Những điều giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp

để ý đến giọng điệu

Khả năng giao tiếp rõ ràng và hiệu quả là một trong những nền tảng tạo nên thành công. Và việc cải thiện kỹ năng giao tiếp không bao giờ là dư thừa trong môi trường phức tạp như ngày nay, với hàng trăm công cụ giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, kỹ năng này có thể được học và trau dồi. Những cách dưới đây có thể giúp bạn tối đa hóa kỹ năng giao tiếp để đạt được hiệu quả trong bất kỳ cuộc đối thoại nào.

1. Rõ ràng và ngắn gọn

Nói ngắn gọn giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp liên quan mật thiết với sự lựa chọn về từ ngữ. Chìa khóa để giao tiếp có sức thuyết phục dù bằng văn bản hay lời nói là sự rõ ràng và ngắn gọn nhất có thể. Trước khi tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào, hãy xác định mục tiêu và đối tượng của bạn.

Việc sắp xếp cẩn thận và rõ ràng những gì bạn muốn truyền đạt sẽ giúp đảm bảo được tất cả các thông tin cần thiết và loại bỏ những chi tiết không liên quan.

Tránh những từ ngữ quá hoa mỹ vì chúng có thể làm xao nhãng thông điệp của bạn. Và mặc dù việc lặp lại có thể cần thiết trong một số trường hợp, nhưng hãy đảm bảo sử dụng nó thật đúng lúc.

2. Chuẩn bị trước

Bản thân bạn phải biết mình sẽ nói gì và cách mình nói như thế nào trước khi bắt đầu bất kỳ hình thức giao tiếp nào.

Tuy nhiên, chuẩn bị không chỉ là thực hành một bài thuyết trình, nó cũng bao gồm việc suy nghĩ về diễn biến toàn bộ cuộc giao tiếp.

Trước khi tham gia vào bất kỳ cuộc trò chuyện nào, hãy suy nghĩ trước về các câu hỏi tiềm ẩn, các yêu cầu bổ sung thông tin hoặc làm rõ những bất đồng để bạn sẵn sàng giải quyết chúng một cách bình tĩnh và rõ ràng.  

3. Sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ

Nét mặt, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của chúng ta có tác động nhiều hơn so với lời nói. Chúng ta có nhiều khả năng tin vào các tín hiệu phi ngôn ngữ hơn là lời nói nếu hai người đang bất đồng.

Nếu bạn nhận biết được ngôn ngữ cơ thể của người khác, bạn sẽ cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình và điều chỉnh phong cách giao tiếp cho thích hợp.

Tốt nhất, lời nói và ngôn ngữ hình thể nên hỗ trợ cho nhau bởi nếu có sự mâu thuẫn thì chúng có thể làm lu mờ thông điệp của bạn và giảm sự tin tưởng của mọi người đối với bạn.

4. Để ý đến giọng điệu

để ý đến giọng điệu

Cũng như các tín hiệu phi ngôn ngữ, giọng điệu có thể nhấn mạnh thêm cho thông điệp của bạn, hoặc cũng có thể làm suy yếu nội dung của một câu nói.

Khi nói, giọng điệu bao gồm âm lượng, ngữ điệu cũng như sự lựa chọn từ ngữ. Trong thực tế, giọng điệu có thể dễ dàng kiểm soát hơn viết, bởi bạn có thể tự do thay đổi giọng điệu một cách thích hợp nếu cảm thấy một cuộc giao tiếp đang đi sai hướng. 

5. Thực hành lắng nghe tích cực

Không chỉ nói mà lắng nghe cũng là yếu tố quan trọng cần phát triển khi muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp.

Mục tiêu của việc lắng nghe tích cực là đảm bảo rằng bạn không chỉ nghe thấy những gì người đó đang nói mà còn hiểu được toàn bộ câu chuyện.

Một số mẹo để lắng nghe tích cực bao gồm: giải tỏa tâm trí bạn khỏi những điều phân tâm, phán xét và phản biện lại, đặt câu hỏi để thu thập thông tin bổ sung,…

6. Xây dựng trí tuệ cảm xúc

Xây dựng trí tuệ cảm xúc

Giao tiếp được xây dựng dựa trên nền tảng của trí tuệ cảm xúc. Nói một cách đơn giản, bạn không thể giao tiếp hiệu quả với người khác nếu bạn chưa thể đánh giá và hiểu được cảm xúc của chính mình.

Hiểu và quản lý cảm xúc của bản thân chỉ là một phần của trí tuệ cảm xúc, một phần khác chính là sự đồng cảm.

Bạn tích cực lắng nghe và hiểu cho những cảm xúc tiêu cực của người khác cũng là cách khiến họ cảm thấy được xoa dịu cảm giác bị tổn thương.

Hiểu và nắm được các phương pháp cơ bản trên đây sẽ là chìa khóa vàng giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Một khi khả năng giao tiếp được nâng cao thì cơ hội thành công của bạn sẽ đến gần hơn.

Xem thêm: Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hàng ngày