Những điều cần biết khi sinh thường

những điều cần biết khi sinh thường

Sinh thường có nhiều ưu điểm như mẹ sẽ phục hồi nhanh sau khi sinh, em bé nhận được nhiều yếu tố có lợi để khoẻ mạnh hơn nên nếu không có yếu tố bất lợi gì, bác sĩ thường khuyên các mẹ sinh thường. Để việc sinh thường nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là chăm sóc hậu sản được tốt thì các mẹ cần biết những điểm dưới đây.

Phương pháp thở, rặn đẻ đúng cách

Nếu các mẹ học được cách thở và rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho quá trình vượt cạn diễn ra nhanh chóng, tránh mất sức và biến chứng sau sinh. 

Sinh thường

– Thở đúng cách

Thường khi cơn đau chuyển dạ kéo đến các mẹ co gồng, như vậy sẽ khiến cơn đau càng tăng và khó chịu, các mẹ hãy thả lỏng và dựa vào cơn gò tử cung tập trung vào hơi thở của mình.

  • Khi cảm nhận thấy cơn đau, có cơn gò thì hãy thở đúng hít bằng mũi và thở ra bằng miệng.
  • Khi cơn đau tăng, thở nhanh và nông hơn, tần suất nhịp thở tăng dần.
  • Đau càng nhiều thì thở càng nhanh.
  • Thở ra làm sao tạo được tiếng rít như tiếng huýt sáo nhỏ là đúng.
  • Khi cơn đau giảm dần thì thở chậm, thở sâu hơn, giảm dần tần suất nhịp thở.

– Rặn đẻ đúng cách

  • Khi cảm nhận thấy có các cơn co tử cung cơn gò cứng dần và xuất hiện cơn đau, nên hít vào một hơi thở sâu rồi nín thở, ngậm chặt miệng.
  • Hai tay nắm vào hai thành bàn sinh.
  • Chân đạp mạnh vào bàn đạp
  • Dồn hơi rặn mạnh đẩy hơi xuống vùng bụng, để thai nhi được đẩy ra ngoài.

Khi thấy hết hơi nhưng vẫn còn đau thì lấy hơi khác và tiếp tục rặn cho đến khi không thấy đau bụng nữa. Khi rặn cằm tì xuống ngực, dồn ép không khí xuống dưới giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Bí quyết giúp sinh thường dễ dàng hơn cho các mẹ

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý sau sinh thường

Các mẹ sinh thường sẽ phục hồi sau sinh nhanh hơn các mẹ sinh mổ. Tuy nhiên cơ thể người mẹ lúc này có rất nhiều thay đổi, đặc biệt số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho các mẹ cảm thấy mệt mỏi trong giai đoạn hậu sản. Nên mẹ bầu cần chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Trong tuần đầu sau khi sinh mẹ nên cố gắng ngủ những khi có thể để giúp các mẹ có thể tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và đặc biệt tránh trầm cảm sau sinh. 

Chú ý nguy cơ sa tử cung

Những mẹ sinh thường sẽ có nguy cơ sa tử cung nhiều hơn sinh mổ. Nếu bị sa tử cung khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn, giảm ham muốn tinh dục và việc sinh hoạt hằng ngày gặp nhiều khó khăn.

Để phòng tránh sa tử cung các mẹ nên cho con bú sớm sau sinh 24h, giúp tử cung, phục hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài.

Các mẹ không được làm việc nặng, không ngồi quá lâu và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn càng nhiều càng tốt.

Vận động nhẹ nhàng sau sinh

Sau khi vết thương tầng sinh môn đã ổn định, các mẹ nên vận động nhẹ nhàng, xoa bóp chân tay, massage thư giãn với liều lượng thích hợp.

Điều này sẽ giúp đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông. Từ đó ăn ngủ sẽ tốt hơn và sữa sẽ về nhiều hơn.

Chảy máu âm đạo

Phụ nữ sau khi sinh có thể chảy máu âm đạo trong bất cứ thời điểm nào từ 2-6 tuần sau sinh. Tình trạng này có thể hết sứm nếu mẹ cho thường xuyên cho bé bú sữa mẹ.

Chất sản dịch màu đỏ tươi có thể sẽ ra nhiều lúc đầu, nhưng qua những ngày sau sẽ giảm đi và dần chuyển sang màu nâu nhạt. 

Tuy nhiên khi sản dịch hôi tanh không bình thường thì mẹ nên đi khám bác sĩ vì có thể bị nhiễm trùng.

Đau hậu sản

Là cơn đau quặn ở bụng, nhất là những khi cho con bú, điều này là do tử cung co thắt để trở lại kích cỡ ban đầu, Đây là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể mẹ đang trở lại trạng thái bình thường, không có gì phải lo lắng cả.

Các cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày. trong trường hợp co thắt mạnh, một liều thuốc giảm đau nhẹ theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp dịu cơn đau.

Xem thêm: