Một tình huống khẩn cấp có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với tư cách là bố mẹ, bạn có nghĩ rằng con bạn có thể đối phó với một tình huống như vậy không? Chúng có thể tự bảo vệ mình khi một thứ gì đó xảy ra và chúng đang ở nhà một mình hoặc bị lạc hay không?
Ngày nay, nguy hiểm luôn chực chờ ở mọi ngóc ngách và thật khó để có thể sống một cách an toàn tuyệt đối trên trái đất này, nhất là đối với trẻ nhỏ. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng con bạn được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng để đối mặt với một tình huống khẩn cấp hoặc có thể nhận ra và tím cách bảo vệ mình khỏi nguy hiểm.
Dưới đây là 4 kỹ năng sinh tồn cực kỳ cần thiết và hữu dụng mà bạn nên dạy cho con mình ngay từ bây giờ.
Kỹ năng #1: Nên làm gì nếu trẻ bị lạc
Khi bị lạc, trẻ sẽ rất sợ hãi, và bản năng đầu tiên của trẻ chính là đi tìm kiếm gia đình của mình. Hãy dạy trẻ điều cần làm đầu tiên khi phát hiện ra mình bị lạc là dừng lại và ngồi xuống ngay lập tức.
Hãy cam đoan với trẻ rằng, dù trẻ có sợ hãi đến đâu, thì bạn cũng sẽ đang đi tìm kiếm trẻ vào thời điểm đó; và nói cho trẻ biết rằng nếu trẻ chạy đi lung tung để tìm bố mẹ thì bố mẹ sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tìm thấy trẻ.
Trang bị cho trẻ một chiếc điện thoại đi dộng không đắt tiền và khi trẻ đi ra ngoài, bạn nên bỏ một vài vật dụng cần thiết cho việc sinh tồn vào ba lô hoặc túi của trẻ.
Nhừng vật dụng như còi, khăn quấn đầu sáng màu và một chai nước sẽ rất cần thiết cho trẻ khi đi lạc và cũng giúp bạn có thể tìm thấy trẻ dễ dàng hơn.
Kỹ năng #2: Cách trả lời cửa khi ở nhà một mình
Thông thường cách tốt nhất chính là đừng trả lời cửa. Người gõ cửa đó hoàn toàn có thể là một tên trộm đang đi thăm dò khu bạn sống. Một khi trẻ đã mở cửa, hắn hoàn toàn có thể dễ dàng xông vào nhà.
Và một đứa trẻ thì rất dễ bị khuất phục. Hãy tập cho trẻ cách bảo vệ an toàn cho ngôi nhà như khóa cửa chính và cửa sổ, kéo màn hoặc rèm cửa xuống khi ở nhà một mình. Mở TV hoặc radio lớn tiếng cũng là một việc nên làm.
Những kẻ có tâm ý xấu xa thường sẽ không dám đột nhập vào một ngôi nhà nếu chúng nghe có tiếng động bên trong, ngay cả khi nhà đóng cửa im ỉm và không có ai trả lời cửa.
Kỹ năng #3: Nên làm gì trong một tình huống khẩn cấp về y tế
Từ độ tuổi rất nhỏ, trẻ đã có thể học cách gọi 113 và thông báo về một tình huống khẩn cấp, nhưng trẻ cần được luyện tập trước khi có thể thực hiện thuần thục việc này.
Hãy dành ra một ít thời gian để tập cho trẻ gọi điện thoại/điện thoại đi dộng, dạy trẻ cách truyền đạt thông tin một cách chi tiết cho người nghe máy, làm theo những hướng dẫn của họ và sau đó là giữ máy cho tới khi có người tới giúp đỡ.
Nếu có thể, trẻ cũng nên học cách chuẩn bị nhà cửa sẵn sàng khi đội cấp cứu tới như nhốt thú cưng lại hoặc, nếu là buổi tối, thì bật tất cả đèn trong nhà cũng như trước cửa nhà lên. Mùa hè là thời điểm rất lý tưởng cho những trẻ từ 9 tuổi trở lên tham gia các khóa họa về sơ cấp cứu và CPR.
Kỹ năng #4: Cách nhận thức về môi trường xung quanh
Kỹ năng này có thể giúp con bạn tránh khỏi nhiều tình huống rất nguy hiểm. Rất đơn giản, bạn chỉ cần dạy trẻ cách nhận thức những con người và sự kiện đang xảy ra xung quanh trẻ.
Bố mẹ có thể giúp trẻ trở nên tinh ý và thân trọng hơn – không phải bằng cách dọa trẻ, mà bằng cách cùng trẻ chơi những trò chơi để dạy và luyện tập kỹ năng này.
Khi chở bé đi trên xe, hãy yêu cầu bé tả lại một ngôi nhà hoặc một chiếc xe mà bạn vừa chạy ngang qua. Hãy dạy bé chú ý đến đường về nhà bằng cách yêu cầu bé chỉ cho bạn đường để đi về nhà. Hãy nói trẻ nhắm mắt lại và mô tả xem một người nào đó trong phòng đang mặc trang phục gì.
Khuyến khíc trẻ nhìn và ghi nhớ biển số xe của những chiếc xe vừa chạy ngang qua: Họ đến từ tỉnh nào? Tổng của những số có trên biển là bao nhiêu?
Nhận thức rõ về môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ tránh được những kẻ có khả năng gây nguy hại cho trẻ và những tình huống nguy hiểm khác. Tuy rất đơn giản nhưng kỹ năng này sẽ bảo vệ được bé khỏi nhiều tình huống nguy hiểm đấy.
Xem thêm: Những kỹ năng sống an toàn cho trẻ mà bố mẹ nên dạy