Khi bé yêu bị nhiễm trùng tai

bé bị nhiệm trùng tai

Dẫu bố mẹ có cẩn thận, chu đáo đến đâu thì bé yêu cũng sẽ có khả năng bị cảm trong năm đầu đời của mình, và bệnh cảm thường dẫn đến nhiễm trùng tai.

Nếu không được chữa trị đúng cách, nhiễm trùng tai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng hơn, như viêm màng não hoặc mất khả năng nghe.

bé bị nhiệm trùng tai

Viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa thường xảy ra khi một cơn cảm làm sưng vòi nhĩ của bé, tạo ra sự tắc nghẽn khiến dịch hoặc nước nhầy tụ lại bên trong tai giữa. Sau đó, điểm tụ này sẽ bị vi khuẩn làm nhiễm trùng. Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ nhỏ vì khả năng miễn dịch của chúng chưa phát triển đầy đủ và vòi nhĩ chưa có khả năng tháo chất dịch khỏi tai giữa hiệu quả.

Viêm tai giữa cấp tinh thường gây đau đớn, sốt và sưng đỏ màng nhĩ,đi kèm với chảy dịch thường xảy ra khi tai giữa không được thoát dịch một cách thích đáng và dịch bị tụ lại bên trong màng nhĩ. Một đứa trẻ có thể sẽ không cảm thấy đau khi bị viêm tai giữa chảy dịch. Cả hai loại viêm tai giữa này đôi khi có thể tự khỏi mà không cần chữa trị.

Cân bằng kháng sinh

Những triệu chứng cấp tính nhất thường giảm đi trong vòng 24 đến 48 tiếng, và trong suốt thời gian này chúng ta có thể giảm đau cho bé bằng paracetamol hoặc ibuprofen và chườm nóng. Các bác sĩ sẽ không kê đơn thuốc kháng sinh cho những trường hợp nhiễm trùng nhẹ vì không có bằng chứng nào chứng minh rằng kháng sinh có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục hoặc giúp giảm nguy cơ biến chứng.

Tuy nhiên, kháng sinh có thể được sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc khi triệu chứng trở nên xấu đi. Hãy đảm bảo cho bé uống khánh sinh đầy đủ theo đúng đơn thuốc, nếu không nhiễm trùng sẽ tiếp tục duy trì, và con bạn có thể sẽ cần thêm một liều kháng sinh bổ sung nữa, hoặc cũng có thể là một loại kháng sinh.

Những trường hợp tái phát

Vậy, bạn nên làm gì nếu con bạn lại tiếp tục bị nhiễm trùng tai hoặc cách chữa trị không có tác dụng? Nếu một đứa trẻ bị tụ dịch liên tục trong một vài tháng, hoặc bị tái phát và nhiễm trùng nặng hơn thì bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những lựa chọn khác.

Tụ dịch liên tục sẽ khiến mãng nhĩ của bé không thể cứ động tới lui một cách hợp lý và có thể gây khó khăn về nghe. Mặc dù sự mất khả năng nghe này thường chỉ là tạm thời, nhưng nó vẫn là một vấn đề lớn đối với những trẻ nhỏ đang trong quá trình học ngôn ngữ.

Khi kháng sinh không đủ, lời khuyên thường thấy nhất là cho trẻ tiến hành một ca phẫu thuật ngoại trú. Những ống nhỏ, thường được gọi là ống thông tai, sẽ được cho vào tai bé thông qua màng nhĩ để giúp thoát dịch tốt hơn. Trong hầu hết các trường hợp, quy trình này sẽ giúp giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng tai.

Những ống này sẽ tự rơi ra trong 6 đến 18 tháng, khi mà lỗ rạch màng nhĩ đóng lại. Tuy nhiên, trong khoảng 1% các trường hợp, lỗ rạch này không thể tự đóng lại, đòi hỏi bác sĩ phải thực hiện một ca phẫu thuật khác để vá nó lại.

Những trường hợp tái phát nhiễm trùng tai

Phòng tránh nhiễm trùng tai từ đầu

Nhà trẻ, nơi mà bé thường xuyên tiếp xúc với nhiều bé khác, thường là nguồn lây truyền nhiễm trùng tai.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng bố mẹ nên gửi bé ở những nhà trẻ có số lượng trẻ ít hơn.

Những biện pháp khác giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng tai bao gồm:

  • Cho bé bú sữa mẹ sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ thống miễn dịch và sử dụng một cơ chế nuốt cũng tránh tạo cơ hội cho sữa vào vòi nhĩ của bé. Ngoài ra, sữa mẹ cũng ít gây khó chịu cho mô tai giữa hơn.
  • Đừng cho bé bú bình khi đang nằm, điều này sẽ khiến một lượng nhỏ sữa công thức vào vòi nhĩ của bé và gây tắc nghẽn.
  • Tuyệt đối tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.

May mắn thay, nhiễm trùng tai thường khỏi rất sớm. Trường hợp nhiễm trùng tai nghiêm trọng nhất thường kéo dài từ 6 đến 18 tháng. Vì cấu trúc vòi nhĩ của bé sẽ dần giống người lớn hơn, và hệ thống miễn dịch của bé cũng phát triển hơn, những vấn đề về tai của bé thường biến mất vào thời điểm khi bé được 3 tuổi.