Những nguyên tắc an toàn khi tập cho trẻ tự nằm chơi

tập cho trẻ tự nằm chơi

Nên hay không thực hiện tập cho trẻ tự nằm chơi? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm nhất bởi vì chắc chắn không ai có thể ở cạnh con 24/24 suốt quá trình phát triển của bé. Nhưng để đảm bảo an toàn cho con, các bố mẹ hãy tham khảo những nguyên tắc sau đây.  

1. Hình thành thói quen ăn, tự chơi và tự ngủ đúng giờ

Đôi khi cha mẹ sẽ cần thời gian để tắm rửa, dọn dẹp hoặc xử lý các công việc cá nhân thì việc giữ con luôn luôn bên cạnh sẽ vô cùng bất tiện và vất vả.

Vậy nên việc tập cho trẻ tự nằm chơi trong điều kiện đảm bảo an toàn sẽ giúp ích nhiều hơn cho các bậc cha mẹ. Không những vậy việc tập cho trẻ tự nằm chơi còn đem lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển và hình thành tính cách của bé.

tập cho trẻ tự nằm chơi

Nguyên tắc đầu tiên để tập cho trẻ tự chơi chính là hãy hình thành thói quen tự ăn, tự chơi và tự ngủ đúng giờ cho bé.

Hãy thực hiện một chu trình ăn-chơi-ngủ theo đúng những mốc thời gian tùy thuộc vào độ tuổi để tạo thành thói quen tốt cho trẻ.

Việc này sẽ giúp tăng khả năng độc lập của bé, rèn luyện tính tự giác của trẻ và giúp trẻ không quá phụ thuộc vào bố mẹ. Bạn có thể thực hiện nguyên tắc này bằng các mẹo như tập cho bé ngủ sớm, tạo sự khác biệt giữa ngày và đêm,… 

2. Tin tưởng vào bé

Nguyên tắc thứ hai trong việc tập cho trẻ tự nằm chơi là phải tin tưởng vào bé. Thay vì quá lo lắng, bất an không biết rằng con có tự chơi một mình được hay không, bạn hãy tin tưởng vào con.

Hãy để trẻ tự chơi trong khu vực chơi đã đảm bảo an toàn với những đồ chơi bạn cung cấp. Trẻ có thể tự tìm tòi, khám phá những trò chơi và tự tiêu khiển một mình.

Việc tin tưởng vào bé, để bé tự chơi còn giúp tăng khả năng độc lập, tập trung, thích nghi và phát triển trí tuệ của trẻ. Khi bạn tin tưởng để con tự chơi, con có thể tự chơi theo cách của riêng mình, con sẽ thỏa trí tưởng tượng của bản thân.

Không những vậy, những đứa trẻ được bố mẹ tin tưởng, tập cho trẻ tự nằm chơi từ sớm sẽ đỡ “khủng hoảng” hơn những đứa trẻ khác khi phải đi học lần đầu. Bởi chúng không quá phụ thuộc và “bám” cha mẹ. 

tin tưởng vào trẻ

3. Mẹ kiên trì, không mủi lòng

Nguyên tắc quan trọng tiếp theo khi tập cho trẻ tự nằm chơi chính là mẹ cần phải kiên trì và không được mủi lòng.

Thông thường vào khoảng thời gian đầu khi bé mới tự chơi, bé sẽ “quấn” mẹ và quấy khóc bởi bé chưa quen việc phải tự chơi một mình, mẹ thường xót con khóc nên sẽ lại dỗ dành, chơi với con. Và nếu như vậy thì trẻ không thể tự chơi được vì chúng biết chỉ cần khóc thì cha mẹ sẽ lại chơi cùng.

Thay vì vậy bạn hãy kiên trì và để con tự chơi để bé tập làm quen. Khi việc tự chơi đã trở thành thói quen thì bé sẽ không quấy khóc hay đòi mẹ nữa. 

4. Đảm bảo an toàn

Có lẽ việc tập cho trẻ tự nằm chơi thường không được các bậc cha mẹ ưu ái, đặc biệt là những người mới có con lần đầu.

Bởi họ đặt rất nhiều tâm tình và thường lo lắng, bất an nếu như không thể ở cạnh con 24/24. Tuy nhiên chúng ta không thể ở cạnh con mình suốt được vậy nên hãy tập cho bé tự chơi một mình.

Để đảm bảo sự an toàn cho bé hãy tuân thủ các nguyên tắc:

– Đảm bảo khu vực chơi an toàn

Với những đứa trẻ quá nhỏ hãy để bé chơi trong cũi để đảm bảo rằng nếu bé có lật người cũng không bị rơi khỏi khu vực chơi.

Với những trẻ lớn hơn thì bạn có thể khoanh vùng khu vực chơi an toàn cho bé bằng cách sử dụng các tấm quây để trẻ chỉ chơi trong đúng khu vực bạn đã sắp xếp. Bạn có thể trải thảm xốp phía dưới để hạn chế việc trẻ bị thương khi té khi tập cho trẻ tự nằm chơi.   

– Để các vật dụng nguy hiểm xa tầm với của trẻ

Một đứa trẻ thì không thể phân biệt được vật nào sắc nhọn, vật nào không nguy hiểm vì bất kỳ thứ nào trong mắt bé đều lạ lẫm và sẽ là đồ chơi.

Vậy nên hãy chắc chắn rằng sắp xếp các vật dụng sắc nhọn, nguy hiểm như dao, kéo, bật lửa,… ở nơi trẻ không thể chạm đến để hạn chế tuyệt đối việc trẻ tự gây thương tích cho mình.

Bạn có thể cất những vật đó vào tủ khóa hoặc kệ cao để trẻ không thể tìm thấy trong quá trình tự chơi.  

– Không được để trẻ nằm chơi gần khu vực có nước 

Tuyệt đối không được tập cho trẻ tự nằm chơi ở gần khu vực có nước để tránh những trường hợp đáng tiếc.

Trẻ em thường rất thích thú trong việc nghịch nước. Và bạn đừng chủ quan rằng những nơi có lượng nước ít như bồn tắm, bồn rửa,… thì không thể gây nguy hiểm cho trẻ.

đảm bảo an toàn khi trẻ tự nằm chơi

Hàng năm vẫn có nhiều trường hợp đuối nước ở trẻ em vô cùng đáng tiếc tại những nơi bạn cho rằng không hề nguy hiểm. Bởi trẻ em thường có xu hướng lao vào nước và sẽ dễ dàng bị đuối nước bởi chúng không biết bơi và không thể thở nước được.

Vậy nên hãy chắc chắn rằng để trẻ tự chơi xa khu vực có nước. Và cho dù có bận gì nữa thì bạn cũng không được để trẻ tự tắm, nghịch nước một mình vì chỉ cần lơ là một chút cũng có thể xảy ra tình trạng đuối nước. 

– Tránh để các chất tẩy rửa gần khu vực chơi của bé

Các chất tẩy rửa như nước rửa chén, nước lau sàn, bột giặt,… thường chứa các chất hóa học nguy hiểm có thể gây kích ứng hoặc ngộ độc cho trẻ nhỏ.

Khi tập cho trẻ tự nằm chơi bạn hãy để những vật dụng có chứa chất tẩy rửa xa khu vực chơi của trẻ để tránh chúng tò mò nghịch ngợm.

Nếu như không cẩn thận thì các chất tẩy rửa có thể dính vào mắt, mũi hoặc thậm chí trẻ có thể nuốt phải gây ngộ độc hay nguy hiểm tới tính mạng. 

– Đảm bảo an toàn về điện

Và điện chính là một trong những mối nguy hiểm lớn nhất khi cho trẻ tự chơi. Trong nhà sẽ phải thường xuyên sử dụng các vật dụng đồ điện nên việc đảm bảo an toàn điện vô cùng quan trọng.

Khi tập cho trẻ tự nằm chơi bạn phải bảo đảm rằng bé sẽ không thể tiếp xúc với nguồn điện hoặc các thiết bị điện. Lời khuyên chính là:

  • Nối đất hoặc âm tường những đường dây điện cần thiết, thiết kế đường dây cao ráo, gọn gàng và xa tầm với của trẻ. 
  • Bịt kín các ổ điện bằng những nút bịt chuyên dụng cách điện. 
  • Loại bỏ những thiết bị điện cũ kỹ, hư hỏng hoặc bị hở mạch. 
  • Dạy trẻ tránh xa ổ cắm và các đường dây điện.  

– Không cho bé chơi các vật dụng có kích thước nhỏ

Có rất nhiều trường hợp phát hiện dị vật trong cơ thể trẻ khi để trẻ tự chơi, vậy nên tuyệt đối không được để bé chơi những loại đồ chơi có kích thước nhỏ, vụn vặt.

Bởi tính tò mò ở trẻ nhỏ là vô cùng cao. Chúng hay có xu hướng muốn ngậm, nuốt các loại đồ chơi. Nếu vô tình nuốt phải hoặc nhét dị vật vào mũi có thể khiến trẻ bị ngạt thở và nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy nên khi tập cho trẻ tự nằm chơi, bạn nên cho trẻ tự chơi những đồ chơi có kích thước lớn và rà soát kỹ khu vực chơi để loại bỏ những dị vật nhỏ. Không những vậy, bạn nên dạy trẻ không được ngậm hoặc nuốt đồ chơi.  

Bạn hãy tuân thủ những nguyên tắc trên để đảm bảo an toàn khi tập cho trẻ tự nằm chơi nhé! Hãy nhớ rằng, bất cứ lơ là nào cũng có thể gây nguy hiểm cho con bạn.

Tham khảo thêm thông tin: