Khi bé bú mẹ thì bị sặc sữa, khiến các mẹ bối rối, không biết xử lý thế nào. Thì bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách nhận biết trẻ bị sặc sữa và cách xử lý an toàn, mời các mẹ tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa
Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở. Các mẹ cần lưu ý những dấu hiệu trẻ bị sặc sữa dưới đây để có hướng xử lý kịp thời, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra:
- Bé đang bú mẹ hoặc bú bình thì đột ngột ho sặc sụa
- Bé khóc thét lên
- Sữa trào ra khỏi mũi, miệng
- Bé hốt hoảng
- Da tím tái
- Thậm chí có những trường hợp nặng hơn bé ngừng thở, ngừng tim. Trong tình huống này bố mẹ không biết cách xử lý kịp thời thì bé có thể tử vong.
![trẻ sặc sữa](https://bekhoebengoan.net/wp-content/uploads/2021/10/tre-sac-sua-1024x677.jpeg)
Hậu quả của trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bị sặc sữa nhiều lần, thì sẽ dẫn đến tình trạng bé sợ và bỏ bú.
Một hậu quả đáng tiếc nhất là bé bị ngừng tim, tử vong.
Bé sặc sữa nhiều khi bố mẹ cho rằng chỉ là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu chủ quan, không sơ cứu kịp thời thì có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng
Nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa
- Bé sai khớp ngậm: lưỡi không chốt được vào quầng, do vậy không linh hoạt, ảnh hưởng đến phản xạ bú và nuốt của bé.
- Bố mẹ đặt bé bú sai tư thế
- Khi trẻ đang khóc, đang ho mà mẹ cho con bú.
- Sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su cho bé bú có lỗ thông quá rộng. Điều này khiến sữa chảy nhiều, áp lực sữa mạnh khiến bé không nuốt kịp dẫn đến sặc.
- Trẻ đang bị nghẹt mũi, viêm đường hô hấp.
- Trẻ bú khi quá đói hoặc quá no.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để giúp bé bám ti tốt?
Cách xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bị sặc sữa thì bố mẹ cần phải đánh giá tình trạng của con.
![trẻ bị sặc sữa](https://bekhoebengoan.net/wp-content/uploads/2021/10/be-bi-sac-1068x800.jpg)
– Bé sặc sữa nhưng vẫn hồng hào, thở được
Bố mẹ nên dừng cho em bé bú. Sau đó để cho em bé nằm nghiêm, hạ đầu thấp hơn so với thân mình để sữa chảy ra ngoài. Hạn chế việc bồng sốc em bé dậy, khiến cho sữa chảy vào đường thở. Không nên móc họng vì có thể làm trầy xước niêm mạc của.
– Bé khó thở, tím tái
Nếu bé tỉnh, tím tái dùng thủ thuật vỗ lưng:
- Bố mẹ ngồi xuống ghế, sau đó đặt bé nằm úp dọc theo đùi, đầu của em bé thấp hơn mông.
- Một bàn tay sẽ cầm vào 2 bên xương hàm của bé (tránh cầm vào cổ em bé, vì chạm động mạch cảnh của em bé, gây nguy hiểm).
- Tay còn lại mọi người vỗ mạnh 5 cái vào ngay giữa hai xương bả vai ở lưng của trẻ.
- Sau khi thực hiện đủ 5 cái lật em bé lại xem em bé đã thở chưa.
Động tác này sẽ làm tăng áp lực lồng ngực để tống dị vật ra ngoài.
- Nếu bé vẫn còn khó thở, tím tái thì đặt trẻ lên mặt phẳng và thực hiện động tác ấn ngực:
- Tìm vị trí dưới giao điểm giữa hai đầu núm vú và xương ức 1,5 cm.
- Sau đó dùng hai ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh xuống 5 lần.
- Sau đó nếu em bé chưa tỉnh, hồng hào thì mọi người tiếp tục thực hiện vỗ lưng ấn ngực khoảng 5 lần nửa.
Bố mẹ vừa thực hiện sơ cứu vừa nhờ người gọi cấp cứu để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.
Sau khi mà vỗ lưng, ấn ngực xong, em bé hồng hào, thở được và khóc to thì bố mẹ vẫn nên đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra vì bé có thể bị viêm phổi sau này.
Hy vọng với chia sẻ trên về nhận biết trẻ bị sặc sữa và cách xử lý an toàn sẽ giúp cho các mẹ có được thông tin hữu ích.
Xem thêm: Những vấn đề về sữa mẹ: Thiếu hoặc thừa sữa