Lập kế hoạch sinh nở (Phần 2)

lập bảng kế hoạch sinh nở
lập bảng kế hoạch sinh nở

Lập kế hoạch sinh nở – Lựa chọn sinh nở khác

Không khí trong khi chuyển dạ và sinh nở

Nhiều bệnh viện và trung tâm hỗ trợ sinh sản hiện đã cho thai phụ có thể lựa chọn không khí trong lúc sinh nở. Nên để một số câu hỏi sau trong khi lập kế hoạch sinh nở của bạn:

Bạn có muốn nhạc và ánh sáng dịu nhẹ không?

Còn việc thoải mái đi dạo trong khi chuyển dạ thì sao?

Bạn có muốn có bồn tắm nước nóng?

Nếu được thì bạn có muốn ăn hoặc uống trong lúc chuyển dạ không?

Bạn có thể yêu cầu những thứ có thể giúp cho bạn cảm thấy thoải mái nhất – từ việc quần áo để mặc đến việc liệu có thể có đầu máy video hay máy nghe nhạc DVD trong phòng của bạn được không.

Các thủ tục trong khi chuyển dạ

Nhiều bệnh viện đã từng thực hiện các thủ tục này giống nhau cho tất cả các thai phụ đang chuyển dạ, nhưng nhiều bệnh viện hiện đã linh hoạt cách xử lý đối với bệnh nhân. Một số ví dụ như sau:

  • Sử dụng dụng cụ thụt rửa: Được dùng để làm sạch ruột. Hiện bạn có thể lựa chọn cách tự thụt rửa hay là bỏ qua hoàn toàn giai đoạn này.
  • Dùng thuốc giục sanh: Đôi khi chuyển dạ cũng có thể cần phải được giục sanh vì một số lý do y học nào đó. Nhưng cũng có lúc bác sĩ sẽ cho thai phụ có quyền lựa chọn hỗ trợ để thúc đẩy quá trình sinh nở trở nên nhanh hơn, hoặc làm cho giai đoạn chuyển dạ kéo dài thêm một chút để tự hoàn thành quá trình sinh nở ấy.
  • Cạo lông vùng xương mu: Người ta không còn thực hiện công việc vệ sinh này nữa trừ phi thai phụ yêu cầu.

Ngoài ra cũng còn một số thủ tục khác mà bạn có thể liệt kê thêm trong kế hoạch sinh nở của mình là yêu cầu theo dõi thai, thiết bị hỗ trợ thêm cho sinh nở trong phòng, và bao lâu thì bạn được khám bên trong một lần trong khi chuyển dạ.

Giảm đau

Điều này quan trọng đối với hầu hết thai phụ và chắc chắn đây cũng là điều mà bạn được quyền yêu cầu. Bên cạnh đó bạn cũng nên thảo luận phương pháp giảm đau một cách cẩn thận với bác sĩ của mình.

Một số thai phụ đổi ý về cách thức giảm đau trong khi chuyển dạ. Bạn cũng nên biết những hình thức giảm đau có thể lựa chọn như xoa bóp, thư giãn, hít thở, và tắm nước nóng trong bồn. Nên biết các quyền lựa chọn của mình và nói những mong muốn của mình cho bác sĩ biết.

Một vài lựa chọn sinh nở

Tư thế khi sinh nở

Bạn có thể thử nhiều tư thế trong khi chuyển dạ, như tư thế cổ điển nằm tựa phân nửa người hai chân đặt vào bàn đạp như bạn đã từng thấy trên phim ảnh.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể chọn một tư thế khác chẳng hạn như nằm nghiêng một bên, ngồi xổm, đứng, hoặc chỉ cần đứng ở một tư thế nào đó đều cảm thấy ổn vào lúc này.

Rạch tầng sinh môn

Khi cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn – tầng sinh môn là vùng da giữa âm đạo và lỗ hậu môn – được cắt một phần để làm cho quá trình sinh nở trở nên dễ dàng hơn).

Bạn có thể rạch tầng sinh môn nếu có nguy cơ bị rách tầng sinh môn hoặc trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nếu được lựa chọn thì bạn có thể thảo luận mong muốn của mình với bác sĩ nhé.

Sinh nở có hỗ trợ

Nếu trẻ bị kẹt trong đường sinh thì bạn phải cần đến phương pháp hỗ trợ sinh nở (tức là phải sử dụng kẹp thai hoặc hoặc hút thai) có lẽ là điều cần thiết.

Mổ bắt con

Bạn có thể không muốn nghĩ tới chuyện này nhưng nếu phải mổ bắt con thì bạn cũng cần nên cân nhắc một vài điều.

Nếu được thì bạn có muốn chồng mình có mặt không?

Nếu được chọn thì bạn muốn mình tỉnh táo hay mê (bất tỉnh)?

Còn chuyện nhìn thấy mặt con – bạn có muốn nhìn thấy con ra đời không?

Sau khi sinh

Quyết định thời gian ngay sau khi sinh gồm:

  • Chồng bạn có muốn cắt dây rốn cho con không?
  • Chồng bạn có muốn bế con khi bé ra đời?
  • Bạn muốn tiếp xúc với con liền tức khắc, hay muốn con được tắm trước đã?
  • Bạn muốn thực hiện việc làm bong nhau thai như thế nào? Bạn có muốn giữ nhau thai lại hay không?
  • Bạn có muốn cho con bú liền ngay hay không?
Sau khi sinh

Nói ra những mong muốn

Kế hoạch sinh nở là sáng kiến khá mới mẻ, và bác sĩ hoặc y tá – nữ hộ sinh có thể không cảm thấy hoàn toàn thoải mái với việc này. Vì vậy, bạn nên đảm bảo nói một cách rõ ràng rằng bạn dự định lên kế hoạch sinh nở.

Bạn nên cho bác sĩ biết lý do bạn làm như vậy – không phải bởi bạn không tin tưởng họ, mà là giúp đảm bảo sự hợp tác và để giải quyết những tình huống bất ổn có thể xảy ra. Nếu bác sĩ có vẻ khó chịu hoặc không thích ý tưởng về kế hoạch sinh nở của bạn thì bạn có thể cần nên cân nhắc lại liệu đây có phải là bác sĩ thích hợp với mình hay không.

Lập kế hoạch sinh nở

– Bí quyết lập kế hoạch

Bạn có thể dùng nhiều nguồn trực tuyến để tạo một bảng hoặc bạn có thể tự lập riêng một bảng của mình. Dưới đây là một số bí quyết:

  • Bạn nên thực hiện bảng kế hoạch sinh nở của mình giống như một danh sách các yêu cầu hoặc một kịch bản tối ưu. Những cụm từ chẳng hạn như “Tôi thích” và “nếu cần thiết về mặt y học” sẽ giúp cho bác sĩ và những người chăm sóc cho bạn biết rằng bạn hiểu họ có thể thay đổi kế hoạch sinh nở của bạn.
  • Bạn cũng nên nghĩ về người khác sẽ sử dụng đến nó – nhân viên bệnh viện có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu bạn gọi là “những điều mong muốn khi sinh nở” hơn là “kế hoạch sinh nở”, có thể như thể bạn đang cố dạy cho họ cách làm việc vậy.
  • Bạn nên cố tỏ ra tích cực (“chúng tôi hy vọng”) ngược với tiêu cực (“tuyệt đối không bao giờ”).

Khi bạn đã lập được kế hoạch sinh nở thì nên sắp xếp thời gian để giải thích rõ với bác sĩ hoặc y tá – nữ hộ sinh. Nên tìm hiểu và thảo luận điểm nào bạn đồng ý hoặc không đồng ý.

– Xem lại kế hoạch (nhiều lần)

Trong suốt thai kỳ, bạn nên thường xuyên cùng chồng xem lại kế hoạch sinh nở để đảm bảo bảng kế hoạch này vẫn còn phù hợp với mong muốn của cả hai người.

Bạn nên cố gắng làm cho bảng kế hoạch sinh nở của mình càng đơn giản càng tốt – tốt nhất là nên dưới 2 trang – và liệt kê chúng theo mức độ quan trọng.

– Sao chép ra nhiều bản

Bạn cũng cần nên sao chép một vài bảng kế hoạch này: một cho bạn, một cho bác sĩ hoặc y tá-nữ hộ sinh, và một cho chồng mình. Và nên mang thêm một vài bảng sao trong túi đi sinh của mình, nhất là nếu bác sĩ của bạn không trực khi bạn sinh con.

Mặc dù không thể kiểm soát được hết tất cả mọi thứ xảy ra với mình trong lúc sinh con, nhưng bạn có thể đóng vai trò quyết định về cả cơ thể mình lẫn con. Một bảng kế hoạch sinh nở thấu đáo, kỹ lưỡng sẽ có thể giúp bạn làm được điều đó.

Xem thêm: Lập kế hoạch sinh nở (Phần 1)