Phụ nữ mang thai có nên đi tiêm vắc-xin không?

Phụ nữ mang thai có nên đi tiêm vắc-xin không?
Phụ nữ mang thai có nên đi tiêm vắc-xin không?

Tại sao phụ nữ mang thai nên được chủng ngừa?

Nhiều phụ nữ có thể không nhận ra rằng họ không có tiêm chủng mới nhất và dễ mắc những bệnh có thể gây hại cho họ hoặc đứa con sắp chào đời.

Phụ nữ mang thai nên nhờ bác sĩ tư vấn để biết những loại vắc-xin họ có thể cần và liệu họ có nên tiêm chủng trong khi mang thai hay nên chờ đến sau khi sinh em bé.

Vắc–xin có an toàn không?

Tất cả các loại vắc-xin được kiểm tra về độ an toàn dưới sự giám sát của FDA. Các loại vắc-xin được kiểm tra độ tinh khiết, sự hiệu nghiệm và độ an toàn, và FDA và CDC theo dõi độ an toàn của mỗi vắc-xin cho đến chừng nào nó còn được sử dụng.

Một số người có thể bị dị ứng với một thành phần trong vắc-xin, chẳng hạn như trứng trong vắc-xin ngừa cúm, và không nên chủng ngừa cho đến khi họ được bác sĩ của họ tư vấn.

Những loại vắc-xin nào tôi có thể tiêm chủng khi đang mang thai?

Các loại vắc-xin sau đây được xem là an toàn để dùng cho những người phụ nữ có thể có nguy cơ bị lây nhiễm:

  • Viêm gan siêu vi B: Phụ nữ mang thai là những người có nguy cơ cao về bệnh này và nếu đã có kết quả xét nghiệm âm tính thì có thể tiêm chủng vắc-xin này. Nó được sử dụng để bảo vệ bà mẹ và bé chống lại nhiễm bệnh cả trước và sau khi sinh. Một loạt ba liều là cần thiết để có được sự miễn dịch. Các liều thứ 2 và 3 được chích sau liều đầu tiên 1 tháng và 6 tháng.
  • Cúm (bất hoạt): vắc-xin này có thể ngăn chặn căn bệnh nghiêm trọng ở người mẹ trong thời kỳ mang thai. Tất cả phụ nữ sẽ mang thai (trong cả 3 tháng đầu – giữa – cuối) trong mùa cúm nên được chủng ngừa vắc-xin này. Nhờ bác sĩ tư vấn để xem bạn có nên tiêm phòng cúm không.
  • Uốn ván / Bạch hầu ho gà / (Tdap): Tdap được khuyến khích trong thời kỳ mang thai, tốt nhất là giữa tuần 27 và 36 của tuổi thai, để bảo vệ em bé không mắc bệnh ho gà. Nếu không được chủng ngừa trong thời kỳ mang thai, Tdap nên được tiêm ngay lập tức sau khi em bé ra đời.
Những loại vắc-xin nào tiêm chủng khi đang mang thai?

Vắc-xin có thể gây hại cho thai nhi của tôi không?

Rất nhiều loại vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin chứa vi-rút còn sống, không nên tiêm cho phụ nữ mang thai, bởi vì chúng có thể gây hại cho em bé. (Vắc-xin chứa vi-rút còn sống được sản xuất từ dòng vi-rút còn sống).

Một số vắc-xin có thể được tiêm cho người mẹ trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ, trong khi những loại khác chỉ nên được tiêm ngừa ít nhất là ba tháng trước khi có thai hoặc ngay sau khi em bé ra đời.

Những vắc-xin nào mà phụ nữ mang thai nên tránh?

Các loại vắc xin sau đây có khả năng được truyền cho thai nhi và có thể dẫn đến sẩy thai, sinh non, hoặc dị tật bẩm sinh:

  • Viêm gan siêu vi A: Sự an toàn của vắc-xin này chưa được xác định, vì vậy nó cần phải tránh trong thai kỳ. Phụ nữ có nguy cơ tiếp xúc với vi-rút này cao nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ của họ.
  • Bệnh sởi, quai bị, rubella (MMR): Phụ nữ nên chờ ít nhất là 1 tháng hãy mang thai sau khi tiêm những loại vắc-xin chứa vi-rút còn sống này. Nếu xét nghiệm rubella ban đầu cho thấy rằng bạn không được miễn dịch với rubella, thì sau đó bạn sẽ được tiêm chủng sau khi sinh con.
  • Thủy đậu: Vắc-xin này được sử dụng để ngăn ngừa thủy đậu, nên được chủng ngừa ít nhất 1 tháng trước khi mang thai.
  • Khuẩn cầu phổi: Vì sự an toàn của vắc-xin này là không rõ, nên tránh tiêm nó trong khi mang thai, ngoại trừ những phụ nữ có nguy cơ cao hoặc bị bệnh mãn tính.
  • Vắc-xin uống ngừa bại liệt (OPV) và vắc-xin bại liệt bất hoạt (IPV): Cả dạng vắc-xin chứa vi-rút còn sống (OPV) và vắc-xin chứa vi-rút bất hoạt (IPV) của loại vắc-xin ngừa bại liệt này đều được khuyến khích cho phụ nữ mang thai.

Những tác dụng phụ nào có thể có khi tiêm chủng?

Các tác dụng phụ có thể xảy ra trong vòng ba tuần sau khi chủng ngừa. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng, hãy cho bác sĩ của bạn biết.