Theo dõi nhịp thở của bé

Tôi nên theo dõi nhịp thở của con trong tần suất nào?

Tôi nên theo dõi nhịp thở của con trong tần suất nào?

Theo dõi nhịp thở của bé

Mức độ thường xuyên của việc theo dõi nhịp thở của bé phụ thuộc hoàn toàn vào cảm giác của bạn. Nếu con bạn sinh sớm, mắc một chứng bệnh kinh niên về phổi, hoặc một chứng bệnh khác như ngưng thở lúc ngủ, bạn nên thường xuyên theo dõi nhịp thở của bé.

Nhưng ngay cả khi con bạn hoàn toàn khỏe mạnh, bé vẫn có nguy cơ phát triển một chứng bệnh nào đó, như chứng đột tử ở trẻ (SIDS) chẳng hạn.

Bạn không phải là ông bố/bà mẹ duy nhất trên thế giới lúc nào cũng muốn theo dõi nhịp thở của con mình 24/7.

Hãy nhớ rằng trẻ nhỏ có rất nhiều giai đoạn ngủ – đôi khi rất sâu và tĩnh lặng, đôi khi rất ồn ào và khó chịu. Mức độ dỗ dành của bạn nên phát triển theo kinh nghiệm làm cha mẹ của bạn, nhưng bạn hoàn toàn có thể tiếp tục vào phòng bé hàng đêm để kiểm tra nhịp thở của bé trong những năm sắp tới.

Danielle Buckley-Werner vẫn cón nhớ rất rõ cảm giác lo lắng của mình mỗi khi cho con ngủ trong suốt những tháng đầu tiên.
"Tôi đã nghĩ rằng nếu mình không có ở đó để nghe bé thở, bé sẽ không thở được," cô chia sẻ. "Lúc nào tôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi vì khi bé ngủ, tôi đều trông chừng cho bé. Một ngày nọ, tôi đã ngất xỉu trong phòng ngủ của bé và nhận ra rằng mình phải thay đổi nếu muốn đầy đủ năng lượng để trở thành một người mẹ tốt." Danielle bắt đầu sử dụng thiết bị theo dõi trẻ khi cô ấy không thể ở bên cạnh con. Trong 3 tháng đầu, cô và chồng mình, Daniel, đặt nôi của bé trong phòng ngủ của mình để có thể nhanh chóng phản ứng khi nghe một tiếng ho. tiếng khóc, hoặc khi bé có vấn đề về thở.
"Tôi không thể khuyên các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá nhiều và theo dõi quá sát sao nhịp thở của bé," Danielle cho biết. "Nhưng việc thiếu sự nghỉ ngơi cần thiết cho bản thân và đánh thức bé thường xuyên chỉ làm cho tất cả mọi người mết mỏi. Đối với tôi, giữ bé gần bên mình giúp tôi vượt qua nỗi sợ rằng một lúc nào đó bé sẽ ngừng thở."

Làm thế nào tôi có thể ngừng lo lắng quá nhiều về SIDS?

Tôi nên theo dõi nhịp thở của con trong tần suất nào?

Bạn có thể an tâm một chút khi biết rằng chứng đột tử ở trẻ (SIDS) là rất hiếm (dưới 1/1000 bé mắc phải chứng này). Hơn thế nữa, 90% ca đột tử xảy ra trước 6 tháng tuổi, và nguy cơ này gần như biến mất khi bé được 1 năm tuổi.

Ngày nay, vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi nguyên nhân nào gây ra SIDS (mặc dù tồn tại rất nhiều giả thuyết), và cũng không có cách nào chắc chắn 100% để phòng ngừa nó.

May mắn thay, số lượng trường hợp đột tử ở trẻ đã giảm đáng kể trong những năm gần đây khi mà ngày càng nhiều nhân tố nguy cơ được phát hiện và ngày càng có nhiều bậc phụ huynh nghiên cứu để phòng tránh chúng.

Cho bé nằm ngửa khi ngủ

Để giúp bảo vệ trẻ khỏi SIDS, hãy luôn luôn cho bé nằm ngửa khi ngủ, và nếu bạn hay một thành viên trog gia đình đang hút thuốc, hãy bỏ ngay lập tức.

Hãy đảm bảo rằng những người chịu trách nhiệm cho bé đi ngủ biết cách cho bé nằm ngửa khi ngủ – nhiều cái chết liên quan đến SIDS đều bắt nguồn từ việc những người chăm sóc cho một đứa bé ngủ sấp trong khi bé chỉ quen với việc ngủ ngửa.

Không để gối vào trong nôi của bé

Tốt nhất bạn không nên dùng gối hoặc những thứ tương tự để cố định bé trong nôi khi ngủ. Các chuyên gia cho rằng chúng không giúp giảm nguy cơ đột tử mà còn tăng nguy cơ bé bị ngạt thở.

Bạn cũng nên học về việc cấp cứu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có kiến thức về CPR sẽ giúp bạn an tâm hơn và phản ứng nhanh hơn khi con mình phát sinh bất cứ vấn đề gì liên quan đến việc thở.

Học về CPR (hồi sức tim phổi)

Hãy liên hệ với bệnh viện nơi bạn sinh bé để tìm một lớp CPR dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hoặc tổ chức buổi họp mặt vế CPR dành cho các ông bố bà mẹ sống trong khu vực của bạn.

Hãy đưa chồng/vợ hoặc người trông trẻ đi theo khi bạn tham gia các lớp hoặc các buổi họp mặt về CPR.

Làm gì khi con tôi ngừng thở?

Làm gì khi con tôi ngừng thở?

Cách nhận biết con ngừng thở

Trẻ sơ sinh thường thở theo chu kỳ: Chúng thở nhanh dần và sâu dần, sau đó chậm hơn và nông hơn, sau đó ngừng khoảng 15 giây, và sau đó lại bắt đầu lại chu kỳ đó.

Điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ phát triển thành một nhịp thở giống người trưởng thành hơn trong những tháng đầu tiên của cuộc đời.

Trong hầu hết các trường hợp, thói quen thở không đều của bé không có gì đáng lo lắng cả. Nó cũng giống như việc tay, chân và vùng da xung quanh miệng bé hơi xanh. Nhưng nếu cả khuôn mặt bé chuyển qua màu xanh thì đó là dấu hiệu bé đang gặp nguy hiểm.

Nếu bạn nghi ngờ rằng con mình đã ngừng thở hoặc chỉ muốn trấn an bản thân, hãy chạm hoặc lay bé nhẹ nhàng để xem bé có phản ứng gì không. Hãy xoa lưng hoặc vỗ vào chân bé. Nếu bé không phản ứng, có thể bé đang trải qua thứ gọi là sự ngưng thở khi ngủ, lúc này bạn nên gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về chứng ngưng thở ở trẻ sinh non

Cấp cứu ngay lập tức khi bé ngừng thở

Nếu điều này xảy ra và bạn biết cách thực hiện CPR, hãy cấp cứu cho bé ngay lập tức và nhờ ai đó gọi giúp đỡ. Hãy thực hiện CPR trong hai phút, sau đó gọi giúp đỡ và tiếp tục cấp cứu cho bé cho tới khi nhân viên cấp cứu tối hoặc bé bắt đầu thở lại.

Nếu con bạn ngừng thở trong 20 giây hoặc hơn, cơ thể rũ rượi, tái xanh, và bị ngạt thở, bé đang bi nguy hiểm đến tính mạng và cần được cấp cứu ngay lập tức.

Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên sử dụng máy theo dõi nhịp thở cho bé trong một khoảng thời gian nhất định để giúp theo dõi nhịp thở và nhịp tim.