Trẻ con thường không làm theo hướng dẫn của người lớn. Chao ôi! Trẻ mới biết đi – lúc nào cũng cọ quậy và muốn thử sức chịu đựng của bố mẹ; cũng như hai chân của chúng – có thể làm cho bạn phải “điên lên” đấy. Dưới đây là 9 sai lầm mà các bậc cha mẹ nên tránh làm với bé của mình.
1. Không nhất quán
Trẻ con thường thực hiện nội quy tốt nhất khi bố mẹ nói cho chúng biết chúng nên làm gì, cho dù là mấy giờ đi tắm hoặc mấy giờ đi ngủ hoặc nếu bé không ngoan thì sẽ bị phạt gì.
Càng nhất quán và càng có thể biết được chuyện gì xảy ra thì bé càng năng động và dễ chấp nhận bấy nhiêu.
Giải pháp
Hãy duy trì thói quen đều đặn hằng ngày ở mức tối đa có thể. Tính kiên định, nhất quán này có thể là một thách thức khi bố mẹ (hoặc người trông trẻ khác) không đồng ý hay tán thành với nhau.
Không chắc rằng cách nào là tốt nhất nếu bé vứt thức ăn trên sàn nhà hoặc không chịu đi ngủ? Hãy ngồi lại, bàn bạc với vợ (chồng) mình trước khi lựa chọn cách phản ứng nào là phù hợp – và hãy kiên định theo đó.
“Bạn không muốn gửi những thông điệp trái chiều” Tanya Remer Altmann, bác sĩ nhi khoa, tác giả của cuốn sách “Nỗi niềm của mẹ” sẽ giải đáp 101 vấn đề thường gặp nhất của bố mẹ về những sai lầm hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ mới chập chững biết đi. “Bạn thực sự cần phải kiên định.”
2. Tập trung vào giờ giấc của gia đình
Trẻ nhỏ thường cảm thấy rất vui khi chơi cùng với gia đình. Nhưng một số bố mẹ lại phung phí khoảng thời gian ấy.
Tiến sĩ Thomas Phelan, nhà tâm lý lâm sàng ở ngoại ô Chicago và tác giả của một số quyyển sách dành cho bố mẹ, bao gồm quyển 1-2-3 Magic cho biết “Trẻ nhỏ rất thích được ở một mình với bố mẹ” “Bố mẹ cũng thấy vui khi được ở nhà với từng đứa con một, bởi chẳng có anh chị em gì của chúng tranh giành với nhau.”
Giải pháp
Giải pháp nào là tốt khi ở nhà một mình với con? Tiến sĩ Phelan khuyên bạn chỉ cần nên nằm xuống sàn nhà và chơi đùa với bé là được.
3. Làm hộ con quá nhiều
Một số cha mẹ cứ hay giúp con làm một thứ gì đó khi con gặp khó khăn. Trước khi bạn làm điều này, hãy cân nhắc xem nhé bằng cách giúp bé giải trò chơi đố hoặc mặc áo thì bạn đã cho con biết rằng bé không tự làm việc đó được – hay nói một cách khác hơn là bé không có khả năng.
Betsy Brown Braun, tác giả quyển You’re Not the Boss of Me dựa trên Los-Angeles cho biết “Bố mẹ làm hộ con quá nhiều có thể làm hỏng khả năng tự lực của con trẻ.”
Giải pháp
Braun chia sẻ “Chúng ta nên tập cho con biết cách chịu đựng với sự va chạm và khó khăn.”
Tất nhiên là chẳng có gì sai khi bạn khen ngợi và động viên cho bé. “Hãy cổ vũ, khuyến khích con nhé.” “Bạn nên nói: Con có thể làm được điều này đấy!”
4. Nói quá nhiều
Nói chuyện với con thường là một khái niệm hết sức tuyệt vời. Nhưng không phải là lúc kiềm chế hành vi sai sót.
Hãy tưởng tượng một bà mẹ chỉ nói “không” khi đứa con 2 tuổi đòi ăn bánh quy. Nó khóc ầm lên. Mẹ nó giải thích đến giờ ăn cơm tối rồi.
Đứa nhỏ vẫn cứ chộp lấy miếng bánh. Mẹ nó giật lại, cất đi và cố giải thích lại cho đứa con đang khóc nức nở. Hai mẹ con đều thất bại.
Phelan cho hay “Nói chuyện với trẻ là một chuỗi các hành động: nói chuyện-thuyết phục-cãi vã-la ó-đánh đập” “Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ đâu. Chúng chẳng có lô-gích gì cả, và chẳng hiểu nổi những gì bạn nói đâu.”
Giải pháp
Biện pháp thông minh để ra oai là gì? Phelan nói, hễ khi yêu cầu con làm điều gì đó, bạn chớ nên nói về nó hoặc nhìn trực tiếp vào mắt con.
Nếu bé không vâng lời thì hãy cảnh cáo ngắn gọn hoặc đếm tới 3. Nếu vẫn không tác dụng, bạn nên ngưng một chút hoặc cho con thấy hậu quả ngay tức khắc. Chẳng giải thích gì cả!
5. Chỉ cho con ăn thức ăn của em bé
Có phải con bạn chẳng ăn một thứ gì ngoài thịt gà phi-lê và khoai tây chiên không? Và chỉ ăn bánh quy cá vàng? Một vài bố mẹ phát hiện quá muộn rằng những đứa trẻ có chế độ dinh dưỡng quanh đi quẩn lại những thức ăn cho em bé mà không biết chắc về mặt dưỡng chất thì có thể sẽ không chịu ăn bất cứ thứ gì khác.
Giải pháp
Hãy khuyến khích bé thử “thức ăn của người lớn” xem sao nhé. Altmann cho biết “Phần đông trẻ con sẽ sẵn sàng thử món ăn mới nếu thấy bố mẹ mình thưởng thức nó ngon lành. Nếu bé con của bạn cứ xua tay đẩy thức ăn đi thì hãy cứ để vào đĩa cho bé nhé. Một số trẻ phải cần thử rất nhiều lần mới có thể ăn được món mới lạ.”
Nhưng bạn cũng chớ nên quá lo lắng nếu như con mình là một đứa kén ăn. Braun chia sẻ thêm “Hầu hết trẻ con mới biết đi đều kén ăn như vậy.”
“Trẻ con thường thích tranh giành thức ăn. Nếu chúng ta quá quan tâm hay quan trọng hoá thì việc đó sẽ trở nên khó chịu hơn nhiều.” Braun khuyên rằng: Miễn là bé có thể ăn được thứ gì đó trên đĩa của nó, đừng lo lắng và đừng biến mình thành một đầu bếp làm thức ăn vội cho con.
6. Bỏ nôi (giường cũi) của con đi
Cũi của bé còn nhiều tác dụng hơn cả việc giữ cho bé được an toàn; nó tạo thói quen ngủ ngon cho bé.
Trẻ mới biết đi nếu được mang lên ngủ trên giường “thực sự” có thể sẽ khó nằm xuống ngủ hoặc khó dỗ ngủ.
Altmann cho biết thêm “Một vài bà mẹ cảm thấy kiệt sức vì phải dỗ con ngủ mỗi đêm.” “Họ không biết chính mình đã làm cho mình mệt mỏi.”
Giải pháp
Khi nào nên bỏ cái cũi của bé? Khi nhóc tì của bạn đòi ngủ giường hoặc bắt đầu trèo ra khỏi nôi. Hầu hết các bé đòi ra ngủ giường ở độ tuổi từ 2 đến 3.
7. Tập cho con đi nhà vệ sinh quá sớm
Một số bố mẹ phỉnh con mình đi nhà vệ sinh khi họ nghĩ là đã đến lúc rồi – và thường khiển trách bé gay gắt nếu mọi thứ trở nên không như mong đợi. Điều này có thể dẫn tới cuộc la ó, cãi vã.
Giải pháp
Altmann cho biết “Trẻ con học cách đi nhà vệ sinh khi chúng đã sẵn sàng.” “Việc này không nên vội vã đâu.”
Nhưng bạn cũng có thể đặt ra các giai đoạn cho bé. Hãy chỉ cho con nhà vệ sinh; giải thích cách dùng của nó. Nếu cảm thấy thoải mái, hãy để cho bé thấy cách bạn sử dụng nhà vệ sinh – và nên khen bé nếu chúng tập thử nhé.
Nếu lên 4 tuổi rồi mà con bạn vẫn còn bọc tã thì sao? “Đừng lo.” “Không có đứa nhỏ nào mặc tã khi đi học đại học đâu.”
8. Cho con ngồi trước màn hình quá nhiều
Trẻ mới chập chững biết đi xem ti vi nhiều quá thường gặp trục trặc về việc học sau này hơn. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy trẻ dưới 2 tuổi thực sự không biết được những gì đang hiển thị trên ti vi hoặc trên màn hình vi tính.
Giải pháp
Hãy tập cho bé bận rộn với việc đọc sách và các hoạt động khác sáng tạo hơn. Hãy trò chuyện với con và khuyến khích con nói cũng như nghe hiểu. Altmann cho biết “Bạn càng tránh cho bé xem ti vi bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.”
9. Cố dằn cơn nóng giận
Một vài bố mẹ lo rằng trẻ khó dạy có thể làm cho mình giống như người bất lực vậy. Nhưng trẻ nào cũng có lúc nổi cơn tam bành cả. Khi chúng giận dỗi, bạn không nên cố ép con dừng lại – vô ích, thậm chí là tình huống đó có diễn ra trước mặt bạn bè hoặc ở nơi đông người đi nữa.
Braun cho biết “Khi ở với bé chốn đông người, chúng ta có cảm giác bị người khác chỉ trích, đánh giá; giống như có bóng đèn nê-ông trên đầu cho chúng ta biết là mình không trị con nổi.”
Giải pháp
Braun chia sẻ rằng bố mẹ nên nhớ là con cái quan trọng hơn ý kiến của người khác – nhất là người lạ.
Nếu người ta trừng mắt nhìn bạn hoặc đưa ra lời khuyên không muốn nghe thì bạn chỉ cần mỉm cười và nói những thứ đại loại như “Ôi trời, bạn có nhớ nó giống gì không?” rồi bế thốc đứa con đang quấy khóc của mình lên, tìm một chỗ tránh những ánh nhìn tò mò vì giận dỗi một cách tự nhiên. Khi con nóng giận, bạn nên ôm chặt bé và hãy tiếp tục công việc một ngày của mình nhé.
Xem thêm: Những thói quen tốt bạn nên làm gương cho trẻ