Những điều cần biết khi lần đầu làm bố mẹ (Phần 2)

lần đầu làm bố mẹ
lần đầu làm bố mẹ

Những điều nên làm và không nên làm về việc quấn tã lót

Trước khi mang bé về nhà thì bạn sẽ phải chọn liệu sẽ dùng tã vải hay tã giấy. Cho dù bạn sử dụng tã nào đi nữa thì bé của bạn cũng sẽ làm bẩn tã khoảng 10 lần một ngày, hoặc khoảng 70 lần một tuần.

Trước khi thay tã cho bé, bạn nên chắc rằng mình đã có đủ hết các thứ cần thiết và bạn sẽ không bỏ mặc bé trên bàn thay tã. Bạn cần phải có:

  • Tã lót sạch
  • Dây buộc/móc khoá (nếu bạn sử dụng tả vải)
  • Thuốc mỡ nếu bé bị hăm
  • Bình đựng nước ấm
  • Khăn lau sạch, tã lau, hoặc bông
Những điều nên làm và không nên làm về việc quấn tã lót

Sau mỗi lần đại tiện hoặc nếu tã lót bị ướt, hãy đặt bé nằm ngửa và rút tã bẩn ra. Dùng nước, bông và khăn lau hoặc khăn tay để lau nhẹ vùng sinh dục của bé sạch sẽ.

Nên lau mông đít của bé từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiểu. Để tránh hoặc chữa hăm tã cho bé thì bạn nên dùng thuốc mỡ. Hãy luôn nhớ rửa tay cẩn thận sau khi thay tã lót cho bé.

Tránh hăm tã

Chứng hăm tã là vấn đề thường gặp. chứng hăm tã thường đỏ, gây khó chịu và sẽ hết trong vài ngày tắm bằng nước ấm, dùng kem chữa hăm và để cho bé thoáng bằng cách không dùng tã một thời gian ngắn.

Hầu hết các chứng hăm tã đều là do da của bé nhạy cảm và trở nên tấy rát do tã bị ẩm ướt hay dơ bẩn do tiểu tiện.

Để ngăn ngừa hoặc chữa chứng hăm tã, bạn nên thử các mẹo sau đây:

  • Thay tã lót cho bé thường xuyên, và càng sớm càng tốt sau khi bé đại tiện.
  • Sau khi vệ sinh vùng này bằng nước và xà phòng dịu nhẹ hoặc bằng khăn tay thì nên xức kem chống hăm hoặc kem “bảo vệ”. Các loại kem này chứa kẽm ô-xít rất thích hợp cho bé vì chúng có khả năng chống ẩm.
  • Nếu bạn dùng tã vải thì nên giặt tã bằng loại xà phòng không màu và không có hương thơm.
  • Hãy để cho bé thoáng bằng cách không dùng tã một lúc nào đó trong ngày. Điều này làm cho da bé thông thoáng và mát mẻ.
  • Nếu bé bị hăm tã liên tiếp kéo dài hơn 3 ngày hay có vẻ càng ngày càng trầm trọng hơn thì bạn nên gọi bác sĩ đi – có thể bé bị nhiễm nấm và cần được kê toa uống thuốc.

Điều cơ bản nên biết khi tắm

Bạn nên dùng bọt biển để tắm cho bé cho đến khi:

  • Cuống rốn rụng (1-4 tuần )
  • Rốn khô hoàn toàn (1-4 tuần )

Trong năm đầu mỗi tuần nên tắm cho bé hai hay ba lần là đủ rồi. Việc tắm nhiều có thể làm cho da bé bị khô.

Trước khi tắm cho bé bạn cũng cần có những thứ này:

  • Khăn mặt sạch và mềm.
  • Xà phòng và dầu gội đầu em bé không mùi và dịu nhẹ.
  • Bàn chải mềm để kích thích da đầu của em bé.
  • Khăn tắm hoặc chăn mềm.
  • Chậu tắm em bé chứa từ 2 đến 3 in-sơ nước ấm – không phải là nước nóng (để thử độ nóng của nước, bạn có thể dùng mặt trong khuỷu tay hay cổ tay để chạm vào nước). Chậu tắm em bé là chậu tắm bằng nhựa có thể đặt vừa vào bồn tắm và thích hợp hơn cho trẻ sinh và có thể làm cho việc tắm rửa cho bé trở nên dễ dàng hơn.
  • Tã lót sạch.
  • Quần áo sạch.

Tắm bằng bọt biển

Điều cơ bản nên biết khi tắm

Đối với việc tắm bằng bọt biển, nên chọn một phòng ấm áp và có bề mặt phẳng, như bàn thay đồ hay sàn nhà.

  • Cởi quần áo em bé ra.
  • Lau mắt bé bằng khăn mặt được làm ẩm bằng nước thôi, bắt đầu lau từng mắt một và lau từ khóe trong đến khóe ngoài.
  • Dùng góc sạch của khăn mặt để lau mắt còn lại.
  • Lau mũi và tai bé bằng khăn mặt.
  • Sau đó nhúng ướt khăn lại và giặt khăn với một chút xà phòng, lau mặt bé nhẹ nhàng rồi giũ nhẹ cho khô.
  • Sau đó dùng dầu gội đầu, tạo bọt và nhẹ nhàng gội đầu cho bé.
  • Dùng một miếng vải ướt và xà phòng, nhẹ nhàng tắm rửa phần còn lại của cơ thể bé, chú ý đặc biệt ở những nếp da dưới cánh tay, sau lỗ tai, quanh cổ và vùng sinh dục.
  • Một khi bạn đã vệ sinh các vùng này thì chắc rằng da bé phải khô sạch và rồi bạn nên bọc tã và mặc áo quần cho bé.

Tắm bằng chậu tắm

Tắm bằng chậu tắm

Khi con bạn đủ lớn sẵn sàng tắm bằng chậu thì những lần tắm đầu tiên nên nhẹ nhàng và nhanh lẹ. Nếu bé trở nên khó chịu thì hãy quay lại tắm bằng bọt biển một hay hai tuần nữa rồi thử tắm chậu lại.

Cởi quần áo bé ra rồi đặt bé vào chậu nước ngay lập tức, trong phòng ấm, để khỏi bị lạnh. Chắc rằng nước trong chậu không sâu quá 5 đến 7cm.

– Cách tắm cho bé:

  • Một tay bạn đỡ đầu bé, một tay cho bé vào chậu trong tư thế ngồi hai chân duỗi thẳng ra trước.
  • Nói ngọt ngào với bé, từ từ hạ người của bé xuống tới ngực trong chậu tắm. Dùng khăn tắm để lau mặt và tóc cho bé.
  • Nhẹ nhàng mát-xa da đầu của bé bằng cùi ngón tay hoặc lược mềm em bé, kể cả vùng thóp (chỗ mềm) trên đỉnh đầu của bé.
  • Khi bạn lau xà phòng hoặc dầu gội khỏi đầu bé thì hãy khum tay thành hình chén qua trán để bọt nước xà phòng chảy về bên hông và không bị vướng vào mắt bé.
  • Nhẹ nhàng tắm phần còn lại của người bé bằng nước và một chút xà phòng. Khi tắm nên thường xuyên giội nước nhè nhẹ lên người bé để bé khỏi bị lạnh.
  • Sau khi tắm cho bé xong, bạn nên quấn bé lại ngay lập tức bằng khăn tắm, đảm bảo phải trùm được cả đầu của bé.

Trong khi tắm cho bé, đừng bao giờ bỏ bé một mình. Nếu bạn cần ra khỏi nhà tắm thì hãy quấn bé lại trong khăn tắm và mang bé đi cùng.

Xem thêm:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *