Tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp duy nhất của trẻ, để cho mọi người xung quanh biết mình đang cần gì. Tuy nhiên có loại khóc ở trẻ khiến bố mẹ lo lắng đó là khóc dạ đề. Vậy khóc dạ đề là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Khóc dạ đề là gì?
Khóc dạ đề (khóc colic) là tình trạng quấy khóc thường xuyên, dữ dội, kéo dài không rõ nguyên nhân ở những em bé khoẻ mạnh. Trẻ thường khóc trên 3 giờ mỗi ngày và trên 3 ngày mỗi tuần và kéo dài hơn 3 tuần. Cơn khóc colic không hoàn toàn liên quan gì tới các sự việc diễn ra trước đó.
Con đang ăn, đang vui chơi, thậm chí đang ngủ thì trẻ đột ngột khóc. Các cơn khóc colic bắt đầu và kết thúc một cách đột ngột.
Các đợi khóc có thể diễn ra cả ngày nhưng thường diễn ra vào buổi tối và không thể nào dỗ hay làm dịu bé được. Kèm theo khóc, trẻ la hét, duỗi thẳng chân (hoặc có một số trẻ co chân lên), bụng của trẻ trướng lên. Cơn khóc colic chỉ sẽ lui đi khi mà xuất hiện 1 cơn nhu động ruột, hoặc trẻ xì hơi.
Khóc dạ đề xuất hiện ở trẻ ở tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 và nặng nhất lúc trẻ được 6 tuần tuổi, giảm dần ở 6 tháng tuổi.
Nguyên nhân gây ra khóc dạ đề
Nguyên nhân của khóc dạ đề ở trẻ hiện nay vẫn chưa được các chuyên gia chỉ ra rõ ràng. Tuy nhiên có một số nguyên nhân có thể gây ra khóc dạ đề dưới đây:
– Các cơn nhu động ruột bất thường ở trẻ
Trẻ dưới 6 tháng tuổi thường sẽ có các cơn nhu động ruột diễn ra một khoảng thời gian trong ngày, tuy nhiên có những cơn nhu động ruột diễn ra bất thường, khiến trẻ đau quặn và khóc.
Các cơn nhu động ruột bất thường này thường diễn ra vào ban đêm, nên các bé khóc dạ đề ban đêm khá phổ biến.
– Trẻ chưa thích nghi với môi trường sống mới bên ngoài
Khi chưa sinh trẻ ở trong bụng mẹ được bao bọc trong không gian kín, tĩnh lặng, an toàn. Nhưng khi con ra ngoài ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ môi trường,…khiến trẻ chưa quen, đây có thể là nguyên nhân gây ra khóc dạ đề ở trẻ.
– Cho bé vui chơi quá trớn hoặc ăn nhiều trước khi ngủ
Trước khi con đi ngủ bố mẹ để cho con vui chơi quá nhiều, làm cho hệ thần kinh của trẻ bị kích thích, lúc này khi đi ngủ khiến bé sẽ không được sâu giấc.
fcTrước thời gian cho con ngủ mẹ cho bé ăn quá no cũng là nguyên nhân gây ra khóc dạ đề ở trẻ.
– Trào ngược dạ dày thực quản
Khi em bé mới sinh, các cơ chưa hoàn chỉnh, dạ dày còn nằm ngang, nên trẻ hay gặp tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý. Tuy nhiên nếu em bé bị trào ngược nhiều làm con bị đau rát ở thực quản, dẫn tới khó chịu và khóc.
– Hệ thần kinh của bé chưa hoàn chỉnh
Bé mới chào đời hệ thần kinh phát triển chưa hoàn chỉnh, đặc biệt mất cân bằng thành kinh giao cảm, làm tăng trương lực cơ, tăng co thắt của các cơ thành ruột, làm cho em bé đau và khó chịu.
– Trẻ bị còi xương thiếu vitamin D
Trẻ bị còi xương thiếu vitamin D, canxi thì tình trạng khóc dạ đề cũng tăng lên. Ngoài ra sự thay đổi vi khuẩn đường ruột làm cho em bé khó chịu và quấy khóc.
Hậu quả của khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
– Gây ra stress cho bố mẹ
Khóc dạ đề không gây ra những vấn đề sức khỏe ngắn hạn, dài hạn cho trẻ. Tuy nhiên khóc dạ đề có thể gây stress cho bố mẹ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên quan giữa khóc dạ đề ở trẻ với các vấn đề sức khỏe của bố mẹ.
Khóc dạ đề ở trẻ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh của bà mẹ, tăng tỉ lệ ngưng cho con con bú sớm. Kèm theo đó là cảm xúc tiêu cực thường xuyên xuất hiện ở người mẹ như tội lỗi, bất lực, tức giận. Ngoài ra khi mẹ chăm con mệt mỏi thì sẽ dễ dẫn đến những vấn đề hậu sản khác. Đôi khi trong lúc không kiểm soát được hành động của mình mẹ có thể vô tình đánh con, gây bạo hành cho em bé.
Không chỉ người mẹ mà những người cùng chăm sóc như bố, hoặc bà cũng bị ảnh hưởng căng thẳng, lo lắng…Bố tối trông con khóc đêm, ngày hôm sau đi làm thì dẫn tới mệt mỏi, kiệt sức ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Từ đó cũng ảnh hưởng tới thu nhập gia đình và kéo theo nhiều vấn đề khác.
Khóc dạ đề có nguy hiểm không? Như chia sẻ ở trên khóc dạ đề không ảnh hưởng tới sức khỏe ngắn hạn, cũng như dài hạn của trẻ. Sau một thời gian thì sẽ hết nên bố mẹ hãy bình tĩnh đừng quá lo lắng.
– Phương phát giúp điều trị khóc Colic
Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho khóc colic chỉ có thể chờ triệu chứng đó tự hết. Tuy nhiên có vài hành động mẹ có thể làm để cải thiện tình hình. Liên hệ với bác sĩ để chắc chắn rằng con không đang gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cần phải điều trị.
Hạn chế tối đa thực phẩm chứa hành, cà phê, hay bất kỳ loại thức ăn nào có khả năng gây kích ứng, tạo mùi khó chịu. Vì đôi khi thức ăn cũng là nguyên nhân gây ra sự khó chịu cho trẻ. Ngoài ra bố mẹ có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Sự di chuyển và da áp da với mẹ hoặc bố có thể khiên bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cho trẻ nằm sấp trên đùi bố hoặc mẹ và xoa nhẹ lưng, khiến cho bé cảm thấy thoải mái hơn.
- Quấn bé trong khăn lớn, mỏng để bé cảm thấy an tâm, dễ chịu và dịu cơn khóc hơn.
Bên cạnh đó mẹ cũng cần chú ý đến sức khoẻ của mình. Khi mẹ căng thẳng, khó chịu thì mẹ có thể nhờ các thành viên khác trong gia đình trông giúp và đi tới một phòng khác để nghỉ ngơi. Điều này sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng và nạp lại năng lượng. Khi hiểu khóc dạ đề là gì thì bố mẹ hãy chuẩn bị tâm lý để đương đầu, lúc đó sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
>>> Xem thêm: Tất tần tật cách chữa khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Tình trạng khóc dạ đề (colic) như thế nào thì phải cần đi thăm khám ở các cơ sở y tế.
Khi em bé có triệu chứng khóc dạ đề thì điều đầu tiên là mẹ hãy loại trừ các nguyên nhân bệnh lý. Kiểm tra xem em bé có bị sốt, bị viêm, hoặc có tổn thương nào không. Tiếp theo kiểm tra tã, xem có bị ẩm ướt hay không, em bé có bị đói hay có ăn quá no, bị đầy hơi. Hoặc nếu nghi ngờ em bé bị dị ứng sữa thì mẹ thử tạm thời thay bằng sữa thuỷ phân.
Ngoài ra bố mẹ hãy bế em bé áp vào lòng để em bé cảm thấy an toàn, hoặc massage để các cơ của con được thư giãn, cảm thấy dễ chịu hơn.
Sau khi kiểm tra các vấn đề trên, thì trong trường hợp dưới đây bố mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế để thăm khám. Trẻ khóc quá nhiều không thể kiềm chế được có thể do colic, hoặc có thể do vấn đề nào đó. Hoặc trường hợp trẻ khóc không thể dỗ, nhưng không có biểu hiện của colic.
Hy vọng với chia sẻ trên thì bố mẹ hiểu được khóc dạ đề là gì? Từ đó bớt hoang mang hơn và có hướng xử lý, cũng như sự chuẩn bị tốt nhất. Tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sẽ kết thúc sau một thời gian, và không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe lâu dài của bé, nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Đặc biệt là mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ của những người thân, để dành thời gian nghỉ ngơi, tránh trầm cảm sau sinh.