Nguyên nhân của việc lắng nghe kém hiệu quả

lắng ghe kém hiệu quả

Kỹ năng nghe hiệu quả là kỹ năng quan trọng trong công việc và cuộc sống, nhưng không phải cuộc đối thoại nào cũng mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là một số nguyên nhân lắng nghe kém hiệu quả trong công việc và cuộc sống.

1. Định kiến hoặc thiên vị

Nguyên nhân lắng nghe kém hiệu quả đầu tiên là do định kiến hoặc thiên vị. Người nghe lắng nghe theo chủ quan nên những định kiến tiêu cực hay thiên vị khiến họ không muốn lắng nghe nữa.

Những định kiến đó có thể là dáng vẻ bên ngoài, cách đi đứng… của đối tượng. Đôi khi mọi người có khuynh hướng nghiêng về một phía chủng tộc hay giới tính cũng cản trở việc lắng nghe.

Do vậy, họ đã có các định kiến hay thiên vị khiến vì những điều người nói đến khiến cho họ tìm ra những lý lẽ để bác bỏ và gây cản trở cho người nói. Vì thế, đó là một nguyên nhân lắng nghe kém hiệu quả. 

2. Tư duy khép kín

lắng ghe kém hiệu quả

Tư duy khép kín là cách suy nghĩ bảo thủ, thường có xu hướng bỏ qua thử thách, coi như nỗ lực là không có ý nghĩa. Họ có cách suy nghĩ này thường xem thường ý kiến trái chiều dù điều đó đúng và thành công của người khác là mối đe dọa đối với họ.

Do đó làm họ không chấp nhận thay đổi, tiếp cận cái mới vì họ cảm thấy đó là nguy hiểm, vì vậy đây là một lý do dẫn đến nghe kém.

3. Kinh nghiệm

Có nhiều người nghe theo thói quen suy nghĩ, kinh nghiệm của mình, tập trung vào cái xấu, cái không tốt nhiều hơn là cái tốt.

Nghĩa là thay vì tập trung vào lắng nghe và phản bác thì người nghe chỉ chú tâm xem người nói có gì không đúng để nói lại.

Do đó nghe kém và có lẽ nó còn làm xấu đi mối quan hệ giữa hai người trong cuộc đàm thoại. Chúng ta nên “gạn đục khơi trong” và chú ý lắng nghe và tìm thấy cơ hội trong khó khăn trong những cuộc giao tiếp, từ đó chúng ta mới dẫn đến nhiều thành công trong giao tiếp và cuộc sống.

4. Tình trạng thể chất, tinh thần

Khi chúng ta tham gia một cuộc nói chuyện, có thể sức khỏe bạn không được tốt lắm như bạn đang bị cảm, hoặc ốm…

Vì trong người bạn mệt mỏi thì bạn cũng không muốn nghe ai nói gì cả, lúc này bạn chỉ muốn nghỉ ngơi, vì thế cuộc nói chuyện sẽ không đi đến hiệu quả. Hoặc tinh thần bạn đang kém như có chuyện không vui về gia đình, công việc không tốt…

Trong tình hình đó, nếu bạn không kiểm soát được tâm lý tốt thì rất có thể bạn sẽ làm ảnh hưởng xấu đến các vấn đề mà đối tác nói đến làm cho bạn mất tập trung và lắng nghe không tốt. Đây chính là nguyên nhân tình trạng thể chất và tinh thần.

5. Cuộc hội thoại không hấp dẫn

Nhiều khi chúng ta phải tham gia những cuộc hội thoại mà chúng ta không hề hứng thú với nội dung cuộc hội thoại.

Điều đó khiến cho chúng ta cảm thấy cuộc nói chuyện vô nghĩa, nhưng chúng ta vẫn phải nghe có thể là do phép lịch sự hay một lý do nào khác. Đây chính là một nguyên nhân gây kém hiệu quả khi lắng nghe.

6. Nguyên nhân ngoại cảnh

Ngoài những nguyên nhân gây giảm hiệu quả của việc lắng nghe kém hiệu quả trên, chúng ta còn có một số nguyên nhân khác:

Tiếng ồn

Tiếng ồn là một nguyên nhân lắng nghe kém hiệu quả khác. Giống như lúc bạn đang nghe điện thoại khi đang đi bộ trên vỉa hè đường, mà khung đường đó đang tắc, tiếng còi xe inh ỏi khiến cho bạn không thể nghe được đầu dây bên kia điện thoại nói gì. Đây chính là nguyên nhân gây giảm hiệu quả lắng nghe. 

tiếng ồn

Nhiều cuộc trò chuyện cùng một lúc

Tiếp theo là có nhiều cuộc trò chuyện cùng một lúc. Đôi lúc chúng ta phải cùng nghe nhiều người nói một lúc mà mỗi người nói một việc khác nhau khiến cho bạn không thể tập chung được.

Điều đó khiến cho bạn sao nhãng trong cuộc trò chuyện và làm giảm hiệu quả cuộc nói chuyện.

Nhiều yếu tố khác

Cuối cùng là nguyên nhân bị phân tâm bởi nhiều yếu tố khác. Ví dụ như bạn đang tập chung nghe cô giáo giảng bài, nhưng bạn học bên cạnh bạn đang làm việc riêng khiến cho bạn không thể tập chung vào bài giảng được, nó khiến cho bạn không thể tập chung vào lắng nghe cô giáo giảng bài được.

Tóm lại, chúng ta đã biết được các nguyên nhân lắng nghe kém hiệu quả, từ đó chúng ta sẽ cải thiện được kỹ năng lắng nghe của mình và giúp bạn nhanh hơn đi đến thành công.

Xem thêm: Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hàng ngày