Giúp bé phát triển sự tự tin

giúp trẻ phát triển sự tự tin

Tự tin là một phẩm chất rất quan trọng của con người. Trong công việc, các mối quan hệ xã hội và những lĩnh vực khác, một người dù có thông minh và tài năng đến đâu mà thiếu lòng tư tin thì cũng khó có thể thành công. Và những năm đầu đời chính là khoảng thời gian hình thành nên sự tự tin của bé.

giúp trẻ phát triển sự tự tin

Cha mẹ phải làm gì để giúp trẻ phát triển lòng tự tin?

Dù là cha mẹ, bạn vẫn không thể kiểm soát toàn bộ mọi thứ trẻ nhìn thấy, nghe thấy hay suy nghĩ, nhưng bạn có thể góp phần quan trọng xây dựng nhân cách cho bé. Những năm đầu đời của một đứa trẻ giống như tờ giấy trắng. Mọi việc bé được dạy trong những năm này đều khắc sâu vào ấn tượng của bé. Để giúp trẻ tự tin khi trưởng thành, cha mẹ cần rèn luyện để trẻ tự xây dựng lòng tự tin trong những năm đầu đời này.

Những gợi ý sau có thể giúp cha mẹ trẻ phát triển tự tin 

Thể hiện tình cảm với bé

bạn nên thể hiện cho trẻ thấy rằng mình rất thương yêu bé, từ giai đoạn phôi thai đến khi trưởng thành. Một em bé được yêu thương sẽ cảm nhận từ trong tiềm thức rằng mình là người quan trọng và xứng đáng để được yêu thương.

thể hiện tình cảm với bé

Thường xuyên khen ngợi trẻ

Hãy khen bé bất cứ khi nào bé làm tốt điều gì đó. Hãy nói rằng: “Mẹ rất tự hào về con” hay “Con rất  giỏi” hoặc “Con làm tốt lắm”

Đưa ra những lời khen ngợi thực tế và đáng tin

Điều quan trọng nhất khi đưa ra lời khen cho bé là không khiến bé quá tự đắc. Đừng khen ngợi phòng đại như “Con là người giỏi nhất thế giới”. Những lời khen này có thể phản tác dụng.

Bé có thể cảm thấy mình hơn các bạn và ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè, thậm chí trong lâu dài còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự tin của bé.

Đặt mục tiêu cho bé

Hãy cho bé những mục tiêu nho nhỏ để bé cố gắng, ví dụ như tự mặc quần áo, tự đánh răng hay tự dọn đồ chơi.

Những mục tiêu này cần phù hợp với tuổi và khả năng của bé (các mục tiêu không phù hợp sẽ dẫn tới các tác động tiêu cực).

Khi trẻ cố gắng đạt mục tiêu bạn đề ra, bạn có thể giúp trẻ học hỏi, đồng thời khen ngợi mỗi khi bé hoàn thành từng bước (sau khi bé lấy kem đánh răng, khi bé lấy nước…).

Phê bình hành động sai chứ không phải trách mắng trẻ

Khi bé làm điều gì đó sai trái, hãy phê bình hành động mà bé làm, chứ đừng trách mắng bé. Ví dụ, bạn có thể nói: “Bé ngoan không nên làm việc như vậy” thay vì nói “con hư quá!”

Xác nhận cảm xúc của trẻ

Khi trẻ phải chịu đựng những nhận xét tiêu cực từ viên hay bạn bè, bạn cần giúp trẻ xác nhận lại cảm xúc của mình.

Bạn có thể an ủi trẻ như: “Nói như vậy chắc con buồn lắm!”, “Đừng lo, chắc họ nói vậy vì họ không thích con!”.

Chỉ sau khi đứa trẻ tự xác định rằng cảm xúc của mình là đúng, bé mới không cảm thấy tự ti. Sau đó bạn có thể chỉ cho bé thấy những người thích và thường hay khen bé.

Tự hào về con của bạn

Các bậc bố mẹ nên thường xuyên nhớ nói với trẻ rằng bạn rất tự hào khi được làm cha mẹ của trẻ.

Nói những điều tích cực về bé

Bạn nên thường xuyên nói về bé với vẻ tự hào với những người quan trọng của bé (như ông bà, bạn bè, người thân…).

Không bao giờ so sánh trẻ với những đứa trẻ khác

Đừng bao giờ nói rằng: “Sao con không giống bạn Nam hàng xóm?” hay “Con phải ngoan như bạn kìa!”. Khi so sánh như vậy, bạn đang phủ định một sự thật rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất và đặc biệt theo cách của riêng mình.

Hãy cho những người thường xuyên tiếp xúc với bé biết điểm mạnh của bé

Vào đầu năm học mới, hãy nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm của bé và cho họ biết những ưu điểm của bé, hoặc về những kĩ năng mà bé nổi trội hơn so với các bạn cùng lứa. Các giáo viên sẽ có một cái nhìn tích cực hơn và giáo dục bé dựa trên những điểm mạnh này.

Thường xuyên nói với bé rằng bạn yêu thương bé một cách vô điều kiện

Khi bé làm sai, hoặc thất bại trong việc gì đó, hãy nhớ cho bé biết rằng bé rất đặc biệt, và bạn sẽ luôn yêu thương bé dù bất cứ chuyện gì xảy ra.

Chính các bậc phụ huynh cũng cần phải tự tin

Bạn cần tự tin và thể hiện điều đó trước mặt con trẻ. Những bà mẹ thiếu tự tin sẽ khó mà dạy con tính cách này được. Một phụ huynh tốt luôn biết rằng mình không phải người hoàn hảo nhưng biết rõ giá trị bản thân mình, đồng thời cố gắng để phát triển kĩ năng và cải thiện bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *