Bám ti là gì?
Bám ti là cách một đứa bé bám vào ngực mẹ khi được cho bú. Cách con bạn bám ti thực sự quan trọng hơn cách bạn ôm bé.
Theo các chuyên gia, bám ti tốt là khi phần dưới của quầng vú của bạn nằm trong miệng bé và núm vú của bạn nằm sâu trong miệng bé, nơi mềm mại và đàn hồi nhất.
Bé sẽ bám ti nông hoặc không tốt khi không ngậm đủ ngực mẹ trong miệng. Bám ti nông sẽ khiến da núm vú vốn đã nhạy cảm của bạn bị ép sát vào xương ở phần trên của miệng bé. Điều này có thể khiến núm vú bị đau, nứt nẻ và chảy máu.
Vậy làm cách nào để biết biết liệu bé có đang bám ti tốt hay không? Những hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi này.

Kiểm tra tư thế của bạn
Cả bạn và bé cần phải được thoải mái trong quá trình cho bú. Dẫu bạn cần phải luyện tập nhiều để giúp bé bám ti tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn lúc nào cũng phải vất vả để có được tư thế đúng khi cho con bú.
Bạn chỉ có thể biết được tư thế nào tốt nhất cho bạn và bé thông qua thử nghiệm và sai lầm. Nhưng dù bạn có cho con bú ở tư thế nào đi nữa thì bạn cần phải được thoải mái với bé ôm sát vào bạn bụng chạm bụng để bé không phải quay đầu qua một bên.
Bạn không chắc chắc con mình có ở tư thế đúng chưa? Hãy thử ba mẹo dưới đây:
- Tìm rốn của con bạn: Nếu bạn có thể nhìn thấy rốn của bé khi bé bám ti, điều đó có nghĩa là con bạn đang ở tư thế không thoải mái. Hãy quay cơ thể bé hướng vào trong một chút để rốn của bé hướng thẳng về phía bạn.
- Nhìn xung quanh: Nếu bạn có thể trò chuyện và sử dụng tay mà không cần phải tập trung vào việc giữ tư thế thì đó là một tư thế giúp bé bám ti tốt.
- Kiểm tra núm vú của bạn: Sự nhạy cảm của da núm vú và ngực giúp ngực bạn “tương tác” với bé và biết được bé cần bao nhiêu sữa. Khi bé bám ti tốt, phần dưới của quầng vú cũng nằm trong miệng bé. Bám ti nông, tuy không gây đau ngay lập tức, sẽ khiến bạn đau đớn sau này. Và bé cũng phải vất vả hơn trong việc bú nếu bám ti nông.
Bạn không chắc chắc con mình có bám ti quá nông không? Hãy thử hai mẹo dưới đây:
- Bạn có bị đau không? Nếu cơn đau kéo dài hơn vài giây, có khả năng con bạn đang bám ti quá nông. Nhẹ nhàng ngừng cho bé bú bằng cách đặt một ngón tay sạch và miệng bé và giúp bé bám ti lại.
- Núm vú của bạn thế nào? Khi bé ngừng bám ti, hãy nhìn xuống. Nếu núm vú bạn không thay đổi hoặc chỉ dài hơn một chút có nghĩa là bé đã bám ti tốt. Núm vú bị đau hoặc cảm giác như bị nhéo là một dấu hiệu cho thấy bé bám ti không tốt.
Con tôi có thể bị dính thắng lưỡi không?
Đôi khi, lưỡi của con bạn có thể bị dính vào đáy miệng bởi một dải mô và bé không thể mở miệng đủ rộng để có thể bám ti tốt. Kiểm tra dính thắng lưỡi không phải là một bài kiểm tra trẻ sơ sinh tiêu chuẩn.
Nếu con bạn không bám ti tốt hoặc không tăng cân, hãy đến gặp bác sĩ và hỏi về vấn đề này. May mắn thay, dính thắng lưỡi có thể được chữa trị rất đơn giản. Một khi bé đã không còn bị dính thắng lưỡi, việc bú sữa của bé sẽ được cải thiện ngay lập tức.
Kiểm tra độ thoải mái của bạn
– Trong khi cho bú
Một chút khó chịu lúc đầu là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu con bạn đã bám ti được một vài giây và bạn vẫn bị đau, đó là một dấu hiệu không tốt.
Hãy tách rời bé ra, kiểm tra tư thế của bạn, và thử lại. Con bạn cần bám ti tốt để có thể bú đủ sữa, và bạn cần bé bám ti tốt để tối thiểu hóa sự không thoải mái của mình.
– Giữa các lần cho bú
Đôi khi bạn có thể cảm thấy ngực đầy hơn khi đến giờ cho bú. Một vài bà mẹ có thể cảm thấy ngứa trong ngực khi nghĩ về con mình hoặc nghe một đứa trẻ nào đó khóc. Bạn thậm chí có thể bị chảy sữa giữa các lần cho bú.
Đây là những dấu hiệu rất bình thường. Nhưng nếu ngực bạn cảm thấy đau, ngức, nóng ran, hoặc bạn cảm thấy có một u cứng trong ngực, hãy gọi điện cho bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đã bị viêm vú. Cho dù được chẩn đoán như thế nào đi nữa, hãy cứ tiếp tục cho con bú. Vì sao? Việc tiếp tục cho con bú sẽ giữ cho dòng sữa chảy qua ngực, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.
Đôi khi, ngay cả khi bạn đã làm mọi thứ có thể và bé đã bám ti tốt, bạn vẫn có thể cảm thấy đau. Hãy nhớ rằng đau là một dấu hiệu cần cảnh giác. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn ngay lập tức bạn nhé!