Phân biệt nguyên nhân trẻ hay khóc đêm

trẻ hay khóc đêm

Trẻ khóc đêm là nỗi ám ảnh của các ông bố, bà mẹ khi chăm con, bố mẹ lúc nào cũng đầu bù tóc rối và kéo theo rất nhiều vấn đề khác. Bài viết dưới đây chia sẻ thông tin phân biệt trẻ hay khóc đêm do vấn đề bất thường và trẻ khóc đêm tâm linh để bố mẹ có thể tìm được cách khắc phục.

Những ngày tháng đầu đời tiếng khóc là phương tiện giao tiếp của bé với những người xung quanh. Tiếng khóc là “ngôn ngữ” không hề dễ hiểu một tí nào và bố mẹ cần phải giải mã để có thể hiểu được mong muốn của con.

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến trẻ khóc đêm:

Trẻ hay khóc đêm quấy khóc do đói

Trẻ sơ sinh có 2 nhu cầu cơ bản đó là được ăn no và ngủ. Chính vì vậy khi đói, con cảm thấy khó chịu và báo hiệu cho người lớn biết bằng tiếng khóc của mình. 

– Biểu hiện

Trẻ khóc lớn 5-6 giây tạm dừng 20 giây và kèm theo 1 chút gì đó nức nở. Khi bố mẹ không đáp ứng được thì bé khóc ngày càng dữ dội hơn. 

Kèm theo với tiếng khóc bé có biểu hiện lắc đầu, tóm tém miệng, đưa tay vào miệng và lần tìm vú mẹ. 

– Giải pháp

Giải pháp cho vấn đề này rất đơn giản, mẹ chỉ cần đáp ứng nhu cầu của con là cho bé bú, con sẽ ngừng khóc ngay. 

Ngoài ra để tránh con khóc do đói, thì mẹ nên nắm rõ thời gian, để canh cho con bú, tránh để con đói dẫn tới khóc. 

Bé khóc do có vấn đề sức khỏe

– Biểu hiện

Trẻ gặp vấn đề về sức khoẻ đường tiêu hoá: chướng hơi, đầy bụng, quặng bụng, trào ngược…Trẻ sẽ khóc thét liên tục. Hoặc nếu trẻ bị cơn đau quặn bụng sẽ khóc từng cơn. Sau khi trẻ ăn xong thì có xu hướng khóc nhiều hơn, khóc không ngừng nghỉ. 

– Giải pháp

Bố mẹ hãy quan sát biểu hiện của con nếu nghi ngờ bị trào ngược, hay đầy hơi thì mọi người có thể áp dụng phương pháp dưới đây:

  • Trẻ bị trào ngược: Mẹ không nên cho con bú ở tư thế nằm, khi con bú xong vỗ ợ hơi và vuốt dọc sống lưng. 
  • Trẻ bị đầy hơi, trướng bụng: Sử dụng thử phương pháp “đạp xe” cho con. Cho trẻ nằm ngửa, dùng tay mẹ cầm 2 chân con và cho trẻ thực hiện động tác “đạp xe”. Mẹ nhớ bao giờ sau khi cho con bú xong thì thực hiện động tác vỗ ợ hơi. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện đầy bụng, khó tiêu bé sẽ cảm thấy dễ chịu, không khóc nữa. 

Sử dụng hạt thì là, sao ấm lên, cho vào túi vải. Sau khi con ăn xong thì dùng túi vải này massage xung quanh bụng bé. Mẹ nhớ thử độ nóng túi vải ở vùng da cổ tay mình trước, để tránh làm phỏng da bé.

Trẻ hay khóc đêm do mọc răng 

Trẻ khóc do mọc răng 

– Biểu hiện

Biểu hiện ngoài khóc ra thì trẻ thường hay cho tay hoặc bất kỳ món đồ vật nào vào miệng và cắn. Nước miếng của trẻ cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. 

Các mẹ có thể quan sát kỷ ở phần nướu của trẻ, đặc biệt vị trí 2 răng cửa ở hàm dưới sẽ thấy sưng tấy. Lúc này trẻ sẽ cũng cảm thấy đau, khó chịu, bú ít và lười ăn.

– Giải pháp 

Khi bé khóc đêm bố mẹ đừng quá sốt ruột, khi trẻ mọc răng con bị đau vùng nướu sẽ biếng ăn, sốt, quấy khóc là bình thường.

  • Bố mẹ không nên ép con ăn, như vậy sẽ khiến bé quấy khóc nhiều hơn.
  • Mẹ chế biến các loại thức ăn mềm như cháo, súp.
  • Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé sau mỗi bữa ăn, dùng gạc mềm quấn quanh ngón tay nhúng vào nước ấm và lau chui khoang miệng của trẻ. 
  • Cho bé nhai bánh quy cũng sẽ giúp làm giảm cơn đau do mọc răng gây ra. Mẹ chú ý sử dụng bánh quy làm từ nguyên liệu an toàn dành cho trẻ. 
  • Mẹ có thể sử dụng muỗng inox sạch đem để trong tủ lạnh, rồi nhẹ nhàng áp muỗng vào phần nướu đang mọc răng để chườm, giúp làm giảm sưng và đau cho con.

Khi trẻ biếng ăn nhẹ, sốt 2 ngày và hơi quấy khóc thì mẹ không cần bôi gì hết. Còn nếu trẻ sốt cao và kéo dài hơn 2 ngày thì mẹ phải đưa bé đến cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn.

Trẻ hay khóc đêm do gắt ngủ và mệt mỏi

Trẻ khóc do gắt ngủ và mệt mỏi

– Biểu hiện

Một số em bé khi bé buồn ngủ thì chỉ nằm lắc qua, lắc lại rồi ngủ. Nhưng một số em bé khó chịu, khóc một lúc rồi mới ngủ, đó là tình trạng gắt ngủ ở trẻ. Biểu hiện của tình trạng này là bé khóc, kèm theo cấu gắt, dụi mắt liên tục và cáu gắt. 

– Giải pháp

Khi mà em bé đã bú no, chơi mệt, đến giờ em bé ngủ bố mẹ hãy đặt trẻ lên giường và ru để con nhanh đi vào giấc ngủ. Ngoài ra bố mẹ nhớ chuẩn bị môi trường mát mẻ, thoải mái để cho bé ngủ.

Con khóc do quá lạnh hoặc quá nóng

– Biểu hiện

Khi ngủ cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng thì con cũng sẽ khóc để báo cho bố mẹ biết rằng còn cần được ủ ấm hoặc cởi bỏ bớt quần áo để thoáng mát. 

– Giải pháp

Khi cảm thấy con khóc do quá nóng hoặc quá lạnh thì bố mẹ có thể thay đổi như cho con mặc đồ thoáng hơn, bật quạt nếu con bị nóng, hoặc có thể quấn khăn ủ ấm nếu môi trường con nằm đang bị lạnh.

Tã của trẻ bị bẩn

– Biểu hiện

Khi tã ẩm ướt, bí bách bé sẽ khóc để báo hiệu cho bố mẹ biết rằng cần phải thay tã. Trẻ có biểu hiện khóc, kèm them quẫy đạp, vẫy tay chân, ưỡn lưng.

– Giải pháp

Lúc này bố mẹ cần phải thay tã cho con. Tốt nhất khoảng 2-3 tiếng bố mẹ nên kiểm tra thay tã cho con 1 lần.

Đặc biệt bố mẹ chú ý vùng mặc tã dễ bị hăm đỏ khiến bé bị rát khó chịu, con sẽ khóc, cho nên khi thay tã cho con nhớ lau chùi sạch sẽ, nếu da con bị hăm nhớ bôi thu

Con khóc đêm do thiếu mẹ

Con khóc đêm do thiếu mẹ

– Biểu hiện

Thường ngày trẻ ngủ với mẹ, nhưng bỗng một đêm vắng mẹ bé có thể giật mình quấy khóc khi ngủ và ánh mắt nhìn dáo dác để tìm mẹ. 

Đây cũng là điều bình thường trẻ sơ sinh có hệ thần kinh đang ở trong quá trình hoàn thiện, do đó cơ thể bé rất nhạy cảm với mọi thứ thay đổi xung quanh, nên khi xa mẹ bé khóc.

– Giải pháp

Trước khi để cho bé ngủ thiếu mẹ thì mẹ có thể cho bé ngủ cùng với bà hoặc bố, khi đó mẹ đi xa bé ngủ với bà hoặc bố, con cũng sẽ thấy quen đỡ khóc hơn.

Hoặc có mẹo có thể lấy áo của mẹ đặt gần con, để con cảm nhận được hơi mẹ quen thuộc và ngủ ngon hơn đỡ giật mình. 

Những nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác làm trẻ khóc đêm:

  • Trẻ bị dị ứng với những thứ xung quanh như hoá chất, khói thuốc hay thức ăn.
  • Trẻ bị thiếu canxi
  • Trẻ cảm thấy chán
  • Khóc để gọi bố mẹ, muốn được ôm ấp

– Giải pháp chung trẻ hay khóc đêm

Khi bé khóc mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và đáp ứng nhu cầu của con. Ngoài ra Khi trẻ khóc mẹ hãy trấn an bằng giọng nói dịu dàng. Bên cạnh đó âu yếm, vuốt ve để con thấy an toàn được che chở và đỡ khóc hơn.

Mẹ có thể áp bé vào ngực để con nghe nhịp tim của mình để an ủi vì đây là âm thanh con được nghe khi còn trong bụng mẹ.

Khi bé khóc dạ đề thay vì quát mắng, khó chịu, mẹ hãy ôm bé vào lòng hay đặt bé nằm cạnh mẹ. Mẹ nhẹ nhàng hát ru cho con ngủ hoặc cho bé nghe các bản nhạc dịu dàng.  

Cần đặt trẻ nằm ở không gian thoải mái, thường xuyên massage xoa bóp nhẹ nhàng toàn thân và vùng bụng cho con.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *