Có lẽ trong cuộc đời của bất cứ người đàn ông nào, lần đầu làm cha sẽ là một trong những trải nghiệm mới mẻ và khó quên nhất. Dù có nhiều cảm xúc đan xen, từ bỡ ngỡ, bất ngờ đến lo lắng, căng thẳng,… nhưng chắc chắn trải nghiệm lần đầu tiên làm cha vẫn là một trải nghiệm thật sự hạnh phúc mà bất cứ một người đàn ông nào cũng mong muốn được trải qua.
Nhưng có lẽ bên cạnh cảm giác hạnh phúc, các ông bố cũng sẽ có tâm lý lo lắng vì chưa từng có kinh nghiệm làm cha trước đây. Vì thế, chúng tôi đem đến cho bạn bài viết này, giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều cần chuẩn bị khi được làm cha lần đầu tiên.
1. Chuẩn bị tâm lý
Việc đầu tiên bất cứ người đàn ông nào cũng cần chuẩn bị vào lần đầu làm cha chính là chuẩn bị tâm lý bản thân thật sẵn sàng.
Không chỉ đến khi vợ sinh con hay lúc vợ mang thai mới chuẩn bị tâm lý, mà vào thời điểm trước khi quyết định thụ thai thì người đàn ông cũng nên suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ xem liệu mình đã sẵn sàng để đem đến cho cuộc đời này một sinh mệnh hay chưa.
Khi vợ có thai, một tâm lý vững vàng của người chồng không chỉ là điểm tựa của vợ mà còn là liều thuốc tinh thần của cả gia đình.
Vì vậy các ông chồng đừng ngại những khó khăn sẽ phát sinh trong quá trình vợ mình mang thai và có em bé, hãy chuẩn bị một tâm lý sẵn sàng để cùng vợ vượt qua những gian nan vất vả, cùng nhau trải qua những trải nghiệm tuy mới mẻ nhưng cũng vô cùng hạnh phúc.
Hãy chào đón kết tinh tình yêu của cả hai người với một tâm thế sẵn sàng và thoải mái nhất.
2. Học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước
Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước là một cách vô cùng hay mà các ông bố tương lai nên làm để chuẩn bị tốt nhất cho lần đầu làm cha của mình.
Bởi vì vào lần đầu tiên được làm cha, thứ lớn nhất mà các ông bố tương lai đang thiếu chính là kinh nghiệm. Và với những ông bố đã trải qua lần đầu được lên chức cha, thì họ sẽ có những kinh nghiệm mà bạn đang cần, bạn hoàn toàn có thể học hỏi từ họ.
Với vấn đề học hỏi kinh nghiệm này, bạn có thể tham khảo từ những người bạn hoặc những người họ hàng đã trải qua lần đầu tiên làm cha, hoặc, cha của bạn chính là người thầy có nhiều kinh nghiệm nhất mà bạn nên học hỏi.
Bên cạnh đó, trong thời đại công nghệ hiện đại với sự phát triển của các trang web và các trang mạng xã hội, bạn có thể học hỏi kinh nghiệm từ những người bố mà bạn quen trên các diễn đàn hoặc mạng xã hội.
Hãy nhớ rằng bất cứ kinh nghiệm nào dù nhỏ đi chăng nữa cũng sẽ giúp được bạn trong lần đầu được làm cha.
3. Từ bỏ thói quen xấu
Khi vợ bạn đã mang thai, ngoài việc chuẩn bị tâm lý sẵn sàng thì bạn cũng nên chuẩn bị nói tạm biệt với các thói quen xấu trong cuộc sống. Những thói quen độc hại như hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của một mình bạn, mà khi vợ bạn hút được khói thuốc trong thời gian thai kỳ, điều đó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của vợ và con bạn sau này.
Một số thói quen xấu khác như rượu chè quá mức hoặc thức khuya cũng nên từ bỏ để chuẩn bị cho quá trình lần đầu làm cha. Hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt nhất để có thể làm chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ và con mình sau này.
4. Học cách chăm sóc vợ
Vào lần đầu làm cha, bạn không chỉ nên từ bỏ các thói quen xấu để chuẩn bị cho bản thân một sức khỏe tốt, mà bạn cũng nên học cách chăm sóc vợ mình từ những điều nhỏ nhặt nhất.
Vì khi vợ bạn đã mang thai, trong cơ thể cô ấy không chỉ có một sinh mệnh, bất cứ ảnh hưởng xấu nào xảy ra với sức khỏe của vợ bạn thì cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe thai nhi.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, không những sức khỏe thể chất mà cả tâm lý của thai phụ cũng sẽ có những thay đổi so với trước khi mang thai.
Vì vậy, chăm sóc vợ cẩn thận cũng sẽ là một liều thuốc bổ tiếp thêm năng lượng và sự can đảm cho cô ấy trong giai đoạn nhạy cảm này.
5. Học cách chăm sóc con
Đừng đợi đến khi em bé chào đời bạn mới bắt đầu học cách chăm sóc con, vào lần đầu làm cha, bạn hãy chuẩn bị sẵn sàng cho mình những kiến thức bổ ích giúp quá trình chăm sóc em bé trở nên thuận lợi hơn.
Hiện nay, trên internet có rất nhiều diễn đàn và website chỉ bạn các lưu ý khi chăm sóc em bé, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, chỉ cần đặt câu hỏi và chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời. Hoặc, bạn có thể tham khảo các quyển sách chi tiết về vấn đề chăm sóc em bé, bạn sẽ đỡ hoang mang hơn và tự tin hơn để đón chào em bé đầu lòng.
Hơn thế nữa, bạn nên nhớ rằng lý thuyết thôi sẽ mãi mãi không đủ, bạn có thể đăng ký cho bản thân tham gia những lớp học dành cho các ông bố để học cách chăm sóc con một cách chính xác nhất.
6. Học làm việc nhà
Lần đầu làm cha, bạn nên giúp đỡ vợ của mình không chỉ về các vấn đề chăm sóc con, mà bạn cũng nên học cách làm công việc nhà.
Nếu thai phụ đã mệt mỏi trong người vì các thay đổi tâm sinh lý và phải tiếp tục làm việc nhà mà không được nghỉ ngơi, họ sẽ rất dễ dàng căng thẳng, và điều đó thì thật sự không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé chút nào. Là một người chồng tốt, bạn nên giúp đỡ vợ mình hết sức có thể trong công việc nhà.
Tuy nhiên, đừng đợi vợ có thai, công việc nhà là thứ mà vợ chồng nên san sẻ cho nhau bất kể là thời điểm trước hay sau khi có con.
7. Dành thời gian cho con
Lần đầu làm cha, chắc chắn bạn sẽ thấy cảm giác đó thiêng liêng vô cùng, hãy luôn dành thời gian để nói chuyện với bé, dù khi bé là một thai nhi hay là một em bé đã ra đời.
Hãy dành thời gian để tương tác và chơi đùa với con, kể cho con những câu chuyện thú vị, truyền tải cho con những thông điệp ý nghĩa về bất cứ điều gì tốt đẹp trong cuộc sống này, đó cũng là một cách tuyệt vời giúp não bộ và tính cách của bé phát triển theo cách tốt đẹp nhất khi bé lớn lên.
8. Sống tích cực và kiên nhẫn
Điều cuối cùng bạn nên chuẩn bị vào lần đầu làm cha đó chính là phải khiến bản thân sống một cách tích cực nhất. Bên cạnh đó, phải rèn luyện sự kiên nhẫn của bản thân trước những vấn đề khó khăn có thể xảy ra khi vợ mang thai và sinh em bé.
Chúng tôi đem đến bài viết này để cung cấp những thông tin cần thiết giúp đỡ những ông bố tương lai trong lần đầu làm cha, vừa chỗ thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình vừa giúp bản thân trở nên tốt đẹp hơn để trải nghiệm những cảm giác thiêng liêng nhất khi được làm cha.