Những điều cần lưu ý khi cho trẻ 1-2 tuổi ăn

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ 1-2 tuổi ăn

Những đứa trẻ ở độ tuổi này đang chuyển đổi từ thói quen ăn của trẻ sơ sinh sang một chế độ ăn giống người lớn hơn.

Nhiệm vụ của bạn là phải liên tục giới thiệu đến trẻ những mùi vị và độ đặc mới. Ý thích về thức ăn thường được thiết lập rất sớm, vì vậy hãy giúp con bạn phát triển ý thích đối với những loại thực phẩm lành mạnh ngay từ bây giờ.

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ 1-2 tuổi ăn

Trẻ có dạ dày rất nhỏ, vì vậy chỉ cho trẻ ăn những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, và hạn chế những thức ăn chứa nhiều đường hoặc calo rỗng.

Con bạn sẽ tiếp tục học tự ăn, đầu tiên là với ngón tay và sau đó là với những dụng cụ vào khoảng từ 15 đến 18 tháng tuổi. Hãy tạo thật nhiều cơ hội cho con bạn luyện tập những kỹ năng này, nhưng hãy giúp đỡ khi trẻ bắt đầu cảm thấy khó khăn. Khi những kỹ năng này phát triển, hãy đứng qua một bên và để trẻ tự ăn hoàn toàn.

Trẻ cũng rất thích chứng minh sự độc lập của mình, và bàn ăn chính là nơi bạn nên cho trẻ chủ động một chút. Hãy để trẻ tự phản ứng với những dấu hiệu bên trong đối với sự đói và nó nhưng bạn cũng nên đặt ra những giới hàn.
Nên nhớ: Bạn là người quyết định những loại thực phẩm lành mạnh trong bữa ăn của trẻ và con bạn là người quyết định chúng sẽ ăn gì, ăn bao nhiêu, và có nên ăn hay không.

Những vấn đề về sữa

Sữa là một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của trẻ vì nó cung cấp canxi và vitamin D, giúp xương chắc khỏe hơn. Những đứa trẻ dưới 2 tuổi nên uống sữa nguyên kem để hấp thu được những chất béo cần thiết cho sự phát triển thể chất và sự phát triển của não.

Khi con bạn 2 tuổi, bạn có thể chuyển sang sữa ít béo hoặc không béo, nhưng nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.

Giữa 12 và 18 tháng tuổi là khoảng thời gian rất tốt cho trẻ để chuyển sáng uống sữa bằng tách. Thay vì bỏ bú bình ngay lập tức, bạn nên từ từ loại nó ra khỏi những bữa ăn của trẻ. Hãy cho trẻ uống sữa nguyên kem trong một chiếc tách vào đầu bữa ăn. Nếu bạn vẫn còn cho bé bú sữa mẹ, hãy cho bé uống trong tách và tránh tạo thói quen bú bình cho bé.

Một vài đứa trẻ lúc đầu không thích sữa bò vì nó khác với sữa mẹ hoặc sữa công thức mà chúng đã quen thuộc. Trong trường hợp này, hãy pha sữa nguyên kem với sữa mẹ hoặc sữa công thức và điều chỉnh dần dần hỗn hợp này cho đến khi nó là sữa bò 100%.

Hấp thu chất sắt

Chất sắt đóng vai trò rất quan trọng sau khi trẻ được 1 tuổi. Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và hành vi của trẻ, và cũng có thể dẫn tới thiếu máu.

Để phòng ngừa thiếu sắt:

  • Giới hạn lượng sữa hấp thụ hằng ngày của con bạn từ 480-720 ml.
  • Tăng cường thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn của trẻ như thịt, cá, đậu, và thực phẩm tăng cường sắc.
  • Cho con bạn ăn ngũ cốc tăng cường chất sắc cho đến khi trẻ được 18 đến 24 tháng tuổi.
  • Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn lo lắng con mình uống quá nhiều sữa bò hoặc không đủ sắc, hoặc bạn có nên cho trẻ sử dụng thêm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin hay không.

Những loại thực phẩm cần tránh

Đây là thời điểm trẻ cần ăn đa dạng nhiều loại thức ăn. Hãy chú ý xem trẻ có phản ứng dị ứng khi ăn những loại thức ăn mới không.

Nên nhớ rằng trẻ sẽ có khả năng bị dị ứng thức ăn cao nếu một thành viên trong gia đình bị dị ứng hoặc có những tình trạng liên quan đến dị ứng như chàm hay hen suyễn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có thắc mắc.

Hãy tránh những loại thực phẩm có thể khiến trẻ bị nghẹn như bắp rang, kẹo cứng, xúc xích, rau sống và trái cây cứng, nho tươi, nho khô, và hạt. Luôn để mắt đến trẻ trong suốt quá trình ăn.

Con tôi nên ăn bao nhiêu?

Hãy cho trẻ ăn ba bữa chính và hai hoặc ba bữa ăn phụ lành mạnh một ngày, nhưng hãy luôn nhớ rằng trẻ bỏ bữa là một việc hoàn toàn bình thường.

Đối với nhiều bậc cha mẹ, trẻ bỏ bữa là một việc không thể chấp nhận được, nhưng trẻ nên được cho phép tự mình phản ứng với những dấu hiệu bên trong đối với sự đói và no.

Đừng bắt một đứa trẻ đã no rồi phải ăn thêm, nhưng cũng đừng nên cho phép trẻ ăn bất cứ khi nào chúng muốn.

Hãy duy trì một chế độ ăn chính và ăn phụ vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày để trẻ biết được khi nào thì mình có thể ăn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến lượng thức ăn trong một ngày của trẻ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *