Mặc dù việc tiêm chủng vắc-xin đã làm cho một số bệnh của trẻ con trở nên hiếm gặp, nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được sự thật về những chứng bệnh xảy ra ở trẻ. Nhưng nên nhớ là phải đảm bảo việc tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để được khám và điều trị đúng đắn.
RSV
RSV có nghĩa là vi-rút hợp bào hô hấp, RSV là nguyên nhân gây viêm tiểu phế quản hàng đầu và viêm phổi ở trẻ sơ sinh Hoa Kỳ.
Chứng nhiễm trùng này bắt đầu bằng các triệu chứng giống như cúm, bao gồm sốt, sổ mũi, và ho.
Đến 40% trẻ em bị nhiễm vi rút RSV lần đầu sẽ trở nên khò khè có thể nghe thấy được, và đến 2% cần phải nhập viện. Ở trẻ lớn tuổi hơn và người lớn thì RSV có xu hướng trở nên nhẹ hơn.
Bệnh viêm tai
Trẻ con rất dễ bị bệnh viêm tai vì ống Ớt-tát của chúng còn rất nhỏ. Những ống này nối tai và cuống họng, và có thể bị nghẹt khi cảm lạnh gây ra viêm.
Điều này làm nghẽn dịch bên trong tai giữa, đằng sau màng nhĩ, và làm cho mầm bệnh sản sinh. Các triệu chứng của bệnh viêm tai gồm sốt, hay cáu gắt và thường kéo lỗ tai.
Đa số trường hợp viêm tai là do vi rút gây ra và có thể tự lành. Việc tiêm chủng cho trẻ cũng giúp ngăn ngừa lây nhiễm một số vi khuẩn nào đó có thể gây bệnh viêm tai.
Viêm tai giữa
Viêm tai giữa là tình trạng tăng sinh dịch tiết trong tai giữa mà không gây đau đớn gì. Thuật ngữ y học của bệnh viêm tai giữa là hiện tượng viêm tai tiết dịch hoặc tai keo hồ, và thường phát sinh sau một bệnh viêm tai cấp tính nào đó.
Dịch tiết này thường sẽ tự khô hết. Nếu chất này vẫn còn dai dẳng và có nguy cơ làm ảnh hưởng thính giác của trẻ thì ống tai nên được rút dịch ra ngoài.
Viêm thanh quản cấp
Dấu hiệu để nhận biết viêm thanh quản cấp là ho dữ dội, nghe như tiếng hải cẩu sủa. Nguyên nhân gây ho là do viêm đường hô hấp trên, thường là do vi rút gây ra.
Nếu trẻ trở nên khò khè, khó thở thì cần phải được nhập viện để được điều trị. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em đều tự khỏe hơn trong khoảng một tuần. Viêm thanh quản cấp là chứng bệnh thường thấy nhất ở trẻ mới chập chững biết đi.
Bệnh tay-chân-miệng
Bệnh tay-chân-miệng gây sốt kèm theo giộp lở bên trong miệng, lòng bàn tay, mông, và lòng bàn chân.
Ở Mỹ, bệnh này thường do vi-rút Coxsackie A16 gây ra (một trong nhóm các virut chứa ARN có thể sinh sản trong đường dạ dày ruột; có khoảng 30 típ khác nhau; vi-rút Coxsackie típ A gây bệnh ít nghiêm trọng hơn và ít xác định rõ hơn, dù đôi khi gây viêm màng não và gây nhiễm nặng ở họng; vi-rút Coxsackie típ B gây viêm hay thoái hoá não, cơ xương, hay mô tim).
Vi-rút này thường lây lan ở trẻ con vào mùa hè và đầu mùa thu. Hầu hết các trường hợp bệnh tay-chân-miệng đều không nguy hiểm và kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày.
Bệnh đau mắt đỏ
Chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, và mi mắt khó chịu là những dấu hiệu của chứng viêm kết mạc, thường được gọi là bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh này thường do các vi rút giống như vi rút gây cảm lạnh, bệnh đau mắt đỏ lan nhanh ở trường và trung tâm giữ trẻ ban ngày.
Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để xem liệu con bạn cần nên được điều trị không nhé. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều lành trong vòng từ 4 đến 7 ngày.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp thường gây phát ban đỏ trên mặt trẻ. Ngoài ra, ban cũng còn có thể xuất hiện trên thân mình, tay, hoặc chân.
Nguyên nhân là do vi-rút chỉ có ADN đơn gây bệnh ở người B19 gây ra, đây là một loại vi rút có thể gây các triệu chứng giống như cảm lạnh nhẹ trước khi phát ban.
Đến 20% trẻ mắc bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp ở tuổi lên 5, và có đến 60% bị bệnh này ở tuổi 19. Bệnh này thường hết trong vòng từ 7 đến 10 ngày.
Vi rút gây bệnh viêm ruột và dạ dày
Trước khi có vắc-xin phòng chống hiệu quả, thì loại vi rút gây bệnh viêm ruột và dạ dày là nguyên nhân gây tử vong liên quan đến tiêu chảy hàng đầu ở trẻ nhỏ.
Các triệu chứng chủ yếu là ói mửa và tiêu chảy nước, làm cho trẻ bị mất nước rất nhanh. Hiện có 2 loại vắc-xin ngừa viêm ruột và dạ dày cho trẻ sơ sinh, và các công trình nghiên cứu cho thấy đã giảm đột ngột số ca mắc bệnh mới.
Bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu hiện đã có thể phòng tránh được nhờ vào vắc xin ngừa thủy đậu. Lý do tiêm chủng không chỉ là để tránh cho con bạn bị giộp lở đỏ loét khó chịu.
Bệnh thủy đậu có thể gây biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, người lớn và phụ nữ có thai. Trước khi có vắc-xin thì mỗi năm bệnh thuỷ đậu làm cho 11.000 người Mỹ phải nhập viện.
Sởi
Nếu bé mới chích ngừa vắc-xin thì hẳn là bạn cũng không cần phải lo lắng về bệnh sởi đâu. Nhưng tổ chức CDC đã đưa tin dịch sởi sẽ bùng phát và lan nhanh ở những trẻ chưa tiêm phòng.
Các triệu chứng ban đầu gồm sốt, sổ mũi và ho. Khi hết các triệu chứng này thì toàn thân bé sẽ phát ban.
Hầu hết trẻ em đều có thể khỏe hơn trong vòng 2 tuần, nhưng một số bé lại có thể phát triển thành bệnh viêm phổi và một số chứng bệnh khác.
Bệnh sởi ru-bê-la
Ru-bê-la, còn có tên gọi khác sởi ru-bê-la, là một vi rút yếu thường không gây ra vấn đề nào nguy hiểm cả.
Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai bị bệnh thì nó có thể gây hại cho bào thai. Các triệu chứng gồm sốt nhẹ, và phát ban khắp người từ mặt đến toàn thân.
Vắc-xin tiêm phòng chuẩn cho trẻ có tên là MMR, có thể giúp ngừa sởi, quai bị và ru-bê-la.
Quai bị
Quai bị là một chứng bệnh khác rất thường thấy ở trẻ nhỏ trước khi vắc-xin ra đời.
Bệnh này thường không gây ra triệu chứng gì, nhưng khi xảy ra bệnh thì dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là các tuyến giữa lỗ tai và hàm bị phồng to lên.
Dẫu rằng tỉ lệ tiêm chủng ở Hoa Kỳ rất cao, nhưng dịch bệnh gần đây đã làm cho hàng ngàn người ở nước này mắc bệnh.
Ho gà
Bệnh ho gà làm cho trẻ ho dữ dội, ho kiệt sức và hít thở “khọt khẹt”. Đây là chứng bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ sơ sinh và có thể cần phải được nhập viện.
Mặc dù đã được tiêm chủng rộng rãi, nhưng số ca mắc bệnh vẫn còn tăng cao. Người lớn cũng cần nên được tiêm phòng nhắc lại.
Viêm màng não
Viêm màng não là chứng viêm hay nhiễm trùng mô quanh não và tuỷ sống. Đối với người lớn và thanh thiếu niên thì triệu chứng chủ yếu bao gồm nhức đầu, sốt, và vẹo cổ.
Trẻ em cũng có thể có các triệu chứng giống như cúm. Viêm màng não do vi-rút thường nhẹ, nhưng viêm màng não do vi khuẩn thường nặng hơn để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị nhanh chóng.
Hiện đã có nhiều vắc-xin phòng tránh được một số nguyên nhân gây viêm màng não nào đó.
Viêm họng
Hầu hết trẻ con thỉnh thoảng cũng bị đau họng, thường là do vi-rút cảm lạnh gây nên. Vì vậy làm thế nào biết được liệu đó có phải là do khuẩn cầu chuỗi không? Hắt hơi hoặc sổ mũi là dấu hiệu cảm lạnh.
Các dấu hiệu của khuẩn cầu chuỗi gồm đau họng kéo dài hơn một tuần, đau hoặc khó nuốt, chảy nước mũi, nước dãi dữ dội, phát ban, đáy cổ họng mưng mủ lên, sốt trên 100° F, hoặc tiếp xúc với người bị viêm họng. Chứng viêm họng được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Ban đỏ
Đôi khi triệu chứng phát ban đỏ, nặng cũng kèm theo viêm họng. Đây là bệnh ban đỏ.
Chứng phát ban này xuất hiện đầu tiên ở ngực và bụng và lan nhanh toàn thân, kèm theo triệu chứng cổ họng sưng đỏ và sốt cao.
Nếu không chữa trị, nó có thể dẫn tới bệnh thấp khớp cấp và, trong trường hợp hiếm thấy, cũng gây hại cho tim. Đó là lý do tại sao bệnh ban đỏ trước đây được coi như một bệnh đáng sợ ở trẻ nhỏ.
Ngày nay, bệnh này đã được chữa trị dễ dàng bằng thuốc kháng sinh.
Hội chứng Reye
Chắc là bạn cũng từng biết là không nên cho trẻ nhỏ hoặc thiếu niên sử dụng thuốc aspirin. Hội chứng Reye giải thích cho điều này.
Chứng bệnh gây chết người này có thể gây đột quỵ cho trẻ sử dụng thuốc chứa aspirin trong thời gian bệnh do vi rút gây ra. Các triệu chứng gồm biến đổi hành vi đột ngột, tai biến ngập máu, và hôn mê.
Hội chứng Reye trở nên rất hiếm thấy kể từ khi tổ chức CDC khuyến cáo không nên sử dụng aspirin cho trẻ nhỏ.
Nhiễm tụ cầu khuẩn (MRSA)
MRSA là loại khuẩn tụ cầu không đáp ứng với một số thuốc kháng sinh. Nhiều bác sĩ cho biết MRSA hiện là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng da.
Các bệnh nhiễm trùng này thường xuất hiện dưới dạng u nhọt hoặc lở loét và có thể nhìn giống vết nhện cắn. Nhiễm tụ cầu khuẩn ở tai, mũi, và cuống họng cũng đang tăng vọt ở trẻ em tiểu học.
Chốc lở
Chốc lở là một dạng nhiễm trùng da khác do vi khuẩn gây ra. Chứng bệnh này thường gây giộp từng cụm nhỏ trên da, gây rỉ dịch và tạo lớp vảy màu vàng bên ngoài.
Việc sờ chạm vào dịch tiết này có thể làm lây lan sang nhiều vùng khác trên cơ thể hoặc làm lây lan cho người khác. Chốc lở thường do khuẩn tụ cầu nhưng cũng có thể do khuẩn cầu chuỗi gây ra.
Loại chốc lở này thường thấy nhiều nhất ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Nếu được chữa trị bằng thuốc kháng sinh thì những vết thương này sẽ thường lành hẳn mà không để lại một vết sẹo nào.
Cúm
Cảm lạnh hay là cúm? Hai bệnh này có thể có những triệu chứng tương tự nhau.
Cúm thường gây sốt cao hơn, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, hết sức mệt mỏi, và buồn nôn hoặc ói mửa.
Trong khi hầu hết trẻ con đều có thể tự khỏe hơn được thì bệnh cúm có thể lại gây nhiều biến chứng trầm trọng, chẳng hạn như viêm phổi, nhất là ở trẻ nhỏ hơn. Tổ chức CDC khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hằng năm cho bé tuổi từ 6 tháng trở lên.
Dị ứng mùa
Dị ứng mùa, đôi khi cũng được gọi là viêm mũi dị ứng, không phải là một bệnh nhiễm trùng, mà là một phản ứng với các hạt li ti như phấn hoa.
Triệu chứng có thể bao gồm hắt hơi, chảy nước mắt, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và cũng có thể chỉ xảy ra vào mùa xuân hoặc mùa thu. Trẻ con có thể hay chà mũi bằng lòng bàn tay. Không có thuốc chữa viêm mũi dị ứng, nhưng có thể làm giảm các triệu chứng của nó.
Xem thêm:
- Tìm hiểu về chứng đột tử ở trẻ (SIDS)
- Tìm hiểu về bệnh Celiac ở trẻ
- Tìm hiểu về chứng ngưng thở ở trẻ sinh non
- Thoát vị bẹn ở trẻ nhỏ