Nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường rất khó phát hiện ra. Các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình những kiến thức để nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa vì đây là loại bệnh rất phổ biến mà trẻ hay mắc phải. 

Cơ chế của tai

Nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Mỗi khi nghe thấy âm thanh, các cấu trúc trong tai sẽ hoạt động đồng thời để đảm bảo đưa được thông tin đến não. Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai trong và tai giữa.

Hoạt động nghe sẽ bắt đầu từ sóng âm thanh đi xuyên qua không khí tới tai ngoài, còn gọi là loa tai, phần có thể nhìn thấy được.

Tiếp theo đó, các sóng âm thanh đi từ loa tai qua ống tai và vào tai giữa, khi màng nhĩ rung, các xương nhỏ sẽ khuếch đại các rung động và mang chúng tới tai trong và truyền lên não.

Để có thể hoạt động bình thường, tai giữa phải có áp suất giống như môi trường bên ngoài bởi một ống nhỏ nối tai giữa với phần sau cổ họng nằm ở sau mũi. Khi ngáp hay nuốt thức ăn, bạn có thể thường nghe thấy tiếng, điều đó chính là lúc chiếc vòi ấy điều chỉnh áp suất không khí trong tai giữa, đồng thời còn cho phép dẫn lưu nước nhầy từ tai giữa vào cổ họng.

Nguyên nhân viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa có thể khởi phát từ nguyên dân do chiếc vòi này bị tắc nghẽn bởi lớp niêm mạc trong ống bị sung huyết hoặc đông nghịt lớp nhầy. Sự tắc nghẽn này sẽ làm cho dịch tích tụ trong tai giữa, vi khuẩn và virus thâm nhập vào tai giữa qua ống cũng có thể bị nhốt ở đây, sinh sôi trong chất dịch và gây nên viêm tai. 

Một số dấu hiệu viêm tai giữa

Có một số dạng viêm tai giữa khác nhau như dạng mãn tính tự nhiên hoặc có dịch trong tai giữa tạm thời và không nhiễm khuẩn.

Khi mắc bệnh viêm tai giữa, các dấu hiệu viêm tai giữa thường là không có phản ứng với âm thanh yếu, sốt, buồn nôn, nôn, hoa mắt, chóng mặt.

Bệnh viêm tai giữa cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các bệnh viêm đường hô hấp vì nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng như ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Bé có từ 2 triệu chứng trở lên thì đó rất có thể là các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ:

  • Triệu chứng cảm (nhiễm trùng tai gần như luôn đi sau chứng cảm cúm. Nước mũi thường chuyển từ không màu sang vàng hoặc xanh trước khi nhiễm trùng tai xuất hiện) 
  • Kêu đau ở tai hoặc không nghe được 
  • Trẻ quấy khóc cả ban ngày và ban đêm 
  • Thức giấc nhiều hơn về đêm 
  • Không muốn nằm xuống 
  • Sốt – thường là không cao hoặc có thể không sốt 
  • Chảy dịch tai (mủ hoặc máu) 
dấu hiệu viêm tai giữa

Hầu hết dấu hiệu viêm tai giữa sẽ biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên nếu tình trạng trẻ diễn biến trở nên xấu đi thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp ngay bác sĩ để có những biện pháp hỗ trợ và can thiệp kịp thời.

Cách phòng tránh

Các bậc phụ huynh có thể phòng tránh viêm tai giữa bằng các cách như hạn chế để trẻ mắc bệnh cảm lạnh, giữ ấm cho bé, cho bé bú mẹ để nâng cao sức đề kháng, không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Hãy cho trẻ chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ. 

Hy vọng bài viết trên đây đã có thể giúp các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức về cách nhận biết các dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ, để có thể kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống xảy ra trong giai đoạn trẻ mắc bệnh.

Bên cạnh các kiến thức cần thiết mà bậc cha mẹ cần biết về dấu hiệu viêm tai giữa, các bậc phụ huynh cũng cần cho con đi tiêm ngừa, chủ động phòng bệnh để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *