Hầu hết phụ nữ đồng nhất việc trễ kinh với khả năng có thai, nhưng nhiều người cũng thường có những dấu hiệu và triệu chứng khác trong các giai đoạn đầu mang thai. Điều quan trọng nên nhớ là không phải ai cũng sẽ có những triệu chứng này hoặc có các triệu chứng giống nhau về mức độ. Thậm chí là một người cũng có thể biểu hiện nhiều kiểu triệu chứng khác ở lần thai sau so với các lần thai trước; và các triệu chứng cũng có thể thay đổi hoặc phát triển hằng tuần.
Triệu chứng thai ngoài tử cung, hoặc triệu chứng thai ở vòi trứng, rất giống với triệu chứng thai bình thường vào lúc đầu và có thể bao gồm nhiều triệu chứng được mô tả bên dưới.
Tuy nhiên, thai ở vòi trứng hoặc kiểu thai ngoài tử cung khác thì cũng có triệu chứng khác, như là đau bụng và xuất huyết âm đạo, phát triển dần dần, thường từ 6 đến 8 tuần sau khi trễ kinh.
Dưới đây là một số triệu chứng thai nghén thường thấy nhất trong quý đầu tiên.
Trễ kinh
Trễ kinh là dấu hiệu mang thai ban đầu thường thấy nhất và là triệu chứng thường thấy trong quý 1 của thai kỳ. Đôi khi thai phụ cũng vẫn thấy xuất huyết nhẹ hoặc xuất huyết lốm đốm vào khoảng thời gian chuẩn bị hành kinh, thường là từ 6 đến 12 ngày sau khi thụ thai
Đây được gọi là “xuất huyết làm tổ” – thường không xuất hiện máu nhiều hoặc dài ngày như kỳ kinh bình thường. Chút máu này tiết ra lúc chuẩn bị hành kinh bởi trứng đã được thụ tinh bám vào thành tử cung. Giai đoạn này được gọi là xuất huyết làm tổ.
Bất kỳ hiện tượng xuất huyết nào trong quá trình thai nghén cũng thường nhẹ hơn so với kỳ kinh thường. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ không có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, người ấy có thể nhận biết một số triệu chứng chớm thai khác trước khi biểu hiện rõ trễ kinh.
Tình trạng trễ kinh cũng không xác định được thai nghén cho dù là người ấy có chu kỳ bình thường, bởi cả trạng thái thể chất lẫn tinh thần cũng có thể làm trễ hoặc mất kinh.
Đau nhức và sưng vòng 1
Cảm giác sưng, đau nhức hoặc đau ngực cũng thường thấy ở giai đoạn bắt đầu thai nghén. Các triệu chứng này đôi khi giống như cảm giác ở ngực trong những ngày sắp hành kinh.
Nhiều phụ nữ cũng có thể thấy cảm giác căng hoặc nặng ở ngực. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đầu tiên đối với một số người ngay từ một đến 2 tuần sau khi thụ thai.
Bụng căng to và chuột rút
Một số phụ nữ có thể có cảm giác bụng căng to hoặc phình ra, nhưng thường thì thai phụ chỉ tăng cân ít trong quý đầu của thai kỳ.
Trong giai đoạn chớm thai này thì mỗi tháng thai phụ thường tăng khoảng1 pao. Nhiều người đôi khi cũng có cảm giác chuột rút nhẹ ở bụng trong các tuần đầu thai nghén, giống như chuột rút xảy ra trước khi hoặc trong suốt kỳ kinh.
Thèm ăn
Nhiều thai phụ cho biết họ có cảm giác thèm ăn một số loại thức ăn nào đó trong suốt các giai đoạn đầu thai nghén. Cảm giác này có thể kéo dài đến giai đoạn cuối thai kỳ.
Chán nản và mệt mỏi
Chán nản và mệt mỏi là những triệu chứng trong các giai đoạn đầu tiên của thai kỳ đối với nhiều phụ nữ, và một số người cũng cho biết họ có cảm giác mệt mỏi thậm chí nhiều tuần ngay trước khi thụ thai.
Người ta chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân gây mệt mỏi, nhưng nó được cho là có liên quan đến nồng độ hoóc-môn progesterone tăng cao. Tất nhiên mệt mỏi là một triệu chứng rất bình thường, không có gì đặc biệt có liên quan đến nhiều nguyên nhân khác ngoài thai nghén.
Nhiệt độ trung bình của cơ thể tăng cao
Nhiệt độ trung bình của cơ thể liên tục tăng cao (nhiệt độ ở miệng được đo đầu tiên vào buổi sáng, vào lúc mới ngủ dậy) là một dấu hiệu đặc trưng khác của hiện tượng chớm mang thai hoặc chỉ xảy ra nhanh sau khi rụng trứng và kéo dài cho đến kỳ kinh kế tiếp.
Tình trạng thân nhiệt trung bình tăng cao kéo dài dai dẳng ngoài khoảng thời gian hành kinh như mong đợi là một dấu hiệu khác của thời kỳ đầu mang thai.
Buồn nôn và ói mửa
Buồn nôn và ói mửa cũng là những triệu chứng thường thấy trong giai đoạn đầu thai nghén. Theo truyền thống thì đây là chứng “ốm nghén”, triệu chứng buồn nôn và ói mửa đầu thai kỳ có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày hoặc đêm.
Cơn khởi phát buồn nôn thường xuất hiện vào giữa tuần 2 và tuần 8 của thai kỳ. Hầu hết phụ nữ bị ốm nghén cảm thấy buồn nôn và ói sau khi thụ thai khoảng một tháng, nhưng cũng có thể sớm hơn ở một số phụ nữ.
Nhiều người đôi khi cũng cho biết họ nhạy cảm hơn với một số mùi hoặc hương thơm nào đó cũng có thể làm buồn nôn và/hoặc ói mửa.
Người ta cho rằng nồng độ hoóc-môn estrogen tăng cao vào thời kỳ chớm thai để làm cho dạ dày lâu đói và có thể liên quan đến việc làm buồn nôn nhiều hơn.
Đi kèm với đặc trưng “ốm nghén” có thể là triệu chứng thèm ăn, hoặc ghét hay “dị ứng” với một số thức ăn đặc biệt nào đó hoặc thậm chí là với một số mùi nào đó. Đôi khi phụ nữ có thai cũng thay đổi sở thích ăn uống hay “gu” ăn uống, thường thì không thèm ăn các món “khoái khẩu” mà trước kia hay ăn nữa. Triệu chứng buồn nôn và ói mửa sẽ bắt đầu giảm dần ở quý 2 của thai kỳ đối với hầu hết phụ nữ.
Đi tiểu nhiều lần trong ngày
phụ nữ trong giai đoạn đầu thai nghén có thể cảm thấy muốn đi tiểu thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm, và có thể bị són nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười.
Nhu cầu muốn đi tiểu nhiều lần có thể là do cả nguyên nhân thể chất lẫn nguyên nhân hoóc-môn. Khi phôi thai đã bám vào tử cung, nó bắt đầu tiết ra hoóc-môn tên là hoóc-môn nhau thai, được cho là có tác dụng kích thích đi tiểu thường xuyên.
Một nguyên nhân khác làm cho thai phụ đi tiểu nhiều lần ở giai đoạn sau là áp lực của tử cung đang phát triển đè lên bàng quang, nhưng mãi đến quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi bào thai lớn hơn nhiều thì mới có hiện tượng này.
Nhũ hoa sậm màu hơn
Nhiều phụ nữ có thể phát hiện thấy vùng quanh đầu vú đậm màu hơn và/ hoặc vùng giữa bụng xuất hiện lằn đen chạy dài từ trên xuống vùng xương mu (gọi là lằn đen).
Quầng vú có thể sẫm màu ở nhiều mức độ khác nhau và kéo dài đến cả sau khi mang thai đối với nhiều phụ nữ, nhưng lằn đen thường biến mất sau khi sinh em bé được nhiều tháng.
Nám da (sạm da)
Một số phụ nữ có thể mắc chứng “nám da” trong quý 1 thai kỳ, đây là hiện tượng sạm da ở trán, sống mũi, môi trên, hoặc má. Vùng da bị sạm thường thấy ở cả hai bên mặt.
Bác sĩ quy chứng bệnh này là mặt nám hoặc nám da, và thường thấy ở phụ nữ da ngâm đen hơn là phụ nữ có da sáng. chứng nám da cũng có thể xảy ra khi bị một số bệnh khác ngoài trường hợp thai nghén. Người có tiền sử gia đình bị nám da có nguy cơ phát triển dấu hiệu thai nghén này nhiều hơn.
Căng thẳng và tính khí thất thường
Tính khí thất thường và căng thẳng là những triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ ở giai đoạn đầu thai nghén. Nhiều phụ nữ mới chớm thai miêu tả các cảm giác xúc cảm dâng cao hoặc thậm chí là những cơn khóc kéo dài.
Những thay đổi nồng độ hoóc-môn nhanh chóng được cho là nguyên nhân gây ra các chuyển biến tâm trạng này. Nhiều thai phục cũng có thể phát hiện thấy tâm trạng của mình thay đổi nhanh và mạnh trong. cũng giống như những triệu chứng bình thường khác, tính khí thất thường có thể gây ra do một số bệnh khác ngoài thai nghén.
Nhức đầu
Một số phụ nữ cho biết bị nhức đầu vào giai đoạn mới bắt đầu có thai, có thể liên quan đến sự thay đổi nồng độ hooc-môn tương ứng. Các cơn nhức đầu này không có nguyên nhân rõ ràng, thường không chỉ ở một bên đầu, và không đi kèm với các thay đổi về tầm nhìn của mắt.
Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần quan tâm khi mang thai lần đầu