Trẻ em sẽ học giỏi hơn nếu được cha mẹ quan tâm tích cực đến việc học của mình. Và một trong những phương pháp bạn có thể giúp con mình có hứng thú học hành hơn là quan tâm đến việc làm bài tập về nhà của trẻ và cho bé thấy rằng những gì bé đang làm là cực kì quan trọng.
Tất nhiên, giúp trẻ làm bài tập không có nghĩa là buộc trẻ ngồi vào bàn học hai tiếng một ngày. Thay vào đó, cha mẹ hãy hỗ trợ con bằng cách dạy con tổ chức việc học, giúp trẻ giải thích những bài toán khó, hoặc nhắc nhở trẻ nghỉ ngơi giữa giờ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ để giúp trẻ tập trung làm bài tập về nhà:
Tiếp xúc với các giáo viên của trẻ
Tiếp xúc với các giáo viên của trẻ – và tìm hiểu những yêu cầu của họ. Bạn hãy thường xuyên tham dự các sự kiện của trường, chẳng hạn như các buổi họp phụ huynh để tìm hiểu và tiếp xúc với các giáo viên của con bạn.
Hãy hỏi về các yêu cầu của họ khi giao bài tập về nhà, cũng như mức đỗ giúp đỡ của bạn với khối lượng bài tập ấy.
Dành không gian riêng
Dành một không gian riêng để bé làm bài tập về nhà. Hãy chắc chắn rằng trẻ được ngồi học ở một nơi đủ ánh sáng, bàn ghế có chiều cao phù hợp và không có bất cứ thứ gì gây xao nhãng trẻ trong khoảng thời gian trẻ làm bài tập về nhà.
Giữ các vật dụng học tập bé có thể cần như giấy, bút chì, keo dán, kéo trong tầm tay của trẻ.
Lên kế hoạch học tập cho bé
Lên một lịch học ở nhà cố định cho bé. Một số trẻ học tốt nhất vào buổi chiều, sau một bữa ăn nhẹ và thời gian chơi đùa vui vẻ; những bé khác lại thích học sau bữa ăn tối.
Đồng thời, giúp trẻ lên kế hoạch học tập hợp lí. Vào những ngày trẻ có nhiều bài tập hoặc có thêm một bài tập về nhà, hãy khuyến khích con chia công việc thành những phần nhỏ để dễ quản lý.
Giúp bé tạo một lịch trình học ban đêm nếu cần thiết – và cố gắng dành khoảng 15 phút nghỉ mỗi giờ.
Hạn chế các yếu tố xao lãng
Giữ các yếu tố có thể khiến bé xao lãng ở mức tối thiểu. Nghĩa là không có TV, âm nhạc bật lớn, hoặc các cuộc gọi điện thoại trong không gian học tập của bé (Tuy nhiên, đôi khi bé có thể cần gọi điện thoại cho một người bạn cùng lớp để trao đổi về bài học).
Để ý trẻ
Khi mới đầu tập cho con theo lịch trình học tập, trẻ rất khó tập trung vào làm bài tập, cũng như sức tập trung của mỗi bé lại khác nhau. Và khi thời gian tập trung của bé chấm dứt, bạn sẽ không biết được con mình đang làm gì trên bàn học.
Đảm bảo trẻ đang làm bài tập, hãy theo dõi bé thường xuyên và góp ý kiến cho bé nếu cần. Nhưng không nên khiến trẻ quá gò bó, căng thẳng.
Khích lệ và quan tâm con
Hãy tạo động lực và cho trẻ biết mình được quan tâm. Hỏi về các bài tập, bài kiểm tra, và bài thi định kì. Tuy nhiên, hãy coi điểm số như một mục tiêu cố gắng chứ không phải một mục đích nhất định phải đạt được.
Khích lệ, kiểm tra xem bài tập về nhà của bé đã hoàn thành hay chưa, đồng thời chuẩn bị sẵn những câu hỏi trong bài tập, vừa để kiểm tra bé, vừa cho bé biết rằng mình được quan tâm.
Nếu trẻ gặp khó khắn khi làm bài tập về nhà, hãy giúp đỡ bé bằng cách nói chuyện với giáo viên trên lớp. Một số bé có thể không nhìn rõ bảng hay cần cắt kính cận, một số bé khác có thể gặp vấn đề về tập trung.
Trở thành tấm gương
Trở thành tấm gường cho trẻ. Trẻ đã bao giờ thấy bạn cân đối ngân sách hay đọc một cuốn sách? Trẻ em thường làm theo những gì mình nhìn thấy hơn là lắng nghe lời khuyên của họ.
Khen ngợi trẻ
Khen ngợi thánh tích và nỗ lực của trẻ. Bạn có thể thử dán những mẩu ghi chú thông báo thánh tích học tập cho bé lên cửa tủ lạnh, như vậy mọi thành viên trong gia đình bạn đều có thể biết về tiến trình học tập của trẻ. Việc này cũng khiến trẻ tự hào và có động lực để nỗ lực.
Xem thêm:
- Bí quyết giúp con tự giác học tập ngay từ khi còn bé
- Cách rèn tính tự giác cho trẻ đơn giản, hiệu quả