Làm thế nào để vệ sinh cá nhân cho người bệnh

vệ sinh cho người bệnh

Vệ sinh cá nhân cho người bệnh không phải là việc đơn giản nếu như bạn không được hướng dẫn phương pháp thực hiện. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ những cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh khoa học và hiệu quả, giúp người chăm sóc giảm bớt gánh nặng.

Cách vệ sinh răng miệng

Không phải người bệnh nào cũng có thể tự mình vệ sinh răng miệng mỗi ngày, vì vậy cần đến sự giúp đỡ của người chăm sóc. Vệ sinh răng miệng hàng ngày rất quan trọng giúp tránh được các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng, viêm lợi, nướu,…

Để giúp người bệnh vệ sinh răng miệng, cách làm như sau:

  • Bạn nên dùng bàn chải có đầu lông mảnh, mềm để tránh làm chảy máu chân răng.
  • Cho người bệnh sử dụng nước súc miệng vào mỗi sáng để tăng hiệu quả làm sạch toàn khoang miệng cũng như những vùng mà bàn chải đánh răng không tới. 
  • Sau mỗi bữa ăn, nên cho người bệnh uống nước nhiều để tráng miệng và dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn thừa gây khó chịu, nguyên nhân hình thành sâu răng. 
  • Lưu ý, khi vệ sinh cá nhân cho người bệnh đặc biệt là vùng răng miệng bạn nên dùng lực nhẹ nhàng cũng như rửa tay mình sạch sẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho họ do vi khuẩn bám trên tay.

Cách tắm rửa hàng ngày cho người bệnh

Việc tắm cho người bệnh hàng ngày giúp giữ da luôn sạch sẽ, tránh được các bệnh về da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, hỗ trợ bài tiết qua da tốt hơn.

Nên tắm cho người bệnh ở phòng kín gió để tránh bị cảm lạnh, đồng thời chuẩn bị những vật dụng cần thiết trước khi tắm như quần áo sạch để thay cho người bệnh, chậu tắm, ghế, xà bông tắm, dầu gội,…Việc chuẩn bị trước sẽ rút ngắn thời gian tắm, giúp người bệnh tránh bị nhiễm lạnh do ngâm nước lâu. 

vệ sinh cho người bệnh

Tắm là một trong những khâu vệ sinh cá nhân cho người bệnh khó nhất vì đòi hỏi sự khéo léo, nhẫn nại vì đôi khi người bệnh sẽ không chịu hợp tác. Vì thế, bạn nên tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, có thể dùng sáp thơm trong phòng tắm để họ cảm thấy thư giãn, dễ chịu hơn. 

  • Khi tắm nên sử dụng nước ấm, thao tác nhẹ nhàng lau từ vùng mặt, xuống cổ và tai.
  •  Sau đó rửa tay từ cánh tay lau ra phía ngoài, lau kỹ phần nách, bàn tay và ngón tay vì đó là những nơi dễ tích tụ mồ hôi. 
  • Tắm cho phần chân cũng tương tự nên lưu ý tắm kỹ phần bẹn, bàn chân và ngón chân. 
  • Dùng xà bông thoa đều toàn bộ phần lưng, ngực, bụng rồi dùng nước ấm rửa sạch và lau lại bằng khăn mềm. 
  • Ngoài ra, nên gội đầu 2-3 lần mỗi tuần để da đầu người bệnh sạch sẽ, không bị nấm ngứa gây khó chịu.

Cách vệ sinh cá nhân cho người bệnh sau khi đi vệ sinh

Sau khi người bệnh đi đại tiện hoặc tiểu tiện bạn nên giúp họ vệ sinh sạch sẽ để tránh bị viêm nhiễm do vi khuẩn. Việc này nên được thực hiện một cách chu đáo, giúp người bệnh luôn cảm thấy sạch sẽ, thoải mái dễ chịu góp phần tạo sự lạc quan cho họ chiến đấu với bệnh tật.

Đối với trường hợp sau khi người bệnh đi đại tiện, bạn nên vệ sinh cho họ như sau:

  • Dùng nước sạch rửa sạch vùng hậu môn và xung quanh.
  • Sau đó lấy khăn mềm, dùng riêng để lau khô cho người bệnh.
  • Nếu quần áo người bệnh bị dính bẩn, nên thay cho họ đồ mới sạch sẽ.

Việc vệ sinh cá nhân cho người bệnh sau khi tiểu tiện cũng tương tự, bạn có thể dùng nước rửa sạch lại và lau khô hoặc có thể dùng giấy mềm để thấm khô. Nên dùng tã cho những người bệnh gặp vấn đề về bài tiết, khả năng đi lại yếu hoặc đang trong quá trình phục hồi vật lý trị liệu sau phẫu thuật.

Xem thêm: Cách vệ sinh dành cho người tàn tật