẻ không thể nào kiểm soát được chúng.
Dù gây lo lắng cho những người chứng kiến chúng, những cơn nín thở thường không có hại và không có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Một cơn nín thở thường chỉ kéo dài khoảng một phút trước khi trẻ tỉnh lại và thở lại bình thường

Những cơn nín thở có thể xảy ra ở những đứa trẻ khỏe mạnh từ 6 tháng tuối cho đến 6 tuổi, nhưng phổ biến nhất trong suốt năm thứ hai của cuộc đời. Chúng càng phổ biến hơn đối với trẻ ở những gia đình có tiền sử về nín thở.
Trong hầu hết các trường hợp, những cơn nín thở có thể được dự báo và phòng tránh một khi nguyên nhân gây chúng đã được xác định. Trẻ sẽ không còn bị những cơn nín thở khi được 5 hoặc 6 tuổi.
Các loại nín thở
Những cơn nín thở khác nhau về nguyên nhân và đặc điểm:
Cơn nín thở xanh tím
Xảy ra khi một đứa trẻ ngừng thở và sắc mặt dần chuyển qua xanh tím. Những cơn nín thở này thường bị gây ra bởi một thứ gì đó khiến trẻ buồn, như bị phạt chẳng hạn.
Những bậc phụ huynh đã từng chứng kiến con mình bị nín thở xanh tím sẽ biết chính xác khi nào nó sẽ xảy ra vì sắc mặt của trẻ sẽ từ từ chuyển qua một màu xanh, từ xanh nhạt cho đến gần như tím.
Cơn nín thở xanh xao
Những cơn nín thở xanh xao thì ít phổ biến hơn và khó dự báo hơn vì chúng thường xảy ra sau khi một đứa trẻ bị sợ hãi hoặc giật mình một cách đột ngột (như bị hù từ sau lưng chẳng hạn).
Không giống như những cơn nín thở xanh tím, sắc mặt của trẻ sẽ trở nên xanh xao, gần như trắng bệch trong suốt thời gian cơn nín thở xảy ra.
Cả hai loại nín thở này đều khiến trẻ ngừng thở và mất nhận thực trong khoảng một phút. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị lên cơn động kinh.
Cơn động kinh này sẽ không gây ra những tác hại lâu dài hoặc khiến trẻ phát triển một chứng rối loạn động kinh.
Khi trẻ ngừng thở
Nếu con bạn lên cơn nín thở (ngừng thở; mặt tái xanh, tìm hoặc trắng bệch; và nhất đi trong một thời gian ngắn), hãy bình tĩnh và:
- kiểm tra miệng trẻ xem có thức ăn hoặc đồ vật nào có thể khiến trẻ bị nghẹt thở không sau khi trẻ đã tỉnh lại
- cho trẻ nằm nghiêng lại
- di dời tất cả mọi đồ vật xung quanh để đề phòng trẻ bị lên cơn động kinh
- bắt đầu thực hiện CPR khi trẻ vẫn không thở lại được

Khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
Nếu đây là lần đầu tiên con bạn bị lên cơn nín thở, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ. Mặc dù những cơn nín thở thường không có hại, đôi khi chúng cũng có thể là một dấu hiệu của những chứng bệnh tiềm tàng và cần phải được kiểm tra ngay lập tức.
Hầu hết những cơn nín thở đều là một phản xạ tự động đối với những cảm xúc mạnh (như giận dữ, sợ hãi hoặc chán nản), nhưng đôi khi chúng cũng có thể bị gây ra bởi các chứng bệnh như rối loạn động kinh, loạn nhịp tim, hoặc thiếu máu. Chữa trị những chứng bệnh này sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị lên cơn nín thở thường xuyên.
Một khi đã loại trừ những chứng bệnh tiềm tàng, bác sĩ có thể giúp bố mẹ xác định nguyên nhân gây ra nín thở ở trẻ, cách phòng ngừa những cơn nín thở trong tương lai, và cách đối phó khi trẻ bị lên cơn nín thở.
Phòng ngừa nín thở
Một khi trẻ đã học được những kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt hơn, chúng sẽ không còn bị lên cơn nín thở nữa. Trong lúc đó, bố mẹ có thể sẽ phải đối mặt với một thử thách khó hơn việc chứng kiến trẻ bị lên cơn nín thở: tìm một cách để rèn luyện trẻ vào kỷ luật mà không khiến trẻ bị lên cơn nín thở.
Bác sĩ có thể giúp bạn đạt được sự cân bằng mỏng manh này bằng những phương pháp rèn luyện trẻ tốt hơn. Đừng đầu hàng trước cơn nóng giận hoặc hành vi ngang bướng của trẻ; trẻ nhỏ cần được giới hạn và hướng dẫn để giúp chúng được an toàn và thích nghi tốt hơn về mặt cảm xúc.
Với kinh nghiệm, dũng khí, và sự giúp đỡ của bác sĩ, bạn có thể học cách đối phó với những cơn nín thở trong khi vẫn có thể tạo ra một môi trường an toàn cho đến khi trẻ không còn bị lên cơn nín thở nữa.
Xem thêm: Theo dõi nhịp thở của bé