Bất cứ khi nào bản tin buổi tối có chuyện về một vụ bắt cóc trẻ em hoặc thanh thiếu niên, thì viễn cảnh đáng sợ đó lại khiến các bậc cha mẹ trên cả nước đều cảm thấy lo lắng. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là hầu hết trẻ em đều trải qua thời thơ ấu một cách an toàn.
Một trong những thách thức của là cha mẹ dạy cho con trẻ biết thận trọng nhưng không làm chúng sợ hãi hay lo lắng. Mặc dù một số nguy hiểm thật sự tồn tại, bạn giảm khả năng con bạn bị bắt cóc.
Thực tế về nạn bắt cóc trẻ em
Những tình tiết xung quanh vụ bắt cóc trẻ em thường khác khá nhiều so với những gì thể hiện trong các chương trình TV và phim ảnh.
Dưới đây là một số thực tế về việc bắt cóc trẻ em:
- Hầu hết trẻ được báo cáo mất tích đã bỏ nhà đi hoặc đã có một sự hiểu lầm với cha mẹ về nơi họ được cho là đến đó.
- Trong số các trẻ em và thanh thiếu niên thực sự bị bắt cóc, hầu hết đều là do một thành viên trong gia đình hoặc một người quen, 25% trẻ em bị bắt cóc bởi người lạ.
- Hầu như tất cả các trẻ em bị bắt cóc bởi người lạ đều do đàn ông thực hiện, và khoảng 2/3 vụ bắt cóc do người lạ liên quan đến các bé gái.
- Hầu hết trẻ em bị bắt cóc ở độ tuổi thiếu niên.
- Trẻ hiếm khi bị bắt cóc từ khuôn viên trường học.
Chiến lược ngăn ngừa bắt cóc
Nhiều trường hợp bắt cóc có thể được giải quyết dễ dàng hơn nữa nếu cha mẹ có thể cung cấp một số thông tin then chốt về con của họ, chẳng hạn như: chiều cao, trọng lượng và một tấm hình rõ ràng gần nhất.
Những chiến lược này có thể có ích:
- Đảm bảo các tài liệu thông tin về bé được giữ ngăn nắp.
- Có những bức ảnh như hình thẻ của con bạn trong vòng 6 tháng gần nhất cùng với dấu vân tay của bé. Nhiều sở cảnh sát địa phương có tài trợ chương trình dấu vân tay.
- Giữ cập nhật hồ sơ y tế & nha khoa của con bạn.
- Coi an toàn trực tuyến là ưu tiên hàng đầu. Internet là một công cụ tuyệt vời nhưng nó cũng là nơi cho nhiều kẻ xấu săn tìm trẻ em. Hãy trông chừng các hoạt động trên Internet của con trẻ và phòng chat “bạn bè”, và nhắc nhở trẻ đừng bao giờ cung cấp thông tin cá nhân. Tránh đăng các thông tin nhận dạng hoặc hình ảnh của con bạn lên mạng.
- Xác lập giới hạn về nơi con của bạn có thể đến. Giám sát trẻ ở những nơi như trung tâm mua sắm, rạp chiếu phim, công viên, nhà tắm công cộng, hoặc khi đến từng nhà một quyên góp.
- Không bao giờ để trẻ một mình trong một chiếc xe hơi hoặc xe đẩy, thậm chí chỉ trong một phút.
- Chọn người chăm sóc giữ trẻ, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, và vú em – một cách cẩn thận và kiểm tra hồ sơ nhân thân của họ. Nếu bạn đã thu xếp với một người nào đó để đón con của bạn ở trường hoặc chăm sóc ban ngày, hãy thảo luận sự sắp xếp trước với con bạn và với trường hoặc trung tâm chăm sóc và giám sát trẻ em.
- Tránh cho con của bạn mặc quần áo có tên đính kèm – trẻ em có xu hướng tin tưởng người lớn biết tên của chúng.
Nói với trẻ về người lạ
Thường xuyên trò chuyện với con bạn về sự an toàn. Dạy bé những điều cơ bản về cách để tránh và thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Dạy bé:
- Không bao giờ nhận kẹo hoặc quà tặng từ một người lạ.
- Không bao giờ đi bất cứ nơi đâu với người lạ, ngay cả khi điều đó có vẻ thú vị. Kẻ xấu có thể dụ dỗ trẻ em với những đề nghị như “Bé có thể giúp tôi tìm con chó con bị lạc của tôi không?” hoặc “Cháu có muốn xem mấy con mèo con dễ thương trong xe của tôi không?” Nhắc con bạn nhớ rằng những người lớn mà bé không quen biết thì sẽ không bao giờ nên yêu cầu bé giúp đỡ hay làm điều gì đó cho họ.
- Chạy đi và la toáng lên nếu ai đó đi theo hoặc cố ép bé vào xe hơi.
- Từ chối bất cứ ai cố buộc bé phải làm điều gì đó mà bạn đã từng dạy bé là sai hay chạm vào bé theo cách khiến bé cảm thấy không thoải mái.
- Luôn kể cho bạn hoặc một người lớn tin cậy khác biết nếu một người lạ hỏi bé những câu hỏi cá nhân, phơi bày bản thân mình, hoặc làm cho bé cảm thấy khó chịu. Trấn an trẻ rằng hãy yên tâm báo cho bạn biết ngay cả khi người đó bắt trẻ hứa không kể cho ai nghe hoặc đe dọa trẻ theo cách nào đó.
- Luôn xin phép cha mẹ khi ra khỏi nhà, sân, hoặc khu vui chơi hoặc để đi đến nhà của ai đó.
Cũng ghi nhớ những lời khuyên này:
- Đảm bảo trẻ nhỏ hơn biết tên của mình, địa chỉ, số điện thoại bao gồm mã vùng, và ai để gọi trong trường hợp khẩn cấp. Chỉ bé cách sử dụng 113 hoặc số điện thoại khẩn cấp của địa phương. Thảo luận với trẻ phải làm gì nếu mình bị lạc ở nơi công cộng hoặc các cửa hàng – hầu hết các nơi đều có những thủ tục khẩn cấp để xử lý trẻ em bị lạc. Nhắc nhở bé rằng chúng không bao giờ nên đi đến bãi đậu xe để tìm kiếm bạn. Hướng dẫn trẻ để nhờ một nhân viên thu ngân giúp đỡ hoặc đứng gần sổ đăng ký hoặc phía trước tòa nhà cách xa cửa ra vào
- Chỉ cho trẻ nhà bạn bè láng giềng xung quanh, nơi mà trẻ có thể tới trong trường hợp có rắc rối.
- Hãy chắc chắn con của bạn biết xe hơi của ai bé có thể vào và xe nào không. Dạy bé tránh xa khỏi bất cứ chiếc xe nào đi theo bên cạnh bé và được điều khiển bởi một người lạ, ngay cả khi người đó có vẻ như đang bị lạc hoặc bối rối. Đặt ra mật khẩu cho người chăm sóc trẻ ngoại trừ cha mẹ và nhắc con của bạn không bao giờ kể cho bất kỳ ai biết mật khẩu. Dạy bé không cùng đi bất kỳ không quen biết hoặc với bất cứ ai không biết mật khẩu.
- Nếu con bạn đủ tuổi ở nhà một mình, chắc chắn rằng bé luôn khóa cửa và không bao giờ nói cho bất cứ ai gõ cửa hoặc gọi điện thoại đến là bé đang ở nhà một mình.
Nếu con bạn bị bắt cóc
Vì một vài giờ đầu tiên là quan trọng nhất trong các trường hợp trẻ mất tích, điều quan trọng là cung cấp cho cảnh sát thông tin về con của bạn ngay lập tức.
Nếu con bạn đã bị bắt cóc, hãy liên hệ với cảnh sát địa phương ngay lập tức. Họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp một hình ảnh gần đây nhất của con bạn và có thể sẽ hỏi bạn nhiều câu hỏi về thời gian và địa điểm lần cuối bạn nhìn thấy con mình và quần áo con bạn đang mặc.
Sau khi thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền, hãy cố gắng giữ bình tĩnh. Bạn sẽ có thể nhớ chi tiết về sự biến mất của con mình dễ dàng hơn nếu bạn vẫn còn suy nghĩ tỉnh táo và logic.