Những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ

chiều cao của trẻ

Một đứa trẻ có được chiều cao tốt, thì con sẽ tự tin, có nhiều lợi thế, trẻ không có cảm giác thua kém bạn bè khi tham gia các hoạt động ở trường hay bên ngoài. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ những nguyên nhân ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ để bố mẹ có thể nhận biết được, từ đó có sự điều chỉnh giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. 

Yếu tố di truyền

chiều cao của trẻ

Yếu tố này chiếm 23% trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Nếu gia đình bố mẹ có chiều cao lý tưởng thì con cái sẽ được hưởng gen di truyền từ bố mẹ, có được chiều cao tốt. 

Người ta có công thức tính chiều cao trẻ theo bố mẹ: chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2; chiều cao con gái = ((chiều cao bố – 15cm) + chiều cao mẹ) / 2

Như vậy bố mẹ có nguồn gen chiều cao tốt, thì con cũng sẽ được thừa hưởng. Tuy nhiên nếu bố mẹ thấp thì đừng quá lo lắng, có thể tác động đến yếu tố khác để giúp con tăng chiều cao tốt.

Giấc ngủ 

Giấc ngủ là yếu tố tác động khoảng 10-12% sự phát triển chiều cao của đứa trẻ. Trong khi đứa trẻ ngủ thì cơ thể sẽ sản sinh ra các hormone tăng trưởng, giúp kích thích phát triển chiều cao. Trẻ ngủ sâu vượt quá một tiếng thì lượng bài tiết hormon tăng trưởng mới tăng rõ rệt.

Bên canh đó, người ta cũng chỉ ra rằng chiều cao của con người khi còn nhỏ phát triển mạnh vào ban đêm. Nội tiết tăng trưởng sẽ tiết ra lúc 12h đêm với điều kiện trẻ được ngủ sâu vào thời điểm này. Tức là trẻ phải ngủ đủ 2 giờ trước thời điểm này, thì mới có thể vào giấc ngủ sâu. 

Có những đứa trẻ ăn uống đầy đủ, vận động tốt, nhưng lại đi ngủ trễ 10-11h đêm. Qua thời điểm vàng con đi vào giấc ngủ sâu để nội tiết hormone tăng trưởng tiết ra tốt nhất, ảnh hưởng không tốt đến chiều cao của trẻ. 

Cho nên bố mẹ muốn con phát triển chiều cao tốt thì hãy cho con ngủ đủ giấc và tập cho con thói quen ngủ sớm, đúng giờ vào buổi tối. 

Chế độ dinh dưỡng

chiều cao của trẻ

Yếu tố dinh dưỡng chiếm 32% quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất là lớn và bố mẹ có thể tác động được để tăng chiều cao cho con.

– Chế độ dinh dưỡng đủ chất

Chế độ dinh dưỡng tốt cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng vitamin, khoáng chất, chất béo, chất xơ, chất đạm.

Trường hợp trẻ gặp vấn đề về ăn uống như biếng ăn, ăn vô độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển về chiều cao của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài, dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng và thiếu cân.

Bên cạnh đó, mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt mà quên đi những thực phẩm chính cũng khiến trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng và có một chiều cao “nấm lùn”.

Đặc biệt, như mọi người biết 80% của xương là canxi nên để tăng chiều cao cho trẻ việc bổ sung canxi trong chế độ ăn uống của con là cần thiết. Một số loại thực phẩm giàu canxi mà bố mẹ có thể bổ sung như pho mai, các sản phẩm làm từ đậu nành, hạnh nhân, sữa,…

Nhiều bố mẹ cho con ăn uống rất nhiều, thậm chí là con tăng cân, nhưng chiều cao của con lại “dậm chân tại chỗ”. Đó là do bố mẹ cung cấp không cân đối, đa dạng, đồng bộ các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.

– Bổ sung vitamin giúp hấp thụ canxi

Bố mẹ bổ sung canxi cho trẻ rất nhiều nhưng không bổ sung vitamin D3, vitamin K2 thì dẫn tới canxi không được cơ thể hấp thu. 

Như mọi người biết canxi muốn hấp thu vào trong cơ thể phải nhờ vitamin D3. Vitamin D3 có tác dụng đưa canxi từ trong thức ăn thấm qua niêm mạc ruột non và đi vào tuần hoàn máu. Khi vào đến máu canxi không tự đi vào xương mà phải nhờ chất vận chuyển.

Mà chất vận chuyển canxi này muốn hoạt động được thì phải nhờ MK7 (vitamin K2), như vậy thì canxi mới vào xương.

Cho nên trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, muốn cho con phát triển chiều cao toàn diện thì ngoài bổ sung canxi, cần phải bổ sung thêm vitamin D3, và vitamin K2 

Quá trình phát triển chiều cao của trẻ sau khi sinh chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn từ 0-6 tuổi
  • Giai đoạn từ 6-10 tuổi (giai đoạn tiền dậy thì)
  • Giai đoạn sau 10 tuổi (giai đoạn dậy thì).

Trong đó có 2 giai đoạn mẹ cần chú ý đó là:

  • Giai đoạn 0-6 tuổi, lúc này chế độ dinh dưỡng là nền tảng để bé phát triển chiều cao.
  • Giai đoạn vàng thứ 2 là giai đoạn dậy thì bố mẹ cần chú ý dinh dưỡng, vận động hợp lý cho bé để phát triển chiều cao.  

Tuỳ giai đoạn và tùy thể trạng của trẻ mà bố mẹ có phương án bổ sung chế độ dinh dưỡng giúp tăng chiều cao cho trẻ phù hợp. Đồng thời hạn chế tối đa thực phẩm gây ức chế tăng trưởng như thức ăn nhanh, nước ngọt,…

Vận động

chiều cao của trẻ

Càng vận động nhiều thì hooc môn tăng trưởng sẽ càng tiết ra nhiều. Các hoạt động thể thao như bơi lội, tập xà, đạp xe, bóng chuyền, bóng rổ… hay các động tác vận động nhón chân, với tay, bật nhảy sẽ giúp sụn ở các đầu xương phát triển.

Khi trẻ tập luyện thể thao thì sẽ tăng tiết hormone GH, phát triển hệ cơ xương. Chính vì vậy mà mọi người có thể thấy những đứa trẻ vận động thường xuyên, hay tham gia các môn thể thao thì có được chiều cao tốt hơn so với những đứa trẻ lười vận động.

Bên cạnh đó, trẻ vận động tham gia thể thao không chỉ cao hơn hơn mà sức khỏe thể chất, sự dẻo dai của cơ thể cũng được cải thiện hơn rất nhiều. Con vừa cao hơn, vừa khoẻ mạnh thì bố mẹ không còn gì vui bằng.

Vận động ở đây phải thường xuyên. Xương cao lên và phát triển hằng ngày nếu ít vận động, 1 tuần chỉ vận động một lần thì không đem lại kết quả. 

Nếu cha mẹ cho trẻ vận động, nhưng chỉ dồn lại cho con vận động vào cuối tuần. Hay khi cho trẻ đi bơi nhưng để cho trẻ xuống nước đứng chơi dưới hồ, không thực hiện các động tác rướn thì hiệu quả tăng chiều cao cũng sẽ rất thấp.

>>> Xem thêm: 5 môn thể thao giúp trẻ tăng chiều cao nhanh chống

Các yếu tố tâm lý, môi trường sống

Trẻ sống trong môi trường không khí ô nhiễm, tiếng ồn, dịch bệnh, tâm lý lúc nào cũng căng thẳng, không được thoải mái. Khi đó sức đề kháng của trẻ kém, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, các bệnh mạn tính, phải sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài. Điều này tác động tiêu cực đến sự phát triển thể chất của trẻ trong đó có chiều cao.

Ngoài ra một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ: trẻ sinh non dưới 38 tuần, trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai: cân nặng dưới 2,5 kg, và chiều cao dưới 48 cm. 

Ở trên chúng tôi đã chia sẻ đến mọi người các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Từ đó bố mẹ nắm được có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động, giấc ngủ,…một cách hợp lý trong quá trình chăm sóc con để giúp bé có được chiều cao tốt nhất.