Những vấn đề về sữa mẹ: Thiếu hoặc thừa sữa

Chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Nội dung bài viết

1. Các loại sữa mẹ

vấn đề về sữa mẹ

Nhiều người nghĩ rằng sữa mẹ chỉ có một loại. Nhưng thật ra sữa mẹ cũng có nhiều loại khác nhau thay đổi qua từng giai đoạn, thời kỳ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Dưới đây là các loại sữa mẹ.

Sữa non

  • Loại sữa này được tuyến vú của người mẹ tiết ra với số lượng ít trong 3-4 ngày đầu sau sinh.
  • Sữa này có đặc điểm là sánh đặc, thường có màu vàng nhạt.
  • Loại sữa này vô cùng đặc biệt, tuy ít chất béo nhưng lại giàu protein và nhiều kháng thế giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng.

Sữa non đặc sánh và mẹ thường khó vắt ra, cho con bú trực tiếp sẽ hấp thu được dễ dàng. Do vậy sau khi sinh con ra, nếu không có trở ngại gì thì mẹ nên cho con bú ngay, tốt nhất là 1 giờ đầu sau khi sinh để bé có thể nhận được nguồn sữa non tuyệt vời. 

Sữa chuyển tiếp

  • Đây là loại loại sữa tiết ra khi mà sữa non đã hết và sữa trưởng thành bắt đầu hình thành.
  • Khoảng từ 2-4 ngày sau sinh thì sữa non sẽ được thay thế bằng sữa mẹ chuyển tiếp. 
  • Các thành phần của sữa chuyển tiếp có chất béo, đường lactosse và các loại vitamin tan trong nước. Hàm lựa calo trong sữa chuyển tiếp nhiều hơn so với sữa non.

Sữa trưởng thành

  • Là sữa được hình thành khoảng hai tuần sau khi sinh.
  • Trong sữa này chiếm 90% là nước, 10% là carbohydrates, protein và chất béo.

Trong sữa này có hai loại sữa là sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu là sữa được sản xuất vào đầu bữa bú, có số lượng nhiều.

  • Trong sữa đầu chứa nhiều nước, đường lactosse, giúp bé giải khát.
  • Còn sữa cuối đặc hơn sữa đầu, cung cấp protein và năng lượng cho bé.

Ngoài thay đổi theo từng giai đoạn thì sữa mẹ còn thay đổi theo thời tiết (trong thời tiết nóng, sữa mẹ tiết ra nhiều hơn để cho bé có đủ nước); thay đổi theo giới tính của bé (nếu là bé trai thì sữa mẹ có năng lượng lớn hơn 25% so với bé gái.

2. Nhận biết sữa mẹ có đủ chất không

Nhận biết sữa mẹ có đủ chất không

“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, đây là lời nhắc nhở mà chúng ta nghe thường xuyên trên các phương tiện truyền thông.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của sữa mẹ. Làm sao nhận biết được sữa mẹ bé đang dùng có đủ chất hay không mời mọi người tham khảo dưới đây.

Quan sát màu sắc của sữa

Sữa có màu trắng đục hoặc trắng vàng là bình thường. Còn khi sữa mẹ có màu trắng trong như nước dừa thì có thể thiếu chất. 

Quan sát bé 

  • Con đã bú đủ lượng sữa nhưng đói rất nhanh đói
  • Con ngủ không thẳng giấc và đòi bú nhiều lần
  • Con bú đủ lượng sữa nhưng lại không tăng cân

Thì đây có thể là những dấu hiệu cho thấy sữa mẹ không đủ chất. Ngược lại sữa mẹ tốt về nhiều và giàu dinh dưỡng sẽ giúp bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ.

Mẹ có thể quan sát thông qua tốc độ lên cân ổn định và sự nhanh nhạy của trí não của con.

Tình trạng sức khoẻ của mẹ

Có thể đánh giá được sữa mẹ có đủ chất hay không thông qua trình trạng sức khoẻ của mẹ.

Khi cho cho con bú, nếu mẹ thật sự khỏe mạnh, tâm lý thoải mái, ăn uống ngon miệng,…thì sữa mẹ sẽ luôn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Còn ngược lại mẹ mệt mỏi, ăn uống kém thì chất lượng sữa sẽ giảm.

3. Chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp bé khỏe mạnh, tăng sức đề kháng mà không thực phẩm hay loại sữa nào thay thế được. Vậy trong sữa mẹ có những thành phần chất dinh dưỡng nào, mời mọi người tham khảo dưới đây:

Chất béo (lipid)

là thành phần cấu tạo nên hệ thần kinh giúp trẻ phát triển não bộ, nhất là trong giai đoạn đầu đời. Chất béo trong sữa mẹ giàu các thành phần omega-3, DHA, AA, đây là những chất giúp trẻ phát triển trí não toàn diện.

Ngoài ra chất béo trong sữa mẹ chứa các men mẹ tiêu hoá mỡ lipase giúp việc tiêu hoá của bé dễ hơn, hạn chế đầy hơi, chướng bụng.

Chất đạm

Chất đạm tồn tại ở sữa mẹ dạng huyết thanh rất mềm mại, dễ hấp thu, tiêu hoá hoá giúp trẻ phát triển thể chất.

Ngoài ra chất đạm trong sữa mẹ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, để trẻ chống chọi với bệnh tật những năm đầu đời. Trong chất đạm có chứa lysozyme có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.

Đường (lactose)

Cung cấp năng lượng cho các hoạt động xử lý của não bộ. Bên cạnh đó giúp trẻ có được một hệ đường ruột khỏe mạnh, tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng tốt.

Các vi chất dinh dưỡng

Sữa mẹ chứa các vi chất dinh dưỡng như canxi giúp cho xương và hệ răng phát triển tốt. Chất kẽm cùng với canxi giúp hỗ trợ cho sự tăng trưởng của trẻ.

Selen tham gia vào cấu tạo của các kháng thể, gọi là các Globulin miễn dịch (IgA, IgM, IgG) giúp cơ thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, chống lại các bệnh nhiễm trùng. Sắt tham gia vào quá trình tạo tế bào máu.

Men và hormone

Sữa mẹ chứa các men tiêu hoá lipase, amylase, hormone prolactin, thyroid, oxytocin,…có vai trò tăng cường sức khỏe đường ruột, cân bằng sinh hoá.

Các loại men và hormone này ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ. Khi mẹ thay đổi khẩu phần ăn uống, thì chúng sẽ thay đổi theo.

Chính nhờ điều này giúp bé làm quen dần với những mùi vị thực phẩm trước khi bước vào ăn dặm.

Thành phần kích thích miễn dịch

Mỗi khi bú bé sẽ nhận hàng triệu bạch cầu sống, các globulin từ sữa mẹ. Từ đó giúp bảo vệ trẻ khi bị vi khuẩn tấn công.

4. Giá trị to lớn khi nuôi con bằng sữa mẹ

Có thể nói sữa mẹ là một thực phẩm tự nhiên hoàn hảo, giúp cho bé có được sự khởi đầu tốt nhất. Chính vì vậy tổ chức Y Tế Thế Giới khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Giá trị nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho con mà cho cả người mẹ.

Cho con

– Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé phát triển

Trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé như: chất béo, chất đạm, đường, vitamin-khoáng chất.

Các dưỡng chất này được cung cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Trong 6 tháng đầu mẹ chỉ cần cho con bú sữa hoàn toàn mà không cần bổ sung thực phẩm nào khác là bé có được sự phát triển tốt nhất.

– Giúp tăng cường sức đề kháng cho bé

Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể như IgA, IgM, IgG. Giúp cơ thể bé chống lại bệnh tật như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm đường tiếp hoá, chống lại dị ứng….

Bên cạnh đó khi bé bú sữa sẽ tiếp xúc với vi khuẩn ưa khí bên ngoài núm vú của mẹ và vi khuẩn kỵ khí trong ống dẫn sữa, điều này rất tốt cho hệ miễn dịch của bé.

– Cung cấp cho trẻ những hormone tốt mà sữa công thức không có

Sữa mẹ có những hormone mà không loại sữa công thức nào có thể thay thế được, giúp cho sự phát triển của trẻ tốt hơn. Ngoài ra sữa mẹ còn có các hormone khác giúp cho sự phát triển đồng bộ của các cơ quan cơ thể bé.

– Bé bú bất cứ lúc nào mình muốn

Khi bú sữa mẹ thì bé có thể bú theo nhu cầu mà mình muốn, khi con bú no tự mình nhã núm vú ra và bú bất cứ thời gian nào mình muốn. Khi con đói sẽ được bú ngay, không cần phải chờ đợi pha như là bú sữa ngoài

Cho mẹ

– Giúp mẹ phục hồi sau khi sinh

Sau khi sinh mẹ cho con bú sẽ giúp tử cung co hồi tốt để có thể sớm trở lại như ban đầu, phòng tránh tình trạng sa tử cung sau sinh. Đặc biệt tránh được vấn đề băng huyết sau sinh.

– Phòng tránh một số bệnh về sau

Nghiên cứu đã chỉ ra những người cho con bú sữa mẹ thì nguy cơ bị ung thư vú và ung thư buồng trứng thấp hơn so với người mẹ nuôi con bằng sữa ngoài.

– Giúp mẹ lấy lại vóc dáng

Một điều tuyệt vời là cho con bú, thì mẹ sẽ sớm lại vóc dáng. Bởi Khi mẹ cho con bú, lượng calo thừa trong cơ thể sẽ được đốt cháy, giúp mẹ giảm cân dễ dàng hơn.

– Giúp mẹ tiết kiệm chi phí

Bé bú sữa mẹ, thì mẹ sẽ không tốn kinh phí để mua sữa ngoài. Nhờ vậy mà mẹ tiết kiệm được một khoản chi phí trong việc nuôi con.

– Giúp mẹ có được thời gian chăm sóc con và bản thân

hi cho con bú sữa ngoài mẹ phải đi nấu nước, pha sữa, rửa bình. Còn bé bú sữa mẹ, mẹ chỉ cần lau sạch bầu vú, rồi cho con bú, rất nhanh gọn. Như vậy mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để chăm sóc con và bản thân.

– Gắn kết tình mẹ con

Khi cho con bú bằng chính bầu ngực của mình, sẽ giúp mẹ gắn kết tình cảm với con được tốt hơn. Không chỉ giúp mẹ cảm thấy ấm áp, quên đi những mệt mỏi trong quá trình chăm sóc con mà còn giúp bé cảm nhận được tình cảm của mẹ, có được sự phát triển chỉ số cảm xúc tốt sau này.

5. Dư thừa, chảy sữa và cách khắc phục

Dư thừa, chảy sữa và cách khắc phục

Tại sao ngực tôi lại bị dư thừa sữa?

Ngực bạn sẽ bị chảy sữa khi chúng trở nên quá đầy sữa dẫn đến tràn sữa, hoặc khi hoóc-môn oxytocin kích hoạt các tế bào cơ trong ngực bạn để tiết sữa ra (phản ứng xuống sữa). Bạn có thể bị chảy sữa ở những thời điểm nhất định, như:

  • Khi bạn đang cho bé bú ở ngực bên kia.
  • Khi bạn khi tiếng con khóc, hoặc đơn giản chỉ là nghĩ về con.
  • Khi bạn đang ở trong một môi trường nóng ấm, như trong bồn tắm nước nóng hoặc một căn phòng có nhiệt độ cao.

Dư thừa sữa sẽ diễn ra trong bao lâu?

Mỗi người mỗi khác, nhưng bạn có thể sẽ bị chảy sữa nhiều nhất trong một vài tuần đầu tiên cho con bú. Cơ thể bạn cần một chút thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu bú của con bạn.

Nhiều bà mẹ nhận thấy rằng ngực mình hết chảy sữa sau khi đã cho con bú được 6-10 tuần.

Có nên ngăn ngừa chảy sữa không?

Tiếc là hiện nay vẫn chưa có cách nào có thể giúp bạn ngừng chảy sữa. Tuy nhiên, cho con bú thường xuyên theo lịch cố định, và không để các lần cho bú giãn cách quá lâu có thể giúp ích cho bạn.

Bạn cũng có thể thử dùng máy vắt sữa để vắt sữa trước khi ngực bản trở nên quá đầy sữa.

Cách giảm chảy sữa?

Cách giảm chảy sữa

Nếu bạn cảm thấy sữa bắt đầu xuống ở những thời điểm không mong muốn, dùng bàn tay nhấn nhẹ nhàng vào núm vú có thể giúp ích cho bạn. Để làm việc này một cách kín đáo hơn, hãy khoanh tay trước ngực và nhấn nhẹ nhàng vào ngực bạn.

Nếu ngực bị chảy sữa trở thành một vấn đề thực sự đối với bạn, hãy cho con bú càng thường xuyên càng tốt. Càng cho bé bú nhiều, ngực bạn sẽ càng có ít khả năng bị tràn sữa hơn. Hãy thử cho con bú ở nhiều tư thế khác nhau cho đến khi bạn tìm được một tư thế cho phép con bạn bám ti tốt nhất.

Một khi bạn đã thiết lập được một thói quen cho bú phù hợp với cả hai mẹ con, vấn đề chảy sữa sẽ được cải thiện đáng kể. Bạn không thể kiểm soát được việc ngực chảy sữa, nhưng bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị trước cho chuyện này:

  • Hãy đặt miếng lót thấm sữa vào bên trong áo ngực cũa bạn. Thay miếng lót khi chúng bị ẩm để tránh bị đau núm vú. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy mang theo thật nhiều miếng lót thấm sữa.
  • Thử dùng trợ ti bằng nhựa có thể rửa được.
  • Nếu một bên ngực bạn thường bị chảy sữa khi bạn đang cho con bú ở ngực bên kia, hãy đặt một chiếc khăn, miếng lót thấm sữa hoặc trợ ti bên trong áo ngực của bạn.
  • Hãy mặc những chiếc áo giúp bạn ngụy trang vết sữa thấm. Áo họa tiết hoặc hoa văn là sự lựa chọn tốt nhất. Nếu bạn phải đi ra ngoài, hãy mang theo một chiếc áo và áo ngực dự phòng

Mách các mẹ làm gì với sữa mẹ dư thừa

trữ sữa

– Trữ để cho bé sử dụng

Các mẹ cần lưu ý rằng trong sữa mẹ có rất nhiều đường và đạm nên vi khuẩn dễ sinh sôi, phải trữ đúng cách.

  • Với điều kiện nhiệt độ phòng, sữa mẹ chỉ có thể sử dụng tối đa trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Với sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh thì có thể sử dụng tối đa trong vòng 48 tiếng đồng hồ.
  • Nếu để ở ngăn đá mẹ có thể bảo quản sữa được 3-6 tháng. Khi trữ sữa mẹ nên cho con sử dụng sớm nhất để đảm bảo về chất lượng.

Trên mỗi bình, hay túi đựng sữa các mẹ nên ghi ngày mình lấy sữa, để tránh sử dụng sữa quá hạn mà không biết. Để rã đông cho bé sử dụng thì mẹ không nên mang sữa ra ngoài và rã đông ngay, mà nên chuyển sữa từ tủ đông xuống ngăn lạnh khoảng nửa ngày đến 1 ngày.

Mẹ có thể rã đông bằng cách hấp cách thuỷ hoặc để bình sữa trong thau nước khoảng 40 độ C (không nên rã đông sữa mẹ bằng lò vi sóng). Sau khi rã đông sữa, mẹ nên lắc bình sữa nhẹ nhàng cho con bú. 

Sau khi rã đông xong, bé sử dụng không hết, thì mẹ không nên cho vào lại tủ đông mà nên tận dụng làm việc khác hay bỏ đi. 

– Chia sẻ sữa mẹ 

Với sữa dư thừa mẹ không biết làm gì thì có thể chia sẻ lại sữa cho các bé không có đủ. Mẹ có thể gửi đến các ngân hàng sữa mẹ, hoặc có thể tìm hiểu một số hội nhóm nuôi còn bằng sữa mẹ ai cần thì có thể gửi tặng. Như vậy mẹ vừa không lãng phí sữa, vừa làm được điều ý nghĩa. 

– Làm món ăn dặm cho bé

Sữa mẹ có thể kết hợp với các thực phẩm khác để chế biến làm món ăn dặm cho bé.  Mẹ có thể kết hợp cùng với yến mạch lê hay có thể làm món sinh tố sữa mẹ và chuối, …Những món này vừa ngon, vừa bổ dưỡng.

– Làm đẹp cho mẹ

Ngoài ra mẹ có thể tận dụng sữa dư thừa để làm đẹp, sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể mua mỹ phẩm. Trong sữa mẹ có vitamin và khoáng chất giúp nuôi dưỡng làn da và cũng rất an toàn.

Có những cách sử dụng sữa mẹ để làm đẹp dưới đây:

  • Làm sạch da: sữa mẹ chứa nhiều acid amin, acid lactic, giúp làm sạch và mềm da.
  • Trị nứt môi: khi mùa đông lạnh bị nứt môi, thì có mẹo là lấy sữa mẹ thoa lên môi, sẽ giúp cho da mềm.
  • Trị thâm nám: để trị thâm nám dùng sữa mẹ bôi lên mặt để yên khoảng 20 phút. Thực hiện khoảng 3 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm thâm nám trên da mặt. Ngoài ra mẹ có thể kết hợp sữa mẹ cùng với tinh bột nghệ để đạt hiệu quả tốt hơn.
  • Khắc phục quầng thâm mắt: mua 2 miếng bông tẩy trang thấm vào sữa và để lên mắt, sẽ giúp giảm quầng thâm rất tốt.

– Một số cách sử dụng sữa mẹ khác

  • Tắm cho bé: lấy sữa mẹ pha với nước ấm để tắm cho bé, sẽ giúp cho làn da của bé mịn màng hơn rất nhiều.
  • Loại bỏ cứt trâu: mẹ hoà sữa với nước, sau đó thoa dung dịch lên các khục vực có cứt trâu. Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng sữa để bón cho cây trồng.

6. Cải thiện tình trạng thiếu sữa

Thiếu sữa là tình trạng xảy ra ở bà mẹ đang cho con bú, lượng sữa của người mẹ tiết ra không đủ cung cấp cho con. Điều này khiến cho mẹ phải bổ sung sữa ngoài cho bé.

 Về phía người mẹ 

 – Cách cho con bú 

  • Mẹ phải đặt bé đúng vị trí mặt phải hướng vào ngực mẹ và cằm chạm vào bầu vú. Sự tiếp xúc da thịt giữa mẹ và bé là điều kỳ diệu kích thích cơ thể mẹ tiết ra sữa. 
  • Cho bé bú mỗi tiếng một lần đều đặn.
  • Cố gắng cho bé bú mỗi bên hai lần vào mỗi lần ăn.
  • Khi cho bé bú mẹ massage và bóp nhẹ bầu ngực để kích thích ngực tạo ra dòng sữa.

 – Cách vắt hút sữa đúng cách

  • Mẹ phải vắt sữa một cách từ từ nhẹ nhàng. Không vì quá nôn nóng mà làm gấp, cố bóp thật chặt, điều này sẽ ảnh hưởng đến ống dẫn sữa, làm cho sữa tiết ra ít hơn. 
  • Những ngày vắt sữa ra khó khăn và ít, các mẹ đừng quá lo lắng. Khi vắt đều đặn sữa sẽ về nhiều và ổn định hơn. 
  • Tích cực cho con bú trực tiếp trước khi vắt sữa giúp kích thích núm vú và sữa sẽ về dồi dào hơn. 
  • Nên vắt sữa đều đặn khoảng 2-3 tiếng/lần. Điều này sẽ làm não bộ bài tiết ra hoocmon kích thích tiết ra sữa một cách đều đặn.

– Bổ sung dinh dưỡng cho mẹ

  • Mẹ cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất trong bữa ăn của mình đảm bảo 4 nhóm chất dinh dưỡng chất béo, đạm, tinh bột, vitamin-khoáng chất. 
  • Ngoài ra mẹ chú ý bổ sung các món ăn lợi sữa như canh rau đay, canh rau ngót, đu đủ nấu chân giò, cháo đậu xanh, cháo đậu đen,…

 Về phía con

  • Hãy hướng dẫn ngậm ti mẹ đúng cách khi bú. Hạn chế cho bé sử dụng ti giả, vì bé sẽ quen với ti giả mà bỏ bú mẹ, khiến sữa về ít hơn. 
  • Nếu bé ngủ li bì trên 4 tiếng không chịu bú, hãy đánh thức bé để bé bú mẹ.

>>> Xem thêm: Ăn gì để nhiều sữa? Thực phẩm lợi sữa dành cho mẹ bầu

7. Giảm căng sữa khi cai sữa cho con

Giảm căng sữa khi cai sữa cho con

Dưới đây là một số cách giúp giảm căng sữa khi cai sữa cho con:

  • Cai sữa cho bé từ từ: khi mẹ cai sữa cho con đột ngột thì sẽ dễ dẫn đến căng tức ngực, mẹ hãy cai từ từ để con và mẹ thích nghi. Tốt nhất mẹ nên cai sữa khi bé đã ăn dặm. Khi đó con được được bổ sung thực phẩm bên ngoài, mẹ có thể cho bé bú sữa ít dần. Từ đó bé sẽ thích nghi với việc bú ít dần, cơ thể người mẹ sẽ dần tiết ra ít sữa hơn từ đó giúp giảm căng tức ngực.
  • Chườm lạnh: mẹ có thể dùng khăn lạnh hoặc túi lạnh chườm lên ngực cho tới khi hết lạnh và làm nhiều lần trong ngày sẽ giúp mẹ bớt căng tức ngực. (không chườm ấm vì sẽ kích thích sữa tiết ra nhiều hơn).
  • Mẹo dân gian: ngoài ra có một số mẹo dân gian giúp giảm căng sữa khi cai sữa cho con mẹ có thể tham khảo như lấy lá bắp cải đắp lên ngực trong khoảng 24h, hay có thể ăn thêm lá lốt để hạn chế tiết sữa. Khi phát hiện bầu ngực sưng đỏ, sốt nhẹ thì mẹ hãy đến bác sĩ để khám kịp thời.

Xem thêm: