Sốt ở trẻ em

kiến thức về sốt ở trẻ em

Nếu là một bậc cha mẹ, hẳn bạn đã từng trải nghiệm việc thức dậy giữa đêm và hoảng hốt khi thấy con mình nóng sốt và đổ mồ hôi. Trán của bé thì rất nóng và bạn biết rằng con mình đang bị sốt. Nhưng bạn không biết làm gì tiếp theo? Đo nhiệt độ hay gọi bác sĩ? Dưới đây là một vài kiến thức về Sốt, cách đo nhiệt độ và cách xử lí khi bé bị sốt, và khi nào cần gọi bác sĩ.

Kiến thức về sốt

Sốt xảy ra khi bộ chỉnh nhiệt của cơ thể tăng nhiệt độ trên mức bình thường. Bộ chỉnh nhiệt này nằm trong một phần não gọi là vùng dưới đồi (Hypothalamus). Hypothalamus biết rõ nhiệt độ cơ thể bạn cần là bao nhiêu (thường khoảng 37°C) và sẽ gửi tin nhắn đến cơ thể để điều chỉnh theo mức đó.

kiến thức về sốt ở trẻ em

Phần lớn nhiệt độ của mọi người đều có sự thay đổi nhỏ trong một ngày: nhiệt độ cơ thể thường sẽ thấp hơn nhiệt độ bình thường vào buổi sáng và cao hơn vào buổi chiều. Nhiệt độ cơ thể bé cũng sẽ có sự khác biệt khi trẻ chơi đùa, chạy nhảy hay tập thể dục thể thao.

Dù vậy, đôi khi Hypothalamus sẽ “khởi động lại” bằng cách tăng nhiệt độ cơ thể bạn để phản ứng lại sự lấy nhiễm, bệnh tật hay vì một số nguyên nhân khác. Vì sao? Các nhà nghiên cứu cho rằng tăng nhiệt độ là cách để cơ thể chống chọi lại mầm bệnh và biến cơ thể thành nơi cư trú bất tiện cho chúng.

Nguyên nhân của các cơn sốt

Có nhiều nguyên nhân dễ đưa cơ thể bạn vào trạng thái sốt:

  • Sự lây nhiễm: phần lớn các cơn sốt là kết quả của việc nhiễm phải một căn bệnh nào đó. Sốt sẽ giúp cơ thể bé chống lại sự lây nhiễm đó bằng cách kích thích cơ chế phòng thủ tự nhiên của cơ thể.
  • Mặc quá nhiều quần áo: trẻ sơ sinh thường bị sốt nếu các bé ở trong môi trường nóng hoặc được mặc quá nhiều quần áo. Điều này là do, không như trẻ em mới lớn, cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể ở trẻ sơ sinh thường chưa hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, bởi vì sốt có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm, phụ huynh hãy cẩn trọng bằng cách đưa bé đi bác sĩ để bé được sự chăm sóc thích hợp và chu đáo nhất.
  • Sự tạo hệ miễn dịch: trẻ em thỉnh thoảng cũng bị sốt sau khi vừa tiêm phòng vắc xin.

Mặc dù mọc răng có thể là nguyên nhân gây ra sốt, thế nhưng yếu tố này có thể được loại trừ nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 37.8°C.

Khi nào sốt là dấu hiệu nghiêm trọng cần được lưu ý?

Bác sĩ ngày xưa thường chỉ điều trị sốt bằng cách hạ nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, bây giờ, hầu hết các bác sĩ đều khuyên rằng nên tập trung vào cả nhiệt độ và thể trạng chung của bé.

  • Trẻ bị sốt dưới 38.9°C thường không cần dùng thuốc trừ khi bé quá khó chịu và quấy khóc.
  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ cơ thể trên 38°C, bạn phải liên lạc với bác sĩ hoặc đưa bé tới phòng cấp cứu ngay lập tức vì một cơn sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu nghiêm trọng của sự nhiễm bệnh nào đó ở trẻ nhỏ.

Nếu con bạn ở khoảng 3 tháng tuổi tới 3 tuổi và bị sốt trên 39°C, bạn có thể sẽ cần hỏi ý kiến bác sĩ và miêu tả tình trạng của bé để xem liệu có cần đưa bé tới khám hay không.

Với nhưng trẻ lớn hơn, phụ huynh hãy chú ý xem xét thái độ và hành vi của bé.

Quan sát cách bé hành động sẽ giúp bạn quyết định được bé có phải đưa đến bác sĩ hay chỉ cần chữa trị tại nhà. Trẻ có thể không mắc phải bệnh nghiêm trọng nếu bé:

  • Vẫn năng động, đùa vui
  • Ăn uống đều đặn
  • Tỉnh táo và hoạt bát
  • Có nước da bình thường
  • Vẫn khỏe mạnh khi nhiệt độ đã hạ

Và đừng nên lo lắng quá nhiều nếu con bạn không chịu ăn khi bé đang sốt. Đây là một tình trạng hết sức bình thường khi cơ thể bé đang bị lây nhiễm một bệnh nào đó. Nếu trẻ vẫn uống nước và đi ngoài đều đặn, chán ăn không phải là một mối quan ngại lớn.

Liệu có phải bé đang bị sốt?

Một nụ hôn nhẹ vào trán hay đơn giản là một  cái chạm tay cũng đủ để bạn biết con có đang bị sốt hay không. Tuy nhiên, không phải bao giờ những phương pháp này cũng chính xác.

Hãy sử dụng nhiệt kế để kiểm tra xem nhiệt độ con bạn đang ở những giai đoạn nào sau đây:

  • Đo ở miệng: 37.5°C
  • Đo ở ruột thẳng: 38°C
  • Đo ở dưới cánh tay: 37.2°C

Nên lưu ý rằng độ không phản ánh hoàn toàn việc con bạn có đang bệnh nặng hay ko. Một cơn cảm cúm nhẹ có thể gây ra sốt cao (38.9 – 40). Song một số bệnh nặng lại có thể không đi kèm với bất cứ sự tăng hay hạ nhiệt độ nào ở cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Điều này là do những cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, một đứa trẻ có thể bị rùng mình ngay cả ở nhiệt độ cao, lại cũng có thể đổ mồ hôi khi nhiệt độ giảm.

Thỉnh thoảng, trẻ em bị sốt hay thở nhanh và gấp, kèm theo đó là tim có thể đập nhanh hơn bình thường. Bạn nên liên lạc với bác sĩ trong trường hợp con bạn có vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi bé vẫn tiếp tục thở dốc khi cơn sốt đã thuyên giảm.

Gợi ý khi đo nhiệt độ cho bé

Như các bạn cũng đã biết, đo nhiệt độ có thể là một thử thách nếu bé hay ngọ nguậy, cử động. Tuy nhiên đo được nhiệt độ chính xác là điều rất quan trọng vì đó sẽ là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán và có cách chữa trị thích hợp.

Những phương pháp được gợi ý sau đây sẽ phù hợp với những nhóm trẻ riêng, tùy thuộc vào độ tuổi và tính cách của từng bé.

– Đối với trẻ em dưới 3 tháng tuổi

Bạn có thể lấy số liệu nhiệt độ cơ thể bé một cách chính xác nhất bằng nhiệt kế điện tử. Tuy nhiên, phụ huynh không nên dùng nhiệt kế đo tai đối với các bé thuộc lứa tuổi này vì ống thính của các bé còn rất nhỏ và dễ bị tổn thương.

– Đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 4 tuổi

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ hậu môn và nhiệt kế đo tai để lấy nhiệt độ bên trong ống thính. Bạn cũng có thể đo nhiệt độ vùng nách của bé. Tuy nhiên cách thức này thường kém chính xác hơn.

– Đối với trẻ trên 4 tuổi

Bạn có thể sử dụng nhiệt kế điện tử để đo nhiệt độ miệng của bé, trong trường hợp bé chịu hợp tác.

Tuy nhiên, với trẻ hay ho và thở bằng việc, bé khó có thể giữ yên nhiệt kế trong miệng mình đủ lâu để lấy được kết quả chính xác. Trong trường hợp này, bạn có thể đo nhiệt độ ở tai trong hay ở nách để thay thế.

phương pháp đo nhiệt độ cho bé

Bất kể bạn chọn phương pháp đo nào, bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không bao giờ đo nhiệt độ ngay sau khi bé vừa tắm hoặc chưa mặc đồ đủ lâu vì điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả đo của nhiệt kế.
  • Luôn luôn theo dõi và quan sát bé trong suốt quá trình đo nhiệt độ.

Giúp trẻ cảm thấy khỏe hơn khi bị sốt

Không phải cơn sốt nào cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu như bé cảm thấy khó chịu và không chịu ăn uống trong suốt thời gian bị sốt, phụ huynh nên có những cách ứng phó phù hợp.

Uống thuốc hạ sốt

Nếu con bạn hay khó chịu và quấy khóc, bạn có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen theo liều lượng thích hợp với lứa tuổi và cân nặng của bé.

Khi không có chỉ định của bác sĩ, đừng bao giờ cho bé uống aspirin vì thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye, một bệnh hiếm nhưng lại nguy hiểm chết người. Nếu bạn không biết liều lượng thích hợp hoặc con bạn dưới 2 tuổi, hãy liên hệ bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Phụ huynh không nên cho trẻ em dưới 2 tuổi uống bất kì loại thuốc nào nếu chưa được sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ. Hãy nhớ rằng thuốc điều trị sốt chỉ tạm thời hạ nhiệt độ cơ thể xuống. Các loại thuốc này không hề tác động đến các nguyên nhân dẫn đến sốt.

>>> Xem thêm: Cách giúp trẻ hạ sốt nhanh mà bạn cần phải nắm trong lòng

– Ăn mặc mát mẻ

Cho bé ăn mặc và sinh hoạt mát mẻ. Mặc quá nhiều quần áo sẽ ngăn cản sự giải phóng nhiệt của cơ thể và vì thế càng làm nhiệt độ tăng cao.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ để không quá nóng cũng không quá lạnh.

– Chú ý cách tắm cho bé

Phương pháp tắm bọt biển cho trẻ nhỏ thực ra không được các chuyên gia y học khuyến khích. Ít ai biết được rằng tắm bọt biển lại có thể khiến bé khó chịu.

Bên cạnh đó, đừng bao giờ sử dụng cồn (vì chất này có thể khiến bé ngộ độc sau khi thẩm thấu qua da). Tắm bằng nước lạnh cũng không bao giờ được khuyên dùng vì cơ thể bé có thể tự động tăng nhiệt độ khi bị tác động lạnh từ bên ngoài.

– Uống nhiều nước

Luôn cho bé uống thật nhiều nước vì khi sốt, quá trình khử nước trong cơ thể có thể diễn ra nhanh hơn bình thường.

Tuy nhiên, phụ huynh nên tránh các thức uống có chứa caffeine như nước ngọt, trà, cà phê vì những thức uống này có thể khiến cơ thể mất nưới bằng việc đi tiểu tiện nhiều lần.

– Hỏi ý kiến bác sĩ

Khi con bạn có dấu hiệu nôn ọe và tiêu chảy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn điều trị theo cách bù nước và chất điện giải.

Tuy nhiên đừng cho bé uống các thức nước thể thao để cung cấp các chất này vì thức uống thể thao thường chứa lượng đường cùng một số thành phần không phù hợp cho trẻ em và có thể khiến cho chứng tiêu trị trở nên tệ hơn.

Đồng thời, phụ huynh cũng nên hạn chế cho bé ăn hoặc uống nước trái cây.

– Cho bé nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt

Trẻ em bị sốt tốt nhất nên được điều trị tại nhà, nơi bé thấy thoải mái và thân thuộc. Bác sĩ thông thường sẽ cho bé xuất viện sau 24 giờ kể từ khi nhiệt độ trở lại ổn định.

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Phụ huynh nên dựa vào các yếu tố như nhiệt độ cơ thể, lứa tuổi và triệu chứng đi kèm để cân nhắc xem trẻ có cần đưa đến bác sĩ hay không.

– Trường hợp cân nhắc nên đưa con đến bác sĩ

Ngoài ra, phụ huynh vẫn cần đưa con đến bác sĩ trong trường hợp bé có những triệu chứng sau:

  • Không thể uống đủ lượng nước quy định.
  • Bị tiêu chảy và nôn mửa liên tục.
  • Có triệu chứng mất nước như tiểu ít, không chảy nước mắt khi khóc, thụ động hơn mọi ngày)
  • Bị các triệu chứng khác như đau họng, đau tai
  • Vẫn sốt cao sau 24 giờ điều trị (đối với trẻ dưới 2 tuổi) và 72 giờ điều trị (đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên)
  • Bị sốt thường xuyên (có thể chỉ kéo dài vài tiếng)
  • Có các vấn đề về sức khỏe như bệnh tim, ung thư, thiếu máu.
  • Bị phát ban
  • Cảm thấy đau khi đi ngoài

– Trường hợp nên lập tức đưa trẻ đến bác sĩ

Lập tức đưa trẻ đến bác sĩ nếu con bạn:

  • Nhỏ hơn 3 tháng tuổi và hậu môn có nhiệt độ từ 38°C trở lên.
  • Lớn hơn 3 tháng tuổi và có nhiệt độ từ 39°C trở lên. Khi nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn 39°C.

Gọi cấp cứu nếu con bạn có dấu hiệu:

  • Liên tục khóc không ngừng nghỉ
  • Cực kì cáu kỉnh
  • Hôn mê hoặc khó thức dậy
  • Bị phát ban hoặc nổi các vết bầm tím
  • Môi, lưỡi và móng tay chuyên sang màu xanh
  • Cổ cứng, khó cử động
  • Đau đầu dữ dội
  • Yếu ớt và khó di chuyển
  • Khó thở
  • Ngả người về trước và bị chảy nước mũi
  • Đau bụng

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên hỏi thêm chỉ dẫn chuyên môn của bác sĩ về thời điểm cần thiết để đưa bé tới bệnh viện.

Xem thêm: Những vấn đề cần quan tâm khi bé sốt